Các nghiên cứu liên quan đến đề tà

Một phần của tài liệu Ứng xử của người dân với tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động tập kết thu gom rác thải về bãi rác kiêu kỵ trên địa bàn xã kiêu kỵ gia lâm – hà nội (Trang 39 - 42)

Vấn đề ô nhiễm môi trường là vấn đề được quan tâm khá nhiều trong thời gian gần đây. Nguyên nhân là con người đang đứng trước những thảm họa rất lớn với hiện tượng này. Và ngày càng có nhiều những thông tin liên quan đến môi trường cũng như ô nhiễm môi trường nói chung. Ứng xử của người dân về ô nhiễm môi trường cũng là vấn đề được quan tâm.

Trong nghiên cứu của tác giả NGUYỄN MẬU DŨNG về “ Tình hình thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ở Việt Nam” chúng ta có thể

thấy nghiên cứu này nhằm đánh giá những kết quả đạt được và những vần đề còn tồn tại sau hai năm thực hiện nghị định 67/2003/NĐ-CP và chế độ thu, nộp,quản lí và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp nhàm góp phàn hoàn thiện công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trong thời gian tới. Nghị định này có hiệu lực tư ngày 01/01/2004. Đây là công cụ kinh tế đầu tiên được áp dụng ở Việt Nam theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền (Nguyễn Mậu Dũng,2006). Nghiên cứu cũng nêu lên mục đích của việc thu phi nước thải,tình hình thu phí ở một số tỉnh,những khó khăn trong quá trình thu phí cũng như những bất cập còn xảy ra xung quang vấn đề thu phí nước thải còn xảy ra ở nước ta.

Trong nghiên cứu của tac giả Nguyễn Thị Thọ về “ứng xử của nông hộ đối với quá trình đô thị hóa ở phường Thạch Bàn –Long Biên –Hà Nội ’’,chúng ta thấy được quá trình đô thị hóa ỏ phường với những mặt tích cực và tiêu cực,đặc điểm của hộ nông dân trong quá trình đô thị hóa, những những nhân tố ảnh hưởng đến ứng xử của hộ và những ứng xử cụ thểcủa hộ đối với quá trình đô thị hóa. Nghiên cứu đã xủ dụng mô hình logistic để giải thích hành vi lựa chọn của nông hộ. Kết qủa chạy mô hình cho thấy, mô hình lựa chọn là có ý nghĩa. Trong mô tả đặc tính của nhóm hộ làm nông nghiệp và nhóm hộ không làm nông nghiệp, các biến này có sự khác nhau giữa hai nhóm hộ nhưng sự khác nhau đó là quá ít nên không có sự biến đổi đến mô hình. Như vậy kết quả giữa thực tế và mô hinh là tương đối giống nhau. Nghiên cứu cũng đưa ra những gợi ý về chính sách nhắm nâng cao năng lực ra quyết định lưạ chọn sinh kế của nông hộ trong phường.

Trong nghiên cứu của tác giả Vũ Văn Tin về “ Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động kinh tế nông thôn đến môi trường trên địa bàn xã Đa Tốn huyện Gia Lâm Hà Nội”, chúng cho thấy rằng nền kinh tế nông thôn của xã Đa Tốn ngày càng được phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, trình độ dân trí của người dân ngày càng được nâng cao. Nghiên cứu đã

phân tích và chỉ ra rằng các hoạt động kinh tế nông thôn của xã có ảnh hưởng đến môi trường nông thôn, đến sức khỏe của người dân trên địa bàn. Do đó có thể hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của hoạt động kinh tế nông thôn đến môi trường thì mỗi người hãy tự bảo vệ cuộc sống của mình.

Trong nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hòa về “ Nghiên cứu ứng xử của hộ nông dân chăn nuôi lợn thịt tại xã Quang Văn, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa”, chúng cho thấy rằng mặc dù hiêu quả chăn nuôi lợn tại xã ngày một tăng trong khi công lao động ngày càng giảm song còn gặp nhiều khó khăn như giá đầu vào tăng nhanh, dịch bệnh tai xanh đã làm thiệt hại rất lớn ngoài ra còn gây nên tâm lý hoang mang cho hộ nuôi lợn, các khó khăn về vốn, về thị trường đầu ra,... ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi lợn. Trước khó khăn đó, nhận thức của người chăn nuôi ngày càng được nâng cao và có sự khác nhau tuy nhiên vẩn mang đặc điểm tâm lý của người nông dân như tính bảo thủ cao, sợ rủi ro. Nó tùy thuộc vào quy mô và mục đích chăn nuôi vào nhận thức của mỗi hộ. Trong đó chủ hộ có vai trò quyết định nhất. ứng xử của các hộ là khác nhau và các yếu tố ảnh hưởng đến ứng xử đó là trình độ lao động chủ yếu là của chủ hộ, thông tin thị trường, vốn dùng trong sản xuất, hiệu quả kinh tế mà chăn nuôi lợn thịt mang lại, khoa học kỷ thuật,...Tất cả tác động tới người chăn nuôi và người chăn nuôi đưa ra những quyết định dựa trên những cơ sở đó.

Đề tài Thực trạng xử lý và thu gom rác thải ở nhà máy xử lý rác Đông Vinh - Nghệ An của sinh viên Trần Thị Vinh Hạnh cho thấy mặc dù nhà máy đã tiến hành thu gom, lưu trữ và có những biện pháp xử lí, tái chế chất thải rắn nhưng tình trạng chất thải rắn ở thành phố Vinh cũng đang ở mức đáng báo động. Công tác thu gom, vận chuyển rác thải đã được thực hiện trong khu vực nhưng hiệu quả thu gom mới chỉ đạt ở mức trung bình. Trong khi đó, hiệu suất xử lý lượng chất thải phác thải rta hang này đang còn thấp. Hi vọng với những giải pháp ở trên sẽ giúp thành phố giảm một phần lượng chất thải rắn thải ra môi trường để đây trở thành một trong những thành phố “ xanh và sạch”.

Một phần của tài liệu Ứng xử của người dân với tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động tập kết thu gom rác thải về bãi rác kiêu kỵ trên địa bàn xã kiêu kỵ gia lâm – hà nội (Trang 39 - 42)