Ứng xử của các hộ điều tra đối với tình trạng ônhiễm môitrường do hoạt động tập kết và thu gom rác thải về bãi rác Kiêu Kỵ.

Một phần của tài liệu Ứng xử của người dân với tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động tập kết thu gom rác thải về bãi rác kiêu kỵ trên địa bàn xã kiêu kỵ gia lâm – hà nội (Trang 85 - 103)

2. Tổng GTSX/ lao động/năm Triệu/người /năm

4.2.3 Ứng xử của các hộ điều tra đối với tình trạng ônhiễm môitrường do hoạt động tập kết và thu gom rác thải về bãi rác Kiêu Kỵ.

4.2.3.1. Ứng xử của hộ nông dân trong việc giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Trước tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, đất và ô nhiễm môi trường đất tại địa phương, người dân đã có những biện pháp nhằm hạn chế các tác động của ô nhiễm môi trường như :

a. Sử dụng hệ thống lọc nước nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước Trong vấn đề bảo vệ môi trường ngoài việc Nhà máy xí nghiệp đô thị thu gom và xử lýrác thải áp dụng khoa học kỷ thuật thì người dân xung

quanh đó phải có những biện pháp khác nhau để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do bãi rác gây ra. Trước tình trạng ô nhiễm môi trường không khí và ô nhiễm môi trường nước thì tại địa phương những người dân đã có một số hoạt động nhằm hạn chế tác động của môi trường như xây dựng bể chứa nước mưa, đầu tư máy lọc nước, thường xuyên đóng nhà cửa…Dưới đây là thông tin về tình hình thực hiện một số hoạt động của các hộ gia đình điều tra.

Bảng 4.11: Ứng xử của người dân trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước

Chỉ tiêu Hộ gần bãi rác Hộ gần trung

bình Hộ xa bãi rác SL (HỘ) CC (%) SL (HỘ) CC (%) SL (HỘ) CC (%) Tổng số hộ điều tra 15 30 15 1. Sử dụng hệ thống lọc nước - Bể cát 3 20 7 23,33 8 53,33 - Máy lọc nước RO 10 66,67 19 63,33 3 20 2. Sử dụng nước khoan 2 13,33 4 13,34 4 26,67

( Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Qua số liệu điều tra, trước đây 100% các hộ gần, gần trung bình bãi rác và các hộ xa bãi rác hơn đều dùng nước khoan để giảm mức độ ô nhiễm độc tố asen trong nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt của các hộ dân nhưng mà cùng với sự phát triển kinh tế và mức sống của người dân được nâng cao, có nhiều hộ đãsử dụng bể cát để lọc nước, một số nhà có điều kiện hơn đã đầu tư mua máy lọc nước. Nhóm hộ gần bãi rác có 66,67% dùng máy lọc nước RO, do bị ảnh hưởng nặng nề nhất, các nguồn sông và cống rảnh đều chuyển sang màu đen, mạch nước ngầm thì bị ô nhiễm vì vậy phần lớn các hộ đều sử dụng máy lọc nước, tuy nhiên vẩn còn các hộ chưa có điều kiện vẩn phải dùng bể

chứa nước. Vẩn có 13,33% hộ dân dùng nước giếng khoan.Ông Vũ Văn Hà, chủ tịch UBND xã Kiêu Kỵ, cho biết bãi rác này rộng 12ha, hiện đã chôn lấp 6ha. Mỗi ngày bãi rác này tiếp nhận khoảng 200 xe rác thải. Do quy trình xử lý không triệt để nên đã ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Chỉ tính riêng hai thôn Kiêu Kỵ và Xuân Thụy có khoảng 3.000 dân, nguồn nước sinh hoạt chủ yếu là nước giếng khoan tại gia đình, trong khi bãi rác thải cũng chỉ cách thôn Xuân Thụy gần 500m. Rất nhiều gia đình tại hai thôn Kiêu Kỵ và Xuân Thụy không có điều kiện để đầu tư xây dựng bể lọc nước. Phương pháp thủ công mà họ đang áp dụng là bơm nước trực tiếp từ giếng khoan lên chậu, xô... sau đó để nước bay hết mùi hôi và dùng làm nước sinh hoạt. Theo phản ảnh của các hộ dân, họ thường xuyên mắc các bệnh về mắt, như đau mắt và mẩn ngứa. Anh Nguyễn Thế Hanh, trưởng trạm y tế xã Kiêu Kỵ, lý giải: “Người dân đã kêu về nguồn nước từ hai năm trước. Chúng tôi đã báo cáo lên trung tâm y tế huyện, nhưng việc xét nghiệm đòi hỏi phải có kinh phí mà trạm y tế thì kinh phí hạn hẹp nên chưa xét nghiệm được.

Các nhóm hộ cách bãi rác từ 500 m – 1km sử dụng máy lọc nước chiếm 63,33% và các > 1 km chiếm 53,33% thấp hơn các hộ gần bãi rác vì mức độ ảnh hưởng cũng ít hơn. Vì vậy tỷ trọng sử dựng giếng khoan của các hộ này cũng cao hơn. Tuy nhiên nguồn nước thì nó kéo dài từ làng này qua làng khác, việc rỉ rách nước thải ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm cho những hộ ở gần và ở xa đều bị ảnh hưởng. Như vậy, người dân ở đây vẩn chủ yếu sử dụng máy lọc nước để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày.

b. Ứng xử của người dân trong việc giảm thiểu ô nhiễm không khí. Để giảm thiều ô nhiễm do bụi ngoài đường gây ra những người dân ở đây đã có những biện pháp tạm thời như sử dụng nước hoặc là lắp cửa kính. Do bãi rác không xa khu dân cư nên mùi hôi thối do chất thải gây ra đã khiến cho nhiều người dân thấy khó thở. Với việc tránh mùi hôi thì nhiều người đã tiến hành đóng cửa để giảm bới mùi hôi và tiếng ồn. Nhóm hộ do gần bãi rác nhất có 13,33% hộ thường xuyên đóng cửa, hộ gần trung bình có 6,66% và

hộ xa bãi rác thì chiếm 13,34%. Những hộ này do không có sản xuất kinh doanh hay bán hàng nên họ đóng cửa thường xuyên. Phần lớn người dân ở đây họ sử dụng cửa kính để giảm tiếng ồn và mùi hôi khó chịu. Nhóm hộ gần bãi rác nhất chiếm tỷ trọng lớn nhất 73,33% và giảm dần theo khoảng cách với hộ xa bãi rác là 53,33%.Qua điều tra cho thấy phần lớn những người dân ở khu vực này đều thực hiện vệ sinh một cách thường xuyên nhưng mà nguyên nhân tạo ra sự ô nhiễm lại là do yếu tố bên ngoài nên không mang lại hiệu quả cao.

Ô nhiểm tiếng ồn có hại về sinh lý, tâm lý và có tầm ảnh hưởng xã hội. Về sinh lý, trên một mức nào đó, tiếng ồn gây thương tích tai, làm điếc. Trong môi trường ồn, ta dễ bị bệnh về giấc ngủ (không ngủ được, cấu trúc của giấc ngủ bị rối loạn). Sống trong tiếng ồn, ta có thể bị đau đầu, lâu dần thành bệnh kinh niên, mất khả năng làm việc, hay là ít nhất là mất giá trị sống. Nguy hại hơn nữa là những bệnh về tim mạch và huyết áp. Về tâm lý, môi trường ồn có thể gây cho ta stress, căng thẳng thần kinh, dễ cáu, nóng nảy, hung hăng,dễ bị kích động,... Về xã hội, ở trong tiếng ồn ta hay phán đoán người khác, nghi ngờ và lo sợ trước người khác, khó tiếp xúc với người khác,... Đó là những kết quả đã được các nghiên cứu nghiêm chỉnh đưa ra. Dĩ nhiên các kết luận này phải được vận dụng có chừng mực, dè dặt . Hậu quả của tiếng ồn còn tùy thuộc thời gian chịu ồn và phản ứng hay khả năng “thích ứng” độ ồn của từng cá nhân. Các thương tổn thay đổi tùy theo độ ồn, khoảng cách giữa ta với nguồn ồn và thời gian chịu ồn. Nhiều thương tổn - về tai chẳng hạn - là những thương tổn vĩnh viễn, không tái tạo lại được. Chính vì vậy mà ta phải phòng ngừa chứ không đợi đến tổn thương. Cửa kính không có tác dụng triệt để nhưng mà nó hạn chế được phần lớn thời gian mà những người dân ở đây phải gánh chịu. Hất nước ra ngoài đường cũng là một biện pháp làm giảm ô nhiễm không khí nơi này. Nhóm hộ xa bãi rác nhất có tỷ trọng người sử dụng nước giảm bụi ngoài đường là lớn nhất chiếm 33,33%, các hộ gần bãi rác chiếm thấp nhất là 13,33%. Nguyên nhân là số lượng các hộ sử dụng cửa kính

và mức độ đóng cửa các hộ khác nhau. Theo điều tra thì những hộ xa bãi rác họ kinh doanh tại nhà nhiều hơn ít bị ảnh hưởng do bãi rác gây ra hơn nên mức độ sử dụng các giải pháp này là khác nhau.Nguyện vọng của người dân là mỗi ngày đều có xe phun nước đi hai lần và nhà máy xí nghiệp đô thị Gia Lâm phải sử dụng các biện pháp khác nhau để giảm thiểu ô nhiễm.

Bảng 4.12: Ứng xử của người dân trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở xã Kiêu Kỵ

Chỉ tiêu Hộ gần bãi rác Hộ gần trung

bình Hộ xa bãi rác SL (HỘ) CC (%) SL (HỘ) CC (%) SL (HỘ) CC (%) Tổng số hộ điều tra 15 100 30 100 15 100 1. Sử dụng cửa kính 11 73,33 20 66,67 8 53,33

2. Sử dụng nước để giảm bụi 2 13,33 8 26,67 5 33,33 3. Đóng cửa thường xuyên 2 13,34 2 6,66 2 13,34

( Nguồn: theo số liệu điều tra)

c. Ứng xử của hộ nông dân trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt động thu gom và xử lý rác thải.

Thực trạng hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn Hà Nội nói chung và làng Kiêu Kỵ nói riêng, thời gian qua cho thấy đã được xã hội hóa khá mạnh, với lực lượng thu gom rác ngoài khu vực nhà nước chiếm tỷ trọng cao và hoạt động hoàn toàn bằng nguồn đóng góp của các chủ nguồn thải. Tuy nhiên, với khá đông lực lượng thu gom rác hoạt động tự do đã phát sinh nhiều bất cập.Đây là một nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động thu gom rác trên các địa bàn quận huyện, phường xã hiện nay. Trong khi đó quá trình xử lý chất thải của Xí nghiệp đô thị chủ yếu là chôn lấp và đốt cháy nên tạo ra những ảnh hưởng xấu đến những người dân xung quanh. Trước tình trạng đó các hộ dân đều tỏ thái độ bức xúc và khó chịu nên đã gửi các đơn thư, ý kiến lên các cơ quan chính

quyền yêu cầu Xí nghiệp phải giảm thiểu mức ô nhiễm đã gây ra, một số hộ khác thì đã chuyển nhà đi sang khu vực khác… Sau đây là số liệu mà tôi đã điều tra 3 nhóm hộ dân với 3 khoảng cách tới bãi rác khác nhau với các ứng xử cũng khác nhau.

Hình 4.7: Hoạt động thu gom rác của công nhân

Bảng 4.13: Ứng xử của người dân trong việc giảm thiều ô nhiễm do hoạt động thu gom và xử lý rác thải ở Kiêu Kỵ.

Chỉ tiêu Hộ gần bãi rác Hộ gần trung bình Hộ xa bãi rác SL (HỘ) CC (%) SL (HỘ) CC (%) SL (HỘ) CC (%) Tổng số hộ điều tra 15 100 30 100 15 100

1. Viết đơn, ý kiến lên cơ quan chính quyền

5 33,33 10 33,33 6 40

2. Yêu cầu nhà máy sử dụng các công nghệ mới hợp vệ sinh

3. Có ý định chuyển nhà sang khu vực khác

4 26,67 5 16,67 0 0

( Nguồn: theo số liệu điều tra)

Kết quả điều tra cho thấy số hộ yêu cầu nhà máy sử dụng các công nghệ mới chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các ứng xử còn lại. Các hộ gần bãi rác nhất có 40% , nhóm hộ gần trung bình có 50% và nhóm xa hơn thì có 60%.Theo như quan sát thì các thùng rác, xe thu gom rác phục vụ cho hoạt động thu gom rác thải của các công nhân đều bị hỏng gần hết, dưới đáy của thùng hầu hết đều bị hư hỏng, rác đổ vào cứ bị rơi ra ngoài. Quá trình xử lý rác thải bằng các phương pháp tiên tiến cũng là mong ước của những người dân xung quanh đây. Vì vậy việc cải thiện thiết kế các thùng chứa, xe chở rác, gia tăng sức chứa của thùng rác/ xe chở rác, bố trí hợp lý số lượng thùng bãi rác/ thời điểm xe rác tới là điều cần thiết mà xí nghiệp phải hoàn thiện.

Ứng xử viết đơn lên các cơ quan địa phương trước đây cũng chiếm tỷ trọng lớn nhưng mà không mang lại hiệu quả. Số đơn thư được đưa lên trong các cuộc họp đều được chấp nhận nhưng người dân đều nhận được những lời hứa mà đến giờ vẩn chưa giải quyết được. Nội dung chủ yếu của các đơn thư và ý kiến này chủ yếu là yêu cầu bãi rác có biện pháp giảm thải các chất thải ra ngoài, không làm ô nhiễm nguồn nước, không gây ra tiếng ồn, hạn chế mùi hôi thối gây ra. Và phải có những đền bù hợp lý với thiệt hại mà những hộ dân xung quanh đó phải chịu.

Tỷ lệ người dân chuyển đi vùng khác chiếm một phần nhỏ trong các ứng xử. Nhưng mà đối với các hộ gần bãi rác có 26,67% nhiều hơn so với hai nhóm hộ còn lại vì mức độ ảnh hưởng lớn hơn trong khi đó họ có điều kiện tốt hơn, trong nhà có thêm trẻ con và người già nên có 4 hộ trong tổng 15 hộ đều có ý định sẽ chuyển nhà sang khu vực nhóm xa bãi rác. Ở nhóm gần bãi rác trung bình cũng có một hộ chuyển đi vì hộ này ở gần sông mà hoạt động sinh hoạt của họ chủ yếu là dùng nước giếng khoan và do một số nguyên nhân

khác họ chuyển sang xã khác. Nhóm hộ xa bãi rác do mức độ ảnh hưởng ít hơn nên không có hộ nào phải chuyển đi nơi khác.

Còn một số ứng xử khác như một số hộ dân chuyển trồng lúa sang nghành nghề kinh doanh khác, hoặc không làm ruộng nữa trả lại ruộng cho xã làm tăng diện tích đất trống. Theo điều tra các hộ dân thì nguyên nhân chính là do có nhiều chuột, có nơi những dòng nước đen ngòm thối hoắc lan ra xa tường bao khoảng vài chục mét.

Sau đây là các ý kiến của người dân về sự ảnh hưởng của bãi rác đến đời sống của họ.

Hộp 4.4: Diện tích trồng lúa bị thiệt hại hoàn toàn.

Bà Huỳnh Thị Mai, người dân xã Kiêu Kỵ có 1ha đất trồng lúa bị thiệt hại hoàn toàn, bức xúc nói:

“ Trước kia, mỗi vụ mùa tôi thu hoạch được khoảng 3 tạ/ 360 m2. Sau đó, canh tác ngày càng không hiệu quả. Hơn nữa mỗi lần đi làm ruộng về là bị ngứa ngáy tay chân. Giờ thì đành bỏ ruộng vì cỏ cũng chẳng sống nổi huống nói gì lúa”.

Bà Huỳnh Thị Mai – xã Kiêu Kỵ

Hộp 4.5: Hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng

Ông Lê Văn Mạnh nhà cách bãi rác 400m bức xúc: “Trước khi xây dựng bãi rác gia đình tôi kinh doanh dịch vụ ăn uống và nước giải khát. Khi có bãi rác, cả khu vực này bị ô nhiễm nên không ai dám ghé vào…”. Ế ẩm, hết vốn ông Tám chuyển sang nghề vá ép và rửa xe. Tuy nhiên, theo ông Tám, nghề này đang gặp khó khăn vì cả đoạn đường hôi thối nên người dân cũng ngại vào. Ông Lê Văn Mạnh – xã Kiêu Kỵ

Hộp 4.6: Kết quả sản xuất lúa bị giảm 50%

Gần chục hộ dân có ruộng cặp bãi rác Kiêu Kỵ lâu nay chẳng sản xuất gì được vì bãi rác ô nhiễm, nước rỉ từ rác tràn ra làm lúa chết. Trao đổi với bà Quách Thị Lâm - phó chủ tịch UBND huyện Gia Lâm cho biết: “Mấy hộ dân có đất cặp tường rào bãi rác thì không thể sản xuất được, những hộ kế cận có thể sản xuất lúa nhưng năng xuất giảm 50% so với ruộng lúa ở nơi khác trong xã”.

Bà Quách Thị Lâm –phó chủ tịch UBND huyện Gia Lâm

Bà Ngô Thị Mai có 4 sào đất cặp bên vách tường bãi rác đã bỏ ruộng hoang mấy năm nay.

Hộp 4.7: Ruộng đã bị bỏ hoang do ô nhiễm đất và nguồn nước

Bà Mai cho biết: “Trước đây 4 sào đất này trồng lúa đủ gạo ăn cho cả nhà, giờ phải lo chạy gạo từng bữa rất khổ sở. Mặc dù bãi rác có tường bao xung quanh nhưng phía dưới bức tường có nhiều lỗ thủng nên cứ mưa là nước rỉ từ rác tràn ra ruộng làm cho lúa chết hết. Mấy đứa con tui lên bờ bao để nuôi cá, trồng xoài nhưng cũng chẳng được đành bỏ hoang”.

Bà Ngô Thị Mai – xã Kiêu Kỵ

Ông Nguyễn Mai Hầu cũng có khoảng 300m2 đất cặp tường rào bãi rác bỏ hoang mấy năm nay. Ông Hầu cho hay: “ Chỉ cần sạ lúa xuống gặp nước từ trong bãi rác tuôn ra là chết ngay. Còn nếu lúa có mọc lên được thì trổ bông cũng lép xẹp. Vì vậy nhà nào có ruộng cặp tường rào đều bỏ hoang hết”. Người dân nơi đây cũng cố gắng cải tạo đất nhưng chẳng thu hoạch được gì... Ông Nguyễn Mai Hầu – xã Kiêu Kỵ

Mấy năm nay, người dân có đất mà không sản xuất được nhưng cũng không biết kêu ai cho thấu. Người dân có ruộng nhưng phải đi làm thuê làm mướn kiếm sống.

Như vậy, để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt động thu gom và xử lý rác thảinhững người dân đã có những thái độ, hành vi khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh điều kiện của từng hộ nhằm bảo vệ chính cuộc sống cho

Một phần của tài liệu Ứng xử của người dân với tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động tập kết thu gom rác thải về bãi rác kiêu kỵ trên địa bàn xã kiêu kỵ gia lâm – hà nội (Trang 85 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w