Ứng xử của các hộ điều tra trên địa bàn xã Kiêu Kỵ

Một phần của tài liệu Ứng xử của người dân với tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động tập kết thu gom rác thải về bãi rác kiêu kỵ trên địa bàn xã kiêu kỵ gia lâm – hà nội (Trang 75 - 85)

2. Tổng GTSX/ lao động/năm Triệu/người /năm

4.2.2 Ứng xử của các hộ điều tra trên địa bàn xã Kiêu Kỵ

4.2.2.1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra

Nhóm hộ điều tra về ứng xử của người dân với tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động thu gom rác bao gồm các hộ gần bãi rác, hộ gần bãi rác trung bình và các hộ xa bãi rác. Các ứng xử của người dân phụ thuộc rất nhiều

vào khoảng cách của các hộ tới Xí nghiệp Đô thị Gia Lâm. Những hộ < 500 m có mức độ phản ứng rõ ràng hơn so với các hộ xa bãi rác.

Như chúng ta đã biết nguồn lực con người cho biết nguồn vốn con người mỗi gia đình, đây là một trong những loại vốn quan trọng cho sự phát triển của kinh tế. Các hộ có trình độ học vấn cao thì họ tiếp thu và học hỏi được nhiều thông tin, đặc biệt là kinh nghiệm và tiến bộ khoa học trong ứng xử về vấn đề thu gom và xử lý rác thải. Vì vậy việc tìm hiểu rõ về tình hình trình độ học vấn, thu nhập của hộ, giới tính của chủ hộ, tuổi thọ BQ sẽ biết được vì sao họ lại có những ứng xử, những quyết định khác nhau.

Bảng 4.5: Tình hình chung của các hộ điều tra

Chỉ tiêu Hộ gần bãi rác Hộ gần trung bình Hộ xa bãi rác

SL(hộ) CC(%) SL(hộ) CC(%) SL(hộ) CC(%) Tổng số hộ điều tra 15 100,00 30 100,00 15 100,00 Khoảng cách <500 m 500 m-1000m >1000m 1. Trình độ học vấn - Tiểu học 1 6,67 1 3,33 0 0 - THCS 8 53,33 10 33,33 8 53,33 - THPT- trên THPT 6 40 19 63,34 7 46,67 2. Thu nhập của hộ - Hộ nghèo 2 13,33 2 6,67 1 6,67 - Hộ trung bình khá 10 66,67 22 73,33 7 46,67 - Hộ giàu 3 20 6 20 7 46,66 3. Giới tính của chủ hộ - Nam 12 40 5 33,33 4 26,67 - Nữ 18 60 10 66,67 11 73,33 4. Tuổi thọ BQ 42 44 47

( Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Kết quả điều tra cho thấy, nhìn chung các hộ điều tra ở gần bãi rác trung bình và xa đều có trình độ từ THCS trở lên chiếm 53,33%. Nhóm hộ gần bãi rác thì có tỷ lệ của THPT trở lên chiếm phần lớn 63,34%.

Bên cạnh đó, phân loại theo thu nhập nhằm đánh giá sự khác nhau giữa ứng xử của các nhóm hộ. Hộ giàu có ứng xử khác so với những hộ khác,

họ sẵn sàng chi trả cho các vấn đề về môi trường, họ có những đầu tư tốt hơn cho cơ sở kỷ thuật đề bảo vệ cuộc sống của họ tốt hơn. Để đánh giá thu nhập của các hộ thì phải dựa vào sựu đánh giá chung của xã, tuy nhiên trong quá trình điều tra thì tôi còn phải dựa vào việc quan sát điều kiện cơ sở vật chất kỷ thuật của hộ như diện tích đất đai, thiết bị trong gia đình, cơ sở sản xuất… Nhìn vào bảng ta thấy, trong tất cả các nhóm hộ thì hộ khá chiếm tỉ lệ cao nhất. Trong nhóm hộ gần bãi rác trung bình có hộ khá chiếm 73,33% chiếm tỷ lệ cao nhất, hộ gần bãi rác chiếm 66,67% và hộ xa bãi rác có 46,67% hộ khá và hộ giàu cũng chiếm tỷ lệ khá cao là 46,66%. Hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao nhất thuộc nhóm hộ gần bãi rác nhất chiếm 13,33%. Nguyên nhân là do những hộ này phải chịu ảnh hưởng từ các chất thải của bãi rác gây ra ô nhiễm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề khác. Theo như người dân phản ánh thì có rất nhiều chuột ở vùng này, nó phá hết các ruộng lúa xung quanh và các vườn rau khác, vì vậy xung quanh bãi rác có rất nhiều ruộng bỏ hoang.

Chúng ta thấy, tuổi thọ bình quân của chủ hộ gần bãi rác là 42 tuổi, hộ gần trung bình là 44 tuổi và hộ xa bãi rác là 47 tuổi, chủ yếu trong độ tuổi từ 35 đến 55 tuổi nên có thể nói rằng chủ hộ là những người có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh và có suy nghĩ chín chắn khi đưa ra quyết định sản xuất cho nông hộ. Đây là vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến các ứng xử của hộ.

4.2.2.2. Nhận thức của người dân về tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động thu gom rác thải tập kết về xã Kiêu Kỵ.

Chất thải từ hoạt động thu gom rác thải và quá trình xử lý chất thải của xí nghiệp thải ra môi trường có nhiều loại như khói bụi, tiếng ồn, mùi hôi, rỉ rách làm ô nhiễm môi trường xung quanh đó. Mức độ đánh giá ảnh hưởng khác nhau của các hộ dân cho thấy mức độ ô nhiễm gây ra của bãi rác cũng khác nhau. Bảng 4.7 là kết quả điều tra đánh giá của các nhóm hộ dân về sự ảnh hưởng của chất thải.

Bảng 4.6: Đánh giá ảnh hưởng chất thải của hoạt động thu gom rác đến người dân

Chỉ tiêu Số lượng (hộ) Cơ cấu(%)

1. Hộ gần bãi rác 15 100,00 Không ảnh hưởng - - Ảnh hưởng ít 1 6,67 Ảnh hưởng nghiêm trọng 10 66,67 Ảnh hưởng rất nghiêm trọng 4 2,66 2. Hộ gần trung bình 30 100,00 Không ảnh hưởng 2 6,67 Ảnh hưởng ít 4 13,33 Ảnh hưởng nghiêm trọng 16 53,33 Ảnh hưởng rất nghiêm trọng 8 26,67 3. Hộ xa bãi rác 15 100,00 Không ảnh hưởng 3 20,00 Ảnh hưởng ít 5 33,33 Ảnh hưởng nghiêm trọng 6 40 Ảnh hưởng rất nghiêm trọng 1 6,67

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Nhìn vào bảng ta thấy mức đánh giá chung của các nhóm hộ phần lớn là ảnh hưởng nghiêm trọng.Ở nhóm hộ gần bãi rác chiếm 66,67, hộ gần trung bình chiếm 53,33% thấp hơn hộ gần bãi rác 13,34% và cao hơn hộ xa bãi rác là 13,33%. Điều này cho thấy mức độ ảnh hưởng giảm dần theo khoảng cách của các hộ tới bãi rác.Những người dân xung quanh họ nhận thức được tình hình ô nhiễm đang xảy ra xung quanh cuộc sống của họ, nguồn nước, chất lượng đất, môi trường không khí đều bị ô nhiễm, tuy nhiên mỗi hộ có những nhận thức khác nhua phụ thuộc vào khoảng cách tới bãi rác khác nhau.Mỗi hộ có mỗi mức đánh giá khác nhau tùy thược vào nhiều yếu tố như lĩnh vực kinh doanh của hộ, thu nhập cao hay thấp và quan trọng nhất là khoảng cách của hộ tới bãi rác. Mức độ đánh giá của các hộ cho thấy được mức độ ô nhiễm mà bãi rác gây ra và trách nhiệm của những người liên quan như thế nào.

•Đánh giá về sự ô nhiễm không khí

Chỉ tiêu Hộ gần bãi rác Hộ gần trung bình Hộ xa bãi rác SL(hộ) CC(%) SL(hộ) CC(%) SL(hộ) CC(%) Tổng số hộ điều tra 15 100 30 100 15 100 - Bình thường 1 6,67 3 10 4 26,67 - Khó ngửi do có mùi 6 40 13 43,33 7 46,66 - Rất khó chịu 8 53,33 14 46,67 4 26,67

( Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Theo đánh giá của người dân thì các hộ đều có các đánh giá khác nhau về mức độ ô nhiễm của không khí. Nhóm hộ gần bãi rác thì chỉ có 6,67% cho rằng môi trường không khí bình thường, còn lại các hộ cho rằng không khí rất khó chịu là 53,33% và 40 cho rằng môi trường không khí khó chịu do có mùi. Các hộ gần trung bình bãi rác có 10% cho rằng không khí không ảnh hưởng đến cuộc sống của họ và có 43,33% các hộ cho rằng không khí ở đây là khó ngửi do có mùi, và 46,67% là rất khó chịu. Có sự đánh giá khác nhau giữa các hộ vì các hộ gần bãi rác tuy đã có các biện pháp giảm mùi do bãi rác mang lại nhưng vẩn không tránh được mùi khó chịu, có 1 hộ gần bãi rác nhưng cảm thấy bình thường vì công việc của họ không ở nhà nhiều. Các hộ xa bãi rác dần thì mức số lượng các hộ khó chịu về mùi càng giảm dần. Mặc dù có sự đánh giá khác nhau giữa các nhóm hộ nhưng nhìn chung các hộ đều đánh giá môi trường không khí là khó chịu.

• Đánh giá về sự ô nhiễm môi trường nước

Bảng 4.8: Tình hình ô nhiễm môi trường nước ở Kiêu Kỵ trong 3 năm 2011 – 2013 Chỉ tiêu Hộ gần bãi rác Hộ gần trung bình Hộ xa bãi rác SL(hộ) CC(%) SL(hộ) CC(%) SL(hộ) CC(%) Tổng số hộ điều tra 15 100 30 100 15 100 - Bình thường 0 0 4 13,33 2 13,33 - Bẩn 10 66,67 15 50 8 53,33 - Rất bẩn 5 33,33 11 36,67 5 33,34

Theo đánh giá của người dân vùng này, với hộ gần bãi rác thì không có hộ nào cho rằng nguồn nước không bị ô nhiễm, và 66,67% hộ cho rằng nguồn nước đang bẩn như ở các cống, rãnh, sông hồ và nguồn nước ngầm cũng bị ảnh hưởng, đến 33,33% các hộ này đánh giá chất lượng nước là rất bẩn. Ở các hộ gần trung bình thì mức độ đánh giá chất lượng nước rất bẩn giảm hơn các vùng gần bãi rác là 13,33% nhưng tỷ lệ cho rằng nước đang bẩn lại cao hơn so với các hộ gần bãi rác. Các hộ xa bãi rác hơn tuy không bị ảnh hưởng nặng nề như các hộ trên nhưng vẩn bị ô nhiễm do các con sông, các cống rảnh một khi bị ô nhiễm thì nó sẽ kéo dài và còn ảnh hưởng đến cuộc sống của các vùng lân cận. Tỷ lệ các hộ cho rằng chất lượng nước đang trong tình trạng bẩn là cao nhất chiếm 53,33%, ở nhóm này có các hộ cách xa họ không gần các sông hồ và trang bị cho gia đình những cách giảm thiểu ô nhiễm do bãi rác mang lại nên họ cảm thấy bình thường. Tuy nhiên, các con sông đen ngòm tạo cơ hội cho các vi khuẩn, giun, sán… phát triển ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân và các sinh vật khác.

•Đánh giá về sự ô nhiễm môi trường đất sản xuất

Bảng 4.9: Đánh giá của người dân về chất lượng đất Đánh giá Hộ gần bãi rác Hộ gần trung bình Hộ xa bãi rác SL(hộ) CC(%) SL(hộ) CC(%) SL(hộ) CC(%) Tổng số hộ điều tra 15 100 30 100 15 100 - Tốt 0 0 2 6,67 3 20 - Bình thường 2 13,33 10 33,33 7 46,67 - Ô nhiễm 13 86,67 18 60 5 33,33

( Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Theo đánh giá của các hộ điều tra thì tùy theo khoảng cách của các hộ với bãi rác mà mức độ đánh giá khác nhau. 86,67% những hộ gần bãi rác và 60% các hộ gần bãi rác trung bình thì cho rằng đất ở đây đang bị ô nhiễm do hoạt động thu gom và xử lý rác thải của bãi rác Kiêu Kỵ bị rò rỉ, việc chôn lấp không khoa học dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng đất. Theo quan sát thì thấy

có một số ruộng xung quanh bãi rác là bị bỏ hoang một phần là do chuột rất nhiều đã phá hết những gì mà người dân trồng được, một phần nữa là do chất lượng đất bị ảnh hưởng không những đến cây cối mà còn làm cho con người phát sinh bệnh tật. Tỷ lệ người dân cho rằng chất lượng đất tốt là rất ít, không có hộ nào gần bãi rác, 6,67% cho các hộ gần bãi rác trung bình và 20% cho các hộ xa bãi rác hơn. Nói chung thì chất lượng đất ở xung quanh bãi rác đều bị ô nhiễm và cần có các biện pháp để giải quyết vấn đề trên.

4.2.2.3 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường do hoạt động thu gom và xử lý rác thải đến sức khỏe, kinh tế, xã hội tại xã Kiêu Kỵ

•Ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân

Việc quản lý và xử lý CTR không hợp lý không những gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người, đặc biệt đối với người dân sống gần khu vực làng nghề, khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải..

Người dân sống gần bãi rác không hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc các bệnh da liễu, viêm phế quản, đau xương khớp cao hơn hẳn những nơi khác.

Hiện tại chưa có số liệu đánh giá đầy đủ về sự ảnh hưởng của các bãi chôn lấp tới sức khỏe của những người làm nghề nhặt rác thải. Những người này thường xuyên phải chịu ảnh hưởng ở mức cao do bụi, mầm bệnh, các chất độc hại, côn trùng đốt/chích và các loại hơi khí độc hại trong suốt quá trình làm việc. Vì vậy, các chứng bệnh thường gặp ở đối tượng này là các bệnh về cúm, lỵ, giun, lao, dạ dày, tiêu chảy, và các vấn đề về đường ruột khác. Các bãi chôn lấp rác cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác đối với cộng đồng làm nghề này. Các vật sắc nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ,... có thể là mối đe dọa nguy hiểm với sức khoẻ con người ( lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như AIDS,...) khi họ dẫm phải hoặc bị cào xước vào tay chân,... Một vấn đề cần được quan tâm là, do chiếm tỷ lệ lớn trong những người làm nghề nhặt rác, phụ nữ và trẻ em đã trở thành nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.

Hai thành phần chất thải rắn được liệt vào loại cực kỳ nguy hiểm là kim loại nặng và chất hữu cơ khó phân hủy. Các chất này có khả năng tích lũy sinh học trong nông sản, thực phẩm cũng như trong mô tế bào động vật, nguồn nước và tồn tại bền vững trong môi trường gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm đối với con người như vô sinh, quái thai, dị tật ở trẻ sơ sinh; tác động lên hệ miễn dịch gây ra các bệnh tim mạch, tê liệt hệ thần kinh, giảm khả năng trao đổi chất trong máu,ung thư và có thể di chứng di tật sang thế hệ thứ 3...

Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm tới sức khỏe cộng đồng đã được thực hiện và bảng 4.6 sau đây là ý kiến của người dân.

Bảng 4.10: Một số bệnh thường mắc trong dân cư xã Kiêu Kỵ

Stt Chỉ tiêu Số

người

Tỷ lệ (%)

Mức độ xuất hiện của bệnh Hàng tuần (%) Hàng tháng (%) Hàng quý (%) Hàng năm (%) 1 Bệnh về đường hô hấp 42 70,00 13,46 55,78 15,38 15,38 2 Bệnh về đường tiêu hóa 8 13,33 14,28 42,87 28,57 14,28 3 Bệnh ngoài da 28 46,67 12,50 37,50 25,00 25,00 4 Bệnh đau mắt 38 63,33 15,79 47,37 26,32 10,52 5 Bệnh đau đầu 40 66,67 14,63 58,54 17,07 9,76 6 Bênh đau lưng, vôi hóa cột sống 17 28,33 11,76 52,94 23,54 11,76

( Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Bệnh về đường hô hấp có tỷ lệ mắc phải cao nhất là 70% tương ứng với 42 hộ trên tổng số 60 hộ được điều tra với tần suất xuất hiện cao nhất là hàng tháng chiếm 55,78% trong tổng số ý kiến. Biểu hiện của bệnh hô hấp là các bệnh cảm cúm, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản,… Ở các hộ điều tra thì bệnh cảm cúm thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi.

Đứng thứ 2 là bênh đau đầu với 66,67% trong tổng số hộ điều tra. Tần suất xuất hiện của bệnh cao nhất hàng tháng với 58,54% tổng số ý kiến trả lời.

Bệnh đau mắt cũng chiếm tỷ lệ khá cao với 63,33% tổng số hộ điều tra và tần suất xuất hiện cao nhất là hàng tháng với 47,37 tổng số ý kiến trả lời.

Bệnh ngoài da do bị ô nhiễm nguồn nước gây ra các bệnh ghẻ lở, ngứa khó chịu chiếm 46,67%.

Bệnh đau lưng và vôi hóa cột sống với tỷ lệ mắc bệnh là 28,33% trên tổng số được phỏng vấn. Đây là bệnh rất phổ biến đối với hộ lao động trong gia đình sản xuất. Ở các gia đình, lao động nữ thường bị nhiều hơn. Nguyên nhân của bệnh này là do làm việc quá sức của người dân, không chỉ mệt mỏi do đau cơ mà đau lưng đã chuyển thành bệnh vôi hóa cột sống. Đây là bệnh rất khó chữa và dẫn đến hiệu quả công việc không cao.

Có tỷ lệ số người mắc bệnh thấp hơn là bệnh về tiêu hóa với 28,33%. Đây là những ý kiến phản ánh sức khỏe chính của bản thân người dân trong cộng đồng một cách khách quan nhất. So sánh với các số lượng thống kê của trạm y tế thì tỷ lệ này lại là rất cao. Nhưng theo điều tra thấy trên thực tế ở các hộ có người mắc bệnh họ ít thường có thói quen đến trạm y tế xã để điều trị mà đi đến các cơ sở tư nhân hoặc lên tuyến trên. Chỉ trường hợp nào không có điều kiện d hoặc cần phải khám bệnh ngay thì họ mới đến trạm y tế xã.

Như vậy, tình trạng ô nhiễm do hoạt động thu gom rác mang lại ngày càng gia tăng và đang ở mức báo động. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân, ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp, tới cảnh quan,

Một phần của tài liệu Ứng xử của người dân với tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động tập kết thu gom rác thải về bãi rác kiêu kỵ trên địa bàn xã kiêu kỵ gia lâm – hà nội (Trang 75 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w