động thu gom rác thải trên thế giới
Nhìn chung trên thế giới, lượng chất thải ở mỗi nước trên thế giới là khác nhau, phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế, dân số và thói quen tiêu dùng của người dân nước đó. Tỷ lệ phát sinh rác thải tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng GDP tính theo đầu người dẫn đến ứng xử của người dân ở mỗi quốc gia là khác nhau phụ thuộc vào hoạt động thu gom rác.
•Tại Đức : Có thể nói, ngành tái chế rác ở Đức đang dẫn đầu trên thế giới hiện nay. Việc phân loại rác đã được thực hiện nghiêm túc ở Đức từ năm 1991. Rác bao bì gồm hộp đựng thức ăn, nước hoa quả, máy móc bằng nhựa,
kim loại hay carton được gom vào thùng màu vàng, thùng xanh dương cho giấy, thùng xanh lá cây cho rác sinh học, thùng đen cho thủy tinh. Những lò đốt rác hiện đại của nước Đức hầu như không thải khí độc ra môi trường. Das Duele System Deutschland (DSD) – “Hệ thống hai chiều của nước Đức” - được các nhà máy tái chế sử dụng để xử lý các loại rác thải năm vừa rồi, các nhà máy này đã chi khoản phí gần 1,2 tỷ USD để sử dụng công nghệ trên. Tại các dây chuyền phân loại, các camera hồng ngoại hoạt động với tốc độ 300.000km/s để phân loại 10 tấn vật liệu mỗi giờ. Ống hơi nén được điều khiển bằng máy tính đặt ở các băng chuyền có nhiệm vụ tách riêng từng loại vật liệu. Sau đó rác thải sẽ được rửa sạch, nghiền nhỏ và nấu chảy. Quá trình trên sẽ cho ra granulat, granulat là một nguyên liệu thay thế dầu thô trong công nghiệp hoặc làm chất phụ gia. Các quá trình xử lý của quốc gia này giúp cho người dân có một cuộc sống tốt mà không phải lo lắng về sự ô nhiễm của môi trường gây ra. Người dân có nhiệm vụ thực hiện một cách nghiêm túc để bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ chính mình.
•Tại Nhật Bản : Các loại rác được yêu cầu đựng riêng trong những túi có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình phải tự mang ra điểm tập kết rác của cụm dân cư vào giờ quy định, dưới sự giám sát của đại diện cụm dân cư. Công ty vệ sinh thành phố sẽ cho ô tô đến đem các túi rác đó đi. Nếu gia đình nào không phân loại rác, để lẫn lộn vào một túi thì ban giám sát sẽ báo lại với Công ty và ngay hôm sau gia đình đó sẽ bị công ty vệ sinh gửi giấy báo đến phạt tiền. Với các loại rác cồng kềnh như tivi, tủ lạnh, máy giặt,... thì quy định vào ngày 15 hàng tháng đem đặt trước cổng đợi ô tô đến chở đi, không được tuỳ tiện bỏ những thứ đó ở hè phố.Sau khi thu gom rác vào nơi quy định, công ty vệ sinh đưa loại rác cháy được vào lò đốt để tận dụng nguồn năng lượng cho máy phát điện. Rác không cháy được cho vào máy ép nhỏ rồi đem chôn sâu trong lòng đất. Cách xử lý rác thải như vậy vừa tận dụng được rác vừa chống được ô nhiễm môi trường. Túi đựng rác là do các gia đình bỏ tiền
mua ở cửa hàng. Việc thu gom rác ở Nhật Bản không giống như ở Việt Nam. Rác thải từ hộ gia đình thuộc trách nhiệm quản lý của Nhà nước, còn từ các công ty, nhà máy... cho tư nhân đấu thầu hoặc các công ty do chính quyền địa phương chỉ định. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải tự chịu trách nhiệm về lượng rác thải công nghiệp của họ và điều này được quy định bằng các điều luật về BVMT. Những hộ dân
•Tại California: Nhà quản lý cung cấp đến từng hộ gia đình nhiều thùng rác khác nhau, kế tiếp rác sẽ được thu gom và vận chuyển xử lý hoặc tái chế, rác được thu gom 3 lần/tuần với chi phí phải trả là 16,39 USD/tháng. Các hộ gia đình có thung rác riêng của mình nên sẽ có thái độ tích cực hơn trong vấn đề phân loại rác thải, và chỉ thu gom 3 lần/tuần nên lượng rác thải phải cố gắng ít hơn tránh tình trạng thùng rác không đủ.
•Tại Singapore: Singapo là nước đô thị hóa 100% và đô thị sạch nhất thế giới, để có kết quả như vậy, Singapo đã đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác đồng thời xây dựng một hệ thống pháp luật nghiêm khắc làm tiền đề cho quá trình xử lý rác tốt hơn. Rác thải ở đây được thu gom và phân loại bằng túi nilon, với 2 thành phần tham gia vào thu gom và xử lý rác thải từ khu dân cư và công ty, và hơn 300 công ty tư nhân chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thương mại, nhiều năm qua đã hình thành một cơ chế thu gom rác rất hiệu quả. Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu. Công ty trúng thầu sẽ thực hiện công việc thu gom rác trên một địa bàn cụ thể trong thời hạn 7 năm. Singapore có 9 khu vực thu gom rác. Rác thải được đưa về một khu vực bãi chứa lớn. Công ty thu gom rác sẽ cung cấp dịch vụ “từ cửa đến cửa”, rác thải tái chế được thu gom và xử lý theo chương trình Tái chế Quốc Gia. Ở Singapore chính phủ rất coi trọng việc BVMT. Cụ thể là pháp luật về môi trường được thực hiện một cách toàn diện là công cụ hữu hiệu nhất để đảm bảo cho môi trường sạch đẹp của Singapore. Thời gian đầu Chính phủ tổ chức giáo dục ý thức để người dân quen dần sau đó phạt
nhẹ nhắc nhở và hiện nay các biện pháp được áp dụng mạnh mẽ là phạt tiền, phạt tù, bắt bồi thường với những vi phạm nhỏ thì phạt cải tạo lao động bắt buộc. Ở Singapore vứt rác, hút thuốc không đúng nơi quy định bi phạt tiền từ 500 đô la Sing trở lên….Những người dân sẽ chấp hành đúng để tránh bị phạt. Vì đây là quốc gia coi trọng vấn đề môi trường nên những người dân rất thoải mái khi ở trong đất nước của mình, và tự hào về sự trong sạch luôn hấp dẫn khách du lịch.
•Tại các nước đang phát triển thì công tác thu gom rác thải còn nhiều vấn đề bất cập. Việc bố trí mạng lưới thu gom, vận chuyển rác thải chưa hợp lý, trang thiết bị còn thiếu và thô sơ dẫn đến chi phí thu gom tăng mà hiệu quả xử lý lại thấp. Sự tham gia của các đơn vị tư nhân còn ít và hạn chế. So với các nước phát triển thì tỷ lệ thu gom rác ở các nước đang phát triển như Việt Nam và khu vực Nam Mỹ còn thấp hơn nhiều. Đối với các nước Châu Á chôn lấp chất thải vẫn là phương pháp phổ biến để xử lý chất thải vì chi phí rẻ. Các bãi chôn lấp chất thải được chia thành 3 loại: bãi lộ thiên, bãi chôn lấp bán vệ sinh (chỉ đổ đất phủ) và bãi chôn lấp hợp sinh. Chất lượng của các bãi chôn lấp liên quan mật thiết với GDP. Các bãi chôn lấp hợp vệ sinh thường thấy ở các nước phát triển, trong khi đó các bãi rác lộ thiên thấy phổ biến ở các nước đang phát triển. Tuy vậy, các nước đang phát triển đã có nỗ lực cải thiện chất lượng các bãi chôn lấp như Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ đã hạn chế chôn lấp các loại chất thải khó phân hủy sinh học, chất thải trơ, các loại chất thải có thể tái chế.
Sau khi tìm hiểu được họa động thu gom rác thải của các nước trên thế giới cho tôi một nhận xét là việc thu gom hay xử lý rác thải có tốt hay không, môi trường có trong lành sạch sẽ hay không phụ thuộc rất nhiều vào 3 yếu tố: thu nhập GDP của nước đó, các chính sách bắt buộc và nghiêm túc như thế nào? Và quan trọng nhất là do ý thức của người dân đối với vấn đề môi trường. Ở các quốc gia mà tôi nêu trên họ đã có một môi trường tươi đẹp mà ai cũng muốn đến, những người dân sống xung quanh các khu vực mà có
bãi rác hay các nhà máy xử lý rác thải không phải than phiền hay khiếu nại lên cơ quan chính quyền về sự ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường gây ra. Các quốc gia này sử dụng phương pháp tái chế lại một cách có khoa học hoặc chôn lấp hợp vệ sinh là chính, vì vậy các nguồn nước, bầu không khí hay chất lượng đất xung quanh không bị ô nhiễm và người dân có thể an tâm hơn cho tuổi thọ của mình.