Ứng xử chung của người dân trên địa bàn xã Kiêu Kỵ

Một phần của tài liệu Ứng xử của người dân với tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động tập kết thu gom rác thải về bãi rác kiêu kỵ trên địa bàn xã kiêu kỵ gia lâm – hà nội (Trang 73)

2. Tổng GTSX/ lao động/năm Triệu/người /năm

4.2.1 Ứng xử chung của người dân trên địa bàn xã Kiêu Kỵ

Hoạt động thu gom rác thải mang lại công ăn việc làm cho các công nhân thu gom nhưng việc quản lý rác không tốt dẫn đến những vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là những người dân xung quanh bãi rác như gây mất vệ sinh môi trường,gây mùi hôi thối ô nhiễm đất, suy thoái nguồn nước ở khu vực gần bãi rác. Trước tình hình đó, người dân ở đây đã đưa ra những ứng xử khác nhau như phản ánh lên chính quyền địa phương, đưa ra các ý kiến trong các cuộc họp...Tuy nhiên việc xử lý những vấn đề đó hay không là do chính quyền địa phương.Lúc mới bắt đầu dự án xây dựng bãi rác Kiêu Kỵ, do sự cố tại bác rãi Nam Sơn, Sóc Sơn nên hàng trăm xe rác từ thành phố Hà Nội đã ùn ùn đổ rác về bãi rác Kiêu Kỵ gây nên quá tải cho bãi rác này. Nước rác không được xử lý đã tràn ra sông Cầu Bây gây ô nhiễm nguồn nước, làm cá tôm chết hàng loạt. Mùi khó chịu của bãi rác đã làm ô nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân sống quanh vùng. Sau sự việc này, nhân dân xã Kiêu Kỵ đã có bản kiến nghị 8 điểm gửi lên các cấp có thẩm quyền trong đó có một số điều như: bồi thường cho những người dân sống gần khu bãi rác do việc ô nhiễm gây ra, thường xuyên kiểm tra mức

độ ô nhiễm nguồn nước nhưng sau một thời gian dài vẫn chưa được giải quyết. Đặc biệt chính sách hỗ trợ cho vùng bị ảnh hưởng của bãi rác vẫn còn đang trong giai đoạn " bàn bạc, nghiên cứu". Năm 2002, ngày 16/8do bất bình nên những người dân ở đây đã dựng lều bạt, chặn đường các xe rác, không cho đổ rác vào bãi rác dẫn đến việc chính quyền địa phương phải tổ chức cưỡng chế giải tỏa; vụ việc kéo dài, đông đảo bà con địa phương đã kéo lên khiếu nại vượt cấp ở Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Hộp 4.1: Ý kiến của phó chủ tịch về vấn đề người dân chặn xe chở rác

Có mặt tại hiện trường, bà Quách Thị Lâm -Phó chủ tịch UBND huyện Gia Lâm cho biết: Trước mắt thì không thể ngưng cho xe vào đổ rác như theo yêu cầu của người dân được. Tôi chỉ đạo đơn vị quản lý bãi rác sớm khắc phục, xử lý khử mùi để không còn ảnh hưởng đến người dân. Đầu tháng 5 tới bắt đầu thi công xây dựng các hạng mục công trình của Nhà máy xử lý chất thải rắn lại đây, dự kiến sau 18 tháng hoàn thành đưa vào hoạt động, lúc đó sẽ góp phần giảm gây ô nhiễm ra môi trường bên ngoài.

Bà Quách Thị Lâm -Phó chủ tịch UBND huyện Gia Lâm

Mặc dù mâu thuẫn trước mắt đã được giải quyết nhưng vẫn chưa hoàn toàn thỏa đáng, vì người dân cho rằng việc cưỡng chế giải tỏa dù sao cũng chỉ là giải pháp tạm thời, trong khi chưa có giải pháp công nghệ cao để xử lý triệt để rác thải thì nó vẫn đã, đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên và lâu dài đến cuộc sống của chính họ và họ là những người phải chịu thiệt thòi trước lợi ích chung của cả cộng đồng. Mỗi năm lại có những đơn thư gửi lên chính quyền với mong muốn bãi rác giảm thiểu sự ô nhiễm gây ra cho xung quanh, mong muốn bãi rác được chuyển đi nơi khác nhưng mà năm này qua năm khác không có một động tĩnh gì. Trước tình hình đó những người dân ở đây để bảo vệ chính cuộc sống của mình đã có nhiều biện pháp khác nhau nhằm giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của bãi rác Kiêu Kỵ gây ra.

Sau khi phỏng vấn một số cán bộ của xã thì đều trả lời một cách nhanh chóng và tỏ ra là không liên quan. Trách nhiệm của cán bộ địa phương là giúp những người dân ở khu vực của mình có cuộc sống tốt, môi trường trong lành vậy mà khi nhắc tới vấn đề này không có ai đứng ra chịu trách nhiệm.

Hộp 4.2: Kết quả xét nghiệm về mẫu nước ở xã Kiêu kỵ

Một cán bộ xã Kiêu Kỵ cho biết, địa phương có nhận được giấy xin gia hạn thời gian di dời bãi rác, nhưng ông không nhớ chính xác là gia hạn đến khi nào. “Năm 2010, phòng Tài nguyên và môi trường huyện Gia Lâm có xuống lấy mẫu nước xét nghiệm nhưng kết luận là không có vấn đề gì nếu sử dụng. Ông Nguyễn Ngọc Dũng – Bí thư

Hộp 4.3: Trách nhiệm của ai

Trao đổi với chúng tôi về việc này, ôngĐinh Văn Giảng - phó chủ tịch UBND xã Kiêu Kỵ cho biết: “ Xã Kiêu Kỵ là một huyện của Thủ đô Hà Nội, nên tôi nghĩ chính quyền cũng không khuyến khích các dự án gây ảnh hưởng đến môi trường. Việc bãi rác đi vào hoạt động có gây ô nhiễm hay không, sau này mới biết được. Sở Tài nguyên và môi trường và UBND tỉnh đã đồng ý với báo cáo đánh giá tác động môi trường của chủ đầu tư, thì địa phương phải chấp hành thôi”.

Ông Đinh Văn Giảng – phó chủ tích UBND xã Kiêu Kỵ

Một phần của tài liệu Ứng xử của người dân với tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động tập kết thu gom rác thải về bãi rác kiêu kỵ trên địa bàn xã kiêu kỵ gia lâm – hà nội (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w