0
Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Khái quát tình hình thu gom rác thải ở xã Kiêu Kỵ.

Một phần của tài liệu ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI DÂN VỚI TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO HOẠT ĐỘNG TẬP KẾT THU GOM RÁC THẢI VỀ BÃI RÁC KIÊU KỴ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KIÊU KỴ GIA LÂM – HÀ NỘI (Trang 59 -73 )

2. Tổng GTSX/ lao động/năm Triệu/người /năm

4.1.1 Khái quát tình hình thu gom rác thải ở xã Kiêu Kỵ.

Bãi chôn lấp chất thải rắn của huyện Gia Lâm (với dân số toàn huyện khoảng 220 000 người) hiện nằm trên địa bàn xã Kiêu Kỵ. Đây là một trong những mục tiêu ưu tiên trong hoạt động hợp tác của IMV nhằm cải thiện môi trường huyện Gia Lâm. Bãi chốn lấp rác Kiêu Kỵ hiện do Xí nghiệp môi

trường đô thị Gia Lâm quản lý. Từ năm 2008, xí nghiệp đã được Thành phố đầu tư một dây chuyền ủ phân vi sinh với tổng kinh phí đầu tư khoảng 1 triệu USD. Tuy nhiên, ngay từ những sản phẩm thử nghiệm ban đầu của dây chuyền này đã không đạt yêu cầu như thiết kế do rác thải chưa được phân loại tại nguồn dẫn đến không dễ ràng tách riêng được rác thải hữu cơ để ủ phân vi sinh. Mặt khác, quy trình ủ phân vi sinh khá nhạy cảm với sự thay đổi của một số thông số hoá lý liên quan đến điều kiện môi trường của bãi chôn lấp. Do thiếu sự theo dõi thường xuyên các thông số này nên kết quả đạt được còn rất hạn chế. Dự án kết hợp phân loại rác thải tại nguồn và cải thiện hiệu quả dây chuyền ủ phân vi sinh của Xí nghiệp môi trường đô thị Gia Lâm đã được triển khai từ tháng 10/2009.

Quy trình chôn lấp và xử lý rác thải trên lý thuyết của bãi rác Kiêu Kỵ là có 4 bước:

Xe chở phế thải vào cổng chính qua cân điện tử, xác định khốilượng và chủng loại chất thải vào nơi đổ chất thải theo sự hướng dẫn của ban quản lý bãi và quay ra theo thứ tự để tránh ùn tắc. Trước khi ra khỏikhu vực bãi phải qua khâu khử trùng để đảm bảo vệ sinh xe trên đườngvận chuyển chất thải.

San ủi, đầm nén.

Tại khu vực chôn lấp rác thải chưa phân loại (hoặc rác trơ): Chấtthải sau khi chôn lấp phải được san đầm nén kỹ từ 6 – 8 lần có chiều caokhoảng 1m, đảm bảo tỉ trọng chất thải sau khi đầm nén từ 0.52 – 0.8tấn /m3.

Hình 4.2: Xe san ủi của nhà máy xí nghiệp môi trường đô thị Huyện Gia Lâm

Tại khu vực xử lý rác hữu cơ đã phân loại tại gia đình: Dùng máy ủiủi thành các đống cao 2m nối tiếp nhau. Vừa ủi vừa ép rác để giảm thể tíchrác.

Xử lý rác.

Chất xử lý rác là chế phẩm sinh học EM (gồm EM dạng dung dịchcác loại 1%, 5% và bokashi). EM và bokashi dùng xử lý cho tất cả các loạichất thải được phép chôn lấp tại bãi. Tỉ lệ dùng EM là 0.6 lít EM thứcấp1% tấn rác mới đổ. EM thứ cấp 1% hoà loãng 300 – 500 lần với nướcsạch phun đều lên rác tươi đảm bảo các lớp rác đều được thấm EM, số lần phun là 2 lần/ ngày (7giờ và 15 giờ). Sau khi phun EM, tiến hành rải bokashi với lượng trung bình 0.246 kg/tấn rác mới đổ.

Hình 4.3: Hồ chứa nước thải

Phủ đất.

Khu vực chôn lấp, xử lý rác chưa phân loại (hoặc rác trơ): Lớp đất phủ trải đều trên diện tích rác vừa san ủi và sau khi đầm nén kỹ có chiềucao 20 cm.Khu vực xử lý rác hữu cơ: dùng bạt phủ kín khi chiều cao lớp rácđạt đến 2m, mép bạt chèn bằng đất bùn để đảm bảo kín hoàn toàn, mụcđích để sản xuất mùn rác.

Phun hoá chất diệt côn trùng, ruồi, muỗi.

Phun quanh bãi, bờ ao, đường nội bộ, nhà điều hành, phần bãi rácđã phủ đất, không phun trực tiếp vào rác để tránh ảnh hưởng đến hoạtđộng của vi sinh vật trong EM thứ cấp.

Tưới nước chống bụi.Phạm vi tưới 6 km bao gồm đường nội bộ bãi, đường liên xã Kiêu Kị - Đa Tốn, đường 179 (Ngã tư Cậy đến đường 5). Tần suất tưới 2 lần/ngày (sáng và chiều).

Quản lý đường nội bộ bãi, quản lý bờ ao, chăm sóc cây xanh.Quy trình công nghệ quản lý nước rác.

Tổng diện tích chiếm dụng cho bãi chôn lấp là khoảng 5,2 ha. Tổng chi phí cho việc đền bù và hỗ trợ tái định cư vào khoảng 850.000.000 đồng.

Trọng lượng rác chở đến và được đầm nén ước tính: 580 – 600 kg/ ngày Tỷ trọng rác: 0,46 tấn/m3

Lượng rác trung bình được chôn tính đến năm 2000: 146 tấn/ ngày. Thể tích rác sau khi phân loại, đầm nén = 70% thể tích ban đầu.

Bãi chôn lấp rác thải Kiêu Kỵ Huyện Gia Lâm chính là khu vực tạo ra nhiều chất thải, đặc biệt là chất thải hữu cơ, thành phần ảnh hưởng lớn đến sự hoạt động của dây chuyền ủ phân vi sinh.

Bảng 4.1: Lượng rác thải được thu gom trong 3 năm 2011 – 2013 ở bãi rác Kiêu Kỵ ĐVT: kg/ngày Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh (%) 12/11 13/12 Bình quân Tổng khối lượng rác thải ước tính 15.324 17.010 19.984 111,00 117,48 114,24 Rác thải sinh hoạt 8.454 9.263 10.034 109,57 108,32 108,94 Rác thải công

nghiệp 6.132 6.482 7.612 105,70 117,43 111,56 Rác thải y tế 738 1265 2338 171,40 184,82 178,11

(Nguồn: Ban Địa chính xã Kiêu Kỵ)

Hiện nay trong phạm vi hoạt động của nhà máy có

Có thể nói, lượng rác thải là tương đối lớn, quá trình thu gom và xử lý rác thải còn gặp nhiều khó khăn tại địa phương. Điều này là nguyên nhân chính gây ra tác động xấu tới môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe

cộng đồng. Đối với môi trường không khí mùi hôi từ bãi rác và các xe thu gom rác gây ra mùi khó chịu, bụi bặm… Đối với môi trường nước mặt, chất thải gây ra biến đổi màu và mùi của nguồn nước mặt. Môi trường đất thì ngày càng suy thoái và đang giảm dần diện tích đất nông nghiệp. Diện tích bãi rác và công nghệ xử lý không thay đổi trong khi đo dân số thì ngày càng tăng dẫn đến lượng rác thải ra càng tăng. Xét trong giai đoạn 2011- 2013 tăng 14,24%/ngày trong đó lượng rác thải sinh hoạt chiếm nhiều nhất, vì vậy đặt ra những yêu cầu cấp bách cho nhà máy xí nghiệp huyện Gia Lâm phải thay đổi được tỷ lệ xử lý chất thải thu gom về theo hướng tích cực.

Bảng 4.2: Tỷ lệ xử lý lượng chất thải của nhà máy trong 3 năm gần đây

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh (%)

12/11 13/12 Bình quân

Tỷ lệ lượng rác thải

thu gom được 14.952 16.021 18.964 107,15 118,37 112,76 Tỷ lệ xử lý được

13.457 14.739 18.01

6 109,52 122,23 115,87Tỷ lệ chưa xử lý được 1.495 1.282 948 85,75 73,95 79,85 Tỷ lệ chưa xử lý được 1.495 1.282 948 85,75 73,95 79,85

( Nguồn: Nhà máy xí nghiệp đô thị Gia Lâm

Theo số liệu phản ánh trên thì tỷ lệ thu gom rác của bãi rác vẩn chưa triệt để, vẩn còn số lượng rác mà chưa thu gom được, do một số công nhân không muốn đẩy xe chở rác vào các ngõ nhỏ và người dân cũng không muốn đưa rác ra ngoài, dẩn đến tình trạng ùn rác gây mùi hôi khó chịu. Tỷ lệ xử lý rác thải qua 3 năm 2011 – 2013 đều có xu hướng tăng, bình quân là tăng 15,57% , do nhà máy có chú trọng hơn về công nghệ xử lý. Còn lại một lượng rác thải chưa xử lý được thì nhà máy chất thành đống chờ nó tự phân hủy, mặc dù là tỷ lệ giảm dần nhưng vẩn gây những tác động tới người dân.

Tình hình thu gom và phân loại xử lý rác thải của xí nghiệp tuy đã giải quyết được một số lượng rác thải lớn nhưng mà do còn gặp nhiều khó khăn như:

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa hoàn chỉnh nên đường phố một số tuyến ở nội thành vẫn gây khó khăn trong việc thu gom rác thải.

Trong khi đó, công tác quản lý chất thải rắn ở nhà máy vẫn còn nhiều hạn chế và khó khăn. Kinh phí hoạt động thiếu nên công tác thu gom xử lý rác tại bãi chôn lấp chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh môi trường. Công tác quản lý nhân công còn nhiều bất cập, chưa thỏa đáng. Thiếu sự đầu tư cho công tác quản lý chất thải. Cụ thể là trang thiết bị thu gom, vận chuyển còn thiếu, cũ, lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu cần thiết. Mức phí vệ sinh môi trường còn chưa hợp lý, chưa công bằng, chưa đáp ứng đầy đủ và đúng mức cho công tác quản lý rác thải.

Những tồn tại và khó khăn của hoạt động thu gom rác thải ở bãi rác Kiêu Kỵ đã gây ra những ô nhiễm môi trường ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân.

4.1.2Tình hình ô nhiễm môi trường do hoạt động thu gom rác thải ở xã Kiêu Kỵ

Nhìn chung, tất cả các giai đoạn quản lý rác thải từ khâu thu gom, vận chuyển đến khâu xử lý (chôn lấp, đốt) đều gây ônhiễm môi trường. Có thể nói, lượng rác thải ra là tương đối lớn, vượt quá khả năng thu gom,xử lý hay tiêu hủy. Điều này là nguyên nhân chính gây nên tác động xấu tới môi trường đất nước không khí và sức khỏe cộng đồng.

Hình 4.4: Bãi chôn lấp Kiêu Kỵ

•Ô nhiễm môi trường không khí

Khối lượng khí phát sinh từ các bãi rácchịu ảnh hưởng đáng kể của nhiệt độ khôngkhí và thay đổi theo mùa. Lượng khí phát thảităng khi nhiệt độ tăng, lượng khí phát thải trong mùa hè cao hơn mùa đông. Đối với cácbãi chôn lấp, ước tính 30% các chất khí phátsinh trong quá trình phân hủy rác có thể thoátlên trên mặt đất mà không cần một sự tácđộng nào.Khi vận chuyển và lưu giữ CTR sẽ phátsinh mùi do quá trình phân hủy các chất hữucơ gây ô nhiễm môi trường không khí. Cáckhí phát sinh từ quá trình phân hủy chất hữucơ trong CTR: Amoni có mùi khai, phân cómùi hôi, Hydrosunfur mùi trứng thối, Sunfurhữu cơ mùi bắp cải thối rữa, Mecaptan hôinồng, Amin mùi cá ươn, Diamin mùi thịtthối, Cl2hôi nồng, Phenol mùi ốc đặc trưng. Bên cạnh hoạt động chôn lấp CTR, việcxử lý CTR bằng biện pháp tiêu hủy cũng gópphần đáng kể gây ô nhiễm môi trường khôngkhí. Việc đốt rác sẽ làm phát sinh khói, trobụi và các mùi khó chịu. CTR có thể bao gồmcác hợp chất chứa Clo, Flo, lưu huỳnh và nitơ,khi đốt lên làm phát thải một lượng khôngnhỏ các chất khí độc hại hoặc có tác dụngăn mòn. Mặt khác, nếu nhiệt độ tại lò đốtrác không đủ cao và hệ thống thu hồi quản lýkhí thải phát sinh không đảm bảo, khiến choCTR không được tiêu hủy hoàn toàn làm phátsinh các khí CO, oxit nitơ, dioxin và furanbay hơi là các chất rất độc hại đối với sứckhỏe con người. Một số kim loại nặng và hợpchất chứa kim loại (như thủy ngân, chì) cũngcó thể bay hơi, theo tro bụi phát tán vào môitrường. Mặc dù, ô nhiễm tro bụi thường làlý do khiếu nại của cộng đồng vì dễ nhậnbiết bằng mắt thường, nhưng tác nhân gâyô nhiễm nguy hiểm hơn nhiều chính là cáchợp chất (như

kim loại nặng, dioxin và furan) bám trên bề mặt hạt bụi phát tán vào khôngkhí.

Bảng 4.3: Vị trí chọn mẫu không khí ở xã Kiêu Kỵ

Stt Kí hiệu Vị trí lấy mẫu

1 K1 Tại vị trí sát ô chôn lấp rác thải 2 K2 Tại vị trí sát khu vực xử lý rác thải

3 K3 Cách bãi chôn lấp 500m về cuối hướng gió

4 K4 Tai vị trí sát cách khu vực bãi chôn lấp 150m ngược hướng gió chủ đạo

5 K5 Cách khu vực bãi chôn lấp 100m đầu hướng gió chủ đạo 6 K6 Tại vị trí trạm xử lý nước rác

(Nguồn : Báo cáo kết quả khảo sát chất lượng môi trường tại khu vực bãi chôn lấp Kiêu Kỵ - Gia Lâm – Hà Nội)

Do hoạt động sản xuất nằm gần khu dân cư nên khi đánh giá mức độ ô nhiễm của các chất trong môi trường không khí, chúng tôi so sánh với quy chuẩn Việt Nam về chất lượng không khí xung quanh ( QCVN 05:2009)

Bảng 4.4: Kết quả điều tra của các vị trí chon mẫu

Vị trí CO CO2 SO2 TSP NH3 NO2 RSH H2S CH4 K1 2701 209.5 108.5 171 101 153 40,5 KPHT KPHT K2 2807.5 258.5 107 347 176 111 35.5 KPHT KPHT K3 1509.5 211 114 114.5 100.5 115 20.5 KPHT KPHT K4 1948.5 208.5 109 143 100 120.5 32 KPHT KPHT K5 2420 275.5 190.5 223.5 140.5 220 28.5 KPHT KPHT K6 3204.5 280 143.75 205 128.5 154.75 36.5 KPHT KPHT QCVN 05:2009 30 00.0 - 350 300 - 200 - - QCVN 06:2009BTNM T - - - - 200 50 42 -

Ghi chú : KPHT: không phát hiện thấy

Theo kết quả quan trắc của xã thì các điểm K1, K2, K3, K4, K5 đều không phát hiện gì, K6 thì quá mức tiêu chuẩn. Tuy nhiên theo phản ảnh của người dân xung quanh đây thì mức độ ô nhiễm những khu vực của này đều quá tiêu chuẩn.

Theo phỏng vấn những người dân xã Kiêu Kỵ nhất là những hộ ở gần sát khu xử lý bãi rác đều cho rằng môi trường không khí ở đây đang bị ô nhiễm nặng nề, nhiều lúc họ cảm thấy khó thở, không chịu được trong những ngày trời nắng mà lại cùng với hướng gió.

•Ô nhiễm môi trường nước

Chất thải không được thu gom, thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao gây ô nhiễm môi trường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thông, giảm diện tích tiếp xúc của nước với không khí dẫn tới giảm DO trong nước. Chất thải rắn hữu cơ phân hủy trong nước gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng nguồn nước làm chothủy sinh vật trong nguồn nước mặt bị suy thoái. CTR phân huỷ và các chất ô nhiễm khác biến đổi màu của nước thành màu đen, có mùi khó chịu.Thông thường các bãi chôn lấp chất thải đúng kỹ thuật có hệ thống đường ống, kênh rạch thu gom nước thải và các bể chứa nướcrác để xử lý trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên, phần lớn các bãi chôn lấp hiện nay đều không được xây dựng đúng kỹ thuật vệsinh và đang trong tình trạng quá tải, nướcrò rỉ từ bãi rác được thải trực tiếp ra ao, hồgây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Sự xuất hiện của các bãi rác lộ thiên tự phát cũng là một nguồn gây ô nhiễm nguồn nước đáng kể.. Nếu không có giải pháp xử lý thích hợp, nước rỉ rác sau khi thải ra sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng.

Theo số liệu điều tra phân tích nguồn nước ở khu vực này thì: Đối với nguồn nước mặt:

- Chất lượng nước sông cầu Bây phía thượng lưu có các chỉ tiêu COD gấp 1,41 lần so với giá trị cho phép, Cặn lơ lửng cao hơn 1,1 lần, BOD5 gấp 1,41 lần so với giới hạn cho phép, Coliform gấp 3,6 lần so với giới hạn cho phép. Nước sông Cầu Bây tại đoạn này có dấu hiệu bị ô nhiễm. Các chỉ tiêu khác ở trong khoảng cho phép

- Chất lượng nước sông cầu Bây phía hạ lưu có các chỉ tiêu COD gấp 1,41 lần so với giá trị cho phép, Cặn lơ lửng cao hơn gấp 1,22 lần, BOD5 gấp 1,53 lần so với giới hạn cho phép. Nước sông cầu Bây ở đoạn này có dấu hiệu bị ô nhiễm.

- Chất lượng nước ao gần sông cầu Bây đều trong giới hạn cho phép. Đối với nguồn nước thải

- Chất lượng nước tại hố thu nước rác của bể ủ có thành phần BOD5, COD, lơ lửng và photpho tổng số khá cao, phù hợp cho việc tuần hoàn lại để duy trì độ ẩm trong đống ủ.

- Thành phần các chất ô nhiễm trong nước rác có sự giảm do được pha loãng với nước mưa trong hồ tuy nhiên các chỉ tiêu vẩn còn cao hơn nhiều lần so với giá trị quy định của nhà nước theo QCVN 25:2009/BTNMT với nguồn loại B1

- Chất lượng dòng xả ra bên ngoài khu vực có chỉ tiêu tổng P và tổng Coliform là cao hơn tiêu chuẩn cho phép, các chỉ tiêu khác thấp hơn tiêu chuẩn cho phép của các dòng xả theo QCVN 25:2009/BTNMT với nguồn loại B1

Đối với nước ngầm

- Kết quả phân tích tại các giếng khoan lò gạch và giếng quan trắc tại hàng rào không lưu của bãi chôn lấp nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN09:2008/BTNMT. Riêng tiêu chí Coliform cao hơn quy định.

- Kết quả phân tích chất lượng nước tại các giếng nhà dân có chỉ tiêu Mangan và Coliform cao hơn QCVN 09:2008/BTNMT tại thời điểm khảo sát, nguyên nhân do giếng được khai thác ở tầng nước nông và điều kiện vệ sinh kém.

•Ô nhiễm môi trường đất

Các chất thải rắn có thể được tích lũy dướiđất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường. Chất thải xây dựngnhư gạch, ngói, thủy tinh, ống nhựa, dây cáp,bê-tông... trong đất rất khó bị phân hủy. Chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặngnhư chì, kẽm, đồng, Niken, Cadimi... thườngcó nhiều ở các khu khai thác mỏ, các khu công nghiệp. Các kim loại này tích lũy trong đất và thâm

Một phần của tài liệu ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI DÂN VỚI TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO HOẠT ĐỘNG TẬP KẾT THU GOM RÁC THẢI VỀ BÃI RÁC KIÊU KỴ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KIÊU KỴ GIA LÂM – HÀ NỘI (Trang 59 -73 )

×