Giải pháp

Một phần của tài liệu nghiên cứu các mối liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm từ cói ở huyện nga sơn, thanh hóa (Trang 111 - 121)

4.3.2.1 Giải pháp chung

a) Giải pháp về vốn

Vốn là nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, nó có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển các mối liên kết bởi vì: người sản xuất mong muốn nhận được những lợi ích về mặt tài chính (ứng tiền hay cung cấp nguyên liệu), để người sản xuất gắn bó, cung cấp sản phẩm cho mình thì người thu gom, doanh nghiệp cần cho người sản xuất ứng tiền, cung cấp nguyên liệu hay đầu tư vào phương tiện vận chuyển, nhà kho… thì đều cần có vốn. Hiện nay doanh nghiệp và người thu gom với nguồn vốn tự có chiếm 55% do đó việc cho các hộ ứng tiền và cung cấp nguyên liệu có tuy nhiên số lượng cho ứng trước ít. Do đó để phát triển liên kết và phát triển sản xuất cói cần tạo lập môi trường kinh tế ổn định và có chính sách khuyến khích tăng tích lũy để đầu tư vào sản xuất kinh doanh sản phẩm cóị Mở rộng và phát triển hệ thống ngân hàng, khuyến khích thành lập các quỹ tín dụng, khai thác hiệu quả các khoản hỗ trợ từ bên trong và bên ngoài thông qua các chương trình dự án phát triển kinh tế nói chung, phát triển liên kết và phát triển cây cói nói riêng.

Các ngân hàng cải tiến thủ tục và đa dạng hóa các phương thức cho vay, điều chỉnh mức cho vay sản xuất kinh doanh sản phẩm cói và có chính sách tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp, người thu gom thu mua sản phẩm qua hợp đồng, xuất khẩu sản phẩm cóị

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 102

Tuyên truyền nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân về liên kết là vấn đề cần thết và cần được tiến hành ngaỵ Các cấp, các ngành, đoàn thể của địa phương cần phối hợp cùng các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động để các tác nhân hiểu rõ được nội dung, mục đích của chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng, nhất là để người dân hiểu và tôn trọng luật pháp, tôn trọng và thực hiện đúng hợp đồng đã cam kết. Cần vận động người dân thay đổi tập quán, chú trọng chất lượng của nguyên liệu, sản phẩm, xây dựng cho nông dân ý thức hợp tác lâu dài với doanh nghiệp, không thấy lợi ích trước mắt mà bỏ qua lợi ích lâu dàị

c) Giải pháp về thị trường

Sản xuất phải gắn liền với vấn đề tiêu thụ do đó đi đôi với đẩy mạnh sản xuất cần phải không ngừng mở rộng thị trường. Tăng cường quảng bá giới thiệu về sản phẩm để tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cói, xây dựng và đưa vào sử dụng chỉ dẫn địa lý cho cây cói, mở hệ thống các của hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm cói tại các hội trợ hay triển lãm về sản phẩm nông nghiệp.

Giá cả là yếu tố quan trọng trong việc quyết định lựa chọn các đối tác của các tác nhân. Người sản xuất thường hay quan tâm tới cái lợi trước mắt nên sẽ tìm đến đối tác nào trả cho họ giá cao nhất và thanh toán nhanh. Hiện nay giá cả các sản phẩm cói của huyện Nga Sơn phụ thuộc vào giá thu mua của Trung Quốc do đó bấp bênh nên gây nhiều khó khăn cho việc ký kết hợp đồng. Do đó để giữ ổn định giá bằng việc thành lập quỹ bình ổn giá là việc làm cần thiết.

d) Giải pháp về chính sách

Để tạo những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các mối liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất, người thu gom, doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu sản phẩm từ cói và các liên kết khác theo chúng tôi chính quyền địa phương cần tiếp tục:

Hoàn thiện và ban hành các văn bản pháp quy để cụ thể hóa quyết định 80/2002/QĐ - TTg của thủ tướng chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng, đồng thời tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ tại các đơn vị, cơ sở doanh nghiệp, các xã và HTX.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 103

Ban hành quy chế và hợp đồng mẫu để hướng dẫn người sản xuất, các doanh nghiệp hiểu rõ được lợi ích, trách nhiệm trong ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóạ Đối với những hộ nông dân ký hợp đồng sản xuất tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp sẽ tiếp tục được ưu tiên hỗ trợ vốn, nguyên liệu cho sản xuất, được tập huấn kĩ thuật và những thông tin thị trường mớị

Hoàn thiện và tạo lập được hành lang pháp lý giải quyết tranh chấp giữa các đối tượng. Nhà nước và chính quyền địa phương cần có chính sách tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng cho các tác nhân trong việc vay vốn và đầu tư, có chính sách thuế thu nhập, thuế tiêu thụ, thuế đất bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Khi có tranh chấp nhà nước phải đứng ra làm trọng tài để hòa giải và giải quyết.

Vai trò của Nhà nước tạo ra sự liên kết bền vững giữa người nông dân trồng cói và các doanh nghiệp thu gom, chế biến sản phẩm từ cói là rất quan trọng. Việc thành lập thị trường “mua bán trước” cần phải có những cơ chế chặt chẽ để ràng buộc người trồng cói và cơ sở sản xuất, thu gom, chế biến cói để đảm bảo lợi ích của hai bên. Như vậy, vai trò của Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp và người nông dân thông qua việc quy hoạch vùng nguyên liệu, có chính sách hỗ trợ bình ổn nguồn cung nguyên liệu và giá đầu vào để nông dân không chịu thiệt và có chính sách thúc đẩy sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp. Vì các mục tiêu xuất khẩu, tạo việc làm, nâng cao thu nhập đời sống cho người nông dân. Nhà nước cần có chính sách ưu đãi cho các vùng trồng cói thông qua chính sách hỗ trợ đầu tư cơ bản xây dựng chương trình tạo giống mới có năng suất cao, hỗ trợ tín dụng lãi suất thấp, miễn giảm thuế. Khi áp dụng giống mới với năng suất cao hơn thì chi phí đầu vào sẽ giảm giúp các doanh nghiệp nâng cao được khả năng cạnh tranh sản phẩm chế biến. Ngoài ra, do có nhiều tư thương nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc) vào mua cói nguyên liệu bằng con đường không chính thức; do đó vấn đề quản lý thị trường cần có biện pháp giám sát, chế tài để cói nguyên liệu không bị xuất lậu, đồng thời ổn định được đầu vào cho chế biến trong nước.

Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về vốn, vì để có thể hỗ trợ người sản xuất, người thu gom như hỗ trợ tài chính hay cung cấp nguyên liệu thì các doanh nghiệp cần phải có vốn, miễn giảm thuế cho doanh nghiệp thu mua nông sản để đảm bảo tiêu thụ sản phẩm cho nông dân ngay cả khi giá thị trường biến động xấụ..

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 104

Một vấn đề quan trọng và có tính quyết định đến sự tồn vong và nâng cao năng suất vùng cói mà nhiều người dân địa phương mong muốn cũng như bản thân tôi qua quá trình tìm hiểu và nhận thấy đó là chính quyền địa phương cần hỗ trợ giúp người dân xây dựng hệ thống thủy lợi để có thể lấy được nước ngọt và nước mặn, cũng như thoát nước kịp thờị Do vấn đề hạn hán và nhiễm mặn ngày càng trở nên nghiêm trọng nên để có thể giữ nước phòng lúc khô hạn kéo dài thì chính quyền địa phương cần liên hệ và hỗ trợ người sản xuất cói về máy móc thiết bị phục vụ làm thủy lợi để có thể có được hệ thống thủy lợi tốt.

Mặc dù huyện Nga Sơn đã thành lập được hiệp hội chiếu cói tuy nhiên hiện nay hiệp hội chưa có được những hỗ trợ về cơ chế, chính sách cũng như hỗ trợ về mặt tài chính từ chính quyền địa phương nên chưa thu hút các doanh nghiệp, người thu gom tham gia vào hiệp hộị Do đó trong thời gian tới để Hiệp hội phát huy được vai trò của mình chính quyền địa phương cần hỗ trợ về cơ chế, chính sách cũng như hỗ trợ về mặt tài chính cho Hiệp hộị

Giá cả là yếu tố quan trọng trong việc quyết định lựa chọn các đối tác của các tác nhân. Người sản xuất thường hay quan tâm tới lợi trước mắt nên sẽ tìm đến đối tác nào trả cho họ giá cao nhất và thanh toán nhanh. Hơn nữa Cói cũng là sản phẩm xuất khẩu mặc dù kim ngạch xuất khẩu không lớn như cà phê, lúa gạo tuy nhiên lúa gạo và cà phê thì được nhà nước bảo trợ thành lập quỹ binh ổn giá cả, giá cả được giữ ổn định sẽ giúp các tác nhân yên tâm liên kết với nhau do đó để tăng cường mối liên kết thì nhà nước và chính quyền địa phương các cấp cần giúp đỡ để thành lập quỹ bình ổn giá với sản phẩm cóị

Nhà nước cần có chiến lược quảng bá giới thiệu về sản phẩm để tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cói giúp các doanh nghiệp thông qua việc xây dựng chỉ dẫn địa lý cho cây cói, mở hệ thống các của hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm cói tại các hội trợ hay triển lãm về sản phẩm nông nghiệp.

Hoàn thiện chính sách thuế:chính sách thuế hiện nay vẫn còn nhiều bất hợp lý, thủ tục còn quá rườm rà, nhất là thủ tục hoàn thuế GTGT rất mất thời gian gây ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn tiền mặt cho kinh doanh và ảnh hưởng đến nguồn tiền để hỗ trợ cho các tác nhân khác khi tham gia liên kết, đồng thời thuế suất cao trong ngành cũng tác động

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 105

mạnh đến lợi nhuận của các doanh nghiệp. Nhà nước cần có những biện pháp tích cực cải tiến hệ thống thuế hiện hành theo hướng đơn giản hóa, giảm bớt các mức thuế suất, tiến đến việc áp dụng một mức thuế suất duy nhất cho cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân nhằm thiết lập một sân chơi bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình doanh nghiệp, đồng thời cần giải quyết nhanh chóng thủ tục hoàn thuế GTGT.

4.3.2.2 Giải pháp cụ thể

a) Các giải pháp đối với các hộ nông dân

Do trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế nên vẫn còn tình trạng nông dân không muốn ký kết hợp đồng mà chỉ liên kết thỏa thuận miệng và mua bán tự do ở mức độ lỏng lẻo khiến vùng nguyên liệu của các doanh nghiệp không đảm bảo được mức độ ổn định. Nguyên nhân là do doanh nghiệp và nông dân có lợi ích trái ngược nhaụ Nông dân muốn bán đắt, doanh nghiệp muốn mua rẻ. Hậu quả là nông dân luôn bị thiệt thòi, doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Để khắc phụ tình trạng này, người nông dân cần tham gia tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về liên kết là việc làm cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất cũng như trong liên kết, cần có sự hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp.

Thực tế hiện nay, quy mô của các hộ còn ít (chủ yếu là đất được chia theo khẩu bình quân từ 2 – 4 sào). Với diện tích nhỏ để doanh nghiệp tự đi trao đổi, thống nhất với từng hộ là điều khó khăn và tốn kém. Vì vậy, các hộ có kinh nghiệm và có lao động sản xuất có thể thuê hoặc mua lại diện tích của các hộ không sản xuất hoặc sản xuất không hiệu quả để mở rộng diện tích của hộ, các hộ nông dân sản xuất trong khu vực cần phải hợp tác với nhau, xây dựng tổ hợp tác tự nguyện, tập hợp sản phẩm của mình và cử ra ban đại diện để làm việc với doanh nghiệp. Các hộ nông dân, tổ hợp tác tính toán chi phí, giá thành sản xuất để làm việc với doanh nghiệp trên địa bàn huyện và các doanh nghiệp huyện khác. Doanh nghiệp cũng sẽ tính toán chi phí, giá thành để cùng thống nhất với nông dân, cùng phân chia lợi nhuận. Làm như vậy sẽ khắc phục được tình trạng doanh nghiệp ép giá nông dân, nông dân sợ doanh nghiệp được nhiều lợi ích hơn mình.

Với các hộ nông dân đang tham gia liên kết với doanh nghiệp thu gom, người thu gom được hỗ trợ về tài chính và nguyên liệu cần thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 106

Điều kiện sản xuất của các hộ còn khó khăn chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên nhất là trong khâu thủy lợi và thu hoạch (phơi) do đó để có được sản phẩm có chất lượng cao đồng đều giữa các hộ thì các hộ nông dân cần liên kết với nhau để tiến hành chăm sóc theo một lịch thời vụ, quy trình chăm sóc, các hộ chung vốn đầu tư mua máy sấy cói để giảm chi phí công lao động đảm bảo chất lượng của cóị

Hộ nông dân cần nhận thấy rằng, việc liên kết với doanh nghiệp, người thu gom trong sản xuất tiêu thụ đưa lại những lợi ích lâu dài mà một số loại cây trồng vật nuôi khác không thể có được, từ đó có ý thức trách nhiệm hơn trong việc tham gia ký kết và thực hiện hợp đồng.

b) Giải pháp với doanh nghiệp

* Giải pháp về vốn

Mức độ phụ thuộc tài chính, quy mô càng cao thì việc liên kết càng chặt chẽ. Qua tìm hiểu vấn đề vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến vấn đề phát triển các mối liên kết, người sản xuất thì cần tiền để đầu tư cho sản xuất như mua vật tư phục vụ cho sản xuất nhất là lúc vào thời vụ chăm sóc cho cây cói, cần tiền để trang trải cho cuộc sống hay việc người sản xuất có nhân công nhưng không có đủ nguyên liệu thì việc cho ứng tiền, cấp nguyên liệu cho hộ sản xuất sẽ góp phần làm cho mối liên kết bền chặt. Vì vậy để có thể hỗ trợ các hộ sản xuất về mặt tài chính hay việc mua nguyên liệu cấp cho người sản xuất thì đoài hỏi doanh nghiệp cần nâng cao lượng vốn và quan trọng là nguồn vốn tự có của mình vì nếu là nguồn vốn đi vay thì sẽ phải chịu chi phí vay vốn sẽ làm cho chi phí tăng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Để nâng cao nguồn vốn của mình doanh nghiệp có thể cổ phần hóa, liên doanh liên kết, nâng cao mức vốn vay từ ngân hàng đặc biệt vốn vay ưu đãi giải quyết việc làm từ NHCSXH.

* Liên kết, trao đổi thông tin, phối hợp hoàn thiện công tác tiếp thị, thị trường giữa các doanh nghiệp

Công tác tiếp thị hiện là một trong những điểm yếu kém nhất của các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp chế biến sản phẩm từ cói trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Để cho thị trường được ngày một mở rộng, các doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm thị trường. Mỗi doanh nghiệp phải quan tâm hình thành bộ phận marketing, xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm, tìm hiểu khách hàng, thay

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 107

đổi chủng loại mặt hàng cho phù hợp với nhu cầu ngày một thay đổi của khách hàng. Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ có thể liên kết sử dụng chung và chia sẻ việc đầu tư vào công tác thông tin, marketing và kiểm tra chất lượng sản phẩm thông qua cơ chế cùng đóng góp tài chính để phát triển các dịch vụ chuyên môn chất lượng cao, thay vì phải tự mình gánh vác tất cả chi phí. Bên cạnh đó, nếu có thể, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh công tác quảng cáo, tiếp thị trong nước lẫn nước ngoài bằng cách xây dựng trang web để giới thiệu về công ty và sản phẩm của

Một phần của tài liệu nghiên cứu các mối liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm từ cói ở huyện nga sơn, thanh hóa (Trang 111 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)