Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu nghiên cứu các mối liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm từ cói ở huyện nga sơn, thanh hóa (Trang 47 - 50)

3.1.5.1. Tài nguyên đất đai

Theo kết quả phân loại đất tỷ lệ 1:100000 theo FAO - UNESCO năm 2000 thì Nga Sơn có diện tích tự nhiên 158.29 km2, đất đai của huyện có 7 loại chính, mỗi loại đất có đặc tính lý hoá học và giá trị sử dụng khác nhau, sau đây là các loại đất chính sau:

* Nhóm đất Xám feralit điển hình: diện tích 22,08 ha, chiếm 0,18% diện tích đất điều tra, đang được trồng cây lâm nghiệp như bạch đàn, keo…

* Nhóm đất xám feralit đá lẫn nông: diện tích 381,01 ha, chiếm 3,07% đất điều tra, đang được trồng rừng để bảo về đất.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 38

* Nhóm đất cát biển điên hình bão hoà bazơ : diện tích 2941,86 ha, chiếm 23,73 % diện tích điều trạ

* Đất phù sa chua glay nông: diện tích 5304,48 ha, chiếm 42,80% diện tích đất điều trạ Đất này chủ yếu trồng lúạ

* Đất phù sa chua glay sâu: diện tích 412,66 ha, chiếm 3,33% diện tích đất điều trạ Hiện tại đất này đang trông lúạ

* Đất mặn điển hình glay nông: diện tích 3249,01 ha, chiếm 26,21% diện tich đất điều trạ Đất có thành phần cơ giới trung bình và nặng là chủ yếụ

* Đất mặn ít và trung bình glay nông: diện tích 83,09 ha, chiếm 0,68%, hiện đang sử dụng trồng lúa ở các xã như Nga Phú, Nga Điền nhưng năng suất không caọ

Nhìn chung, tài nguyên đất đai của Nga Sơn có nhiều đặc tính thích hợp cho các loại cây trồng: lúa, màu và cây công nghiệp ngắn ngày, đảm bảo cho nền nông nghiệp phát triển vững chắc, phá thế độc canh cây lúạ

3.1.5.2. Các loại tài nguyên khác

* Tài nguyên nước:

- Nước mặt: hệ thống sông ngòi bao quanh huyện, có nước từ thượng nguồn chảy về, ảnh hưởng của chế độ nhật triều, nước mưa tại chỗ nên Nga Sơn có nguồn nước khá dồi dàọ Với nhu cầu sử dụng hiện nay nguồn nước mặt đảm bảo cung cấp cho sản xuất và đời sống nhân dân.

Nga Sơn có hệ thống công trình và trạm bơm thuộc Xí nghiệp thủy nông Nga Sơn cung cấp nước tưới cho toàn huyện, nguồn nước cung cấp cho vùng cói, nuôi trồng thủy sản còn được lấy từ thủy triều qua hệ thống kênh rạch.

- Nước ngầm: Nga Sơn có 2 lớp nước ngầm. Lớp trên có độ sâu 10 - 15 m, lượng nước tương đối phong phú. Lớp dưới sâu hơn có áp suất yếu, lượng nước khá phong phú nhưng lớp này bị nhiễm mặn.

Nhìn chung, Nga Sơn có lượng nước khá phong phú, chưa bị ô nhiễm, nguồn nước cung cấp đủ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

* Tài nguyên du lịch và nhân văn

Trên địa bàn của huyện có các di tích, danh lam thắng cảnh như động Từ Thức, Cửa Thần phù ở Nga Thiện, chùa Tiên, Hồ Đồng Vựa ở Nga An, đền Mai An Tiềm ở Nga Phú, chùa Thạch Tuyền ở Nga Thạch, động Vân Nham ở Nga Lĩnh,

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 39

những di tích này gắn liền với các truyền thuyết đang làm phong phú thêm đời sống xã hội bằng những lễ hội truyền thống. Nga Sơn còn có xứ đạo Công giáo giàu lòng yêu nước, có nhà thờ đẹp như ở Nga Liên, Điền Hộ….những di tích này tạo thành một quần thể du lịch nằm trên trục quốc lộ 10, nối liền khu Phát Diệm (Ninh Bình) và các di tích, danh lam thắng cảnh khác của Thanh hóa, có thể tạo thành “Tour” du lịch hấp dẫn. Đây cũng là thế mạnh, trong thời gian tới cần phải đầu tư, tôn tạo nâng cấp các di tích, cùng với việc phát triển các cơ sở hạ tầng, dịch vụ để thu hút du khách về thăm mảnh đất “Địa linh, Nhân Kiệt” nàỵ

3.1.6.Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Nga Sơn

Thực hiện các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và huyện, Kinh tế - Xã hội Nga Sơn liên tục phát triển và ổn định từng bước hòa nhập cùng với nền kinh tế thị trường chung cả nước. Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, một bộ phận được giàu lên, dân trí được mở mang.

Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế của huyện Nga Sơn giai đoạn 2008 -2010

Năm So sánh tăng giản

(+,-) Chỉ tiêu

2008 2009 2010 09/08 010/09

Nông - Lâm - Thủy sản 43,3 43,1 41,0 -0,2 -2,1 Công nghiệp - Xây dựng 24,2 24,2 26,0 0,0 1,8 Dịch vụ - thương mại 32,5 32,7 33,0 0,2 0,3 Tốc độ tăng trưởng 10,4 10,8 11,0 0,4 0,2

(Nguồn số liệu: Báo cáo tình hình KTXH huyện Nga Sơn 2008 -2010)

Nhìn chung cơ cấu kinh tế của huyện đang chuyển dịch theo hướng tích cực, Cơ cấu các nghành Nông – lâm- thủy sản đang có chiều hướng giảm, công nghiệp và dich vụ thương mại có xu hướng tăng. Tỷ trọng nghành Nông – lâm- thủy sản giảm 0.2% năm, công nghiệp và dich vụ thương mại tăng 0.2-0.4 % năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở trên 10% năm và liên tục tăng qua 3 năm. Đây là những dấu hiện tích cực cho sự phát triển kinh tế của huyện trong tương laị

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 40

Một phần của tài liệu nghiên cứu các mối liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm từ cói ở huyện nga sơn, thanh hóa (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)