Thực trạng các mối liên kết trong sản xuất tiêu thụ cói nguyên liệu

Một phần của tài liệu nghiên cứu các mối liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm từ cói ở huyện nga sơn, thanh hóa (Trang 61 - 143)

4.1.2.1 Đặc điểm các tác nhân

a) Tác nhân người sản xuất (người nông dân)

Nông dân (người trồng cói) là một trong những mắt xích quan trọng, đứng đầu trong kênh với vai trò là nhà sản xuất, nhà cung ứng sản phẩm cói cho các thành viên khác trong chuỗi cung ứng, người sản xuất là người quyết định đến chất lượng và số lượng của sản phẩm trong chuỗi cung ứng sản phẩm.

Một số đặc điểm của người sản xuất được thể hiện qua bảng dưới đâỵ Phần lớn chủ hộ người sản xuất được điều tra có giới tính nam (chiếm tới 70% trên tổng số hộ được điều tra).

Bảng 4.4: Thông tin chung về người sản xuất cói (*)

Chỉ tiêu ĐVT Hộ liên kết Hộ không liên kết

Tuổi BQ Tuổi 48,51 40,93

Số khẩu/hộ Khẩu 4,67 3,73

Số LĐ/hộ Lao động 3,13 2,27

Diện tích BQ/hộ Sào 5,98 3,40

Năng suất Tạ/ha 77,09 73,57

Sản lượng Tấn 4,61 2,50

Thu nhập BQ/ năm Nghìn đồng 34625,09 26263,63

Chú giải: (*): tính bình quân/hộ

( Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2011)

Các hộ sản xuất cói được chia làm 2 nhóm: nhóm liên kết và nhóm không liên kết. Qua bảng số liệu cho thấy có sự khác biệt khá rõ giữa hai nhóm hộ, nhóm hộ liên kết có số nhân khẩu và số lao động cao hơn nhóm không liên kết gần 1,5 lần, và có diện tích, năng suất và sản lượng cao hơn nhóm hộ không liên kết (diện tích hộ liên kết gấp gần 1,5 lần nhóm hộ không liên kết. Mặc dù diện tích đất được chia theo khẩu như nhau nhưng nhóm hộ liên kết có diện tích bình quân lớn hơn là do trong nhóm hộ liên kết có gần 50% số hộ đi thuê hay mua đất trồng cói của các hộ kinh doanh, đi làm ăn xa không sản xuất với giá từ 200 - 250 nghìn đồng/sào/năm).

Tóm lại nhóm hộ liên kết đã thuê hay mua đất trồng cói của các hộ kinh doanh, đi làm ăn xa không sản xuất do đó có diện tích, sản lượng cói lớn hơn hộ không liên kết và nhóm hộ liên kết nhân khẩu lớn hơn hộ không liên kết.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 52

Hình ảnh về người sản xuất

Hình 4.1: Người sản xuất bó cói thành từng bó và chẻ cói

Thông tin về các tác nhân còn được thể hiện qua việc đầu tư chi phí sản xuất cho việc trồng cóị

Bảng 4.5: Chi phí sản xuất cói của các nhóm hộ (*)

Hộ liên kết Hộ không liên kết

Chi phí SL (nghìn đồng) Tỷ lệ (%) SL ( nghìn đồng) Tỷ lệ (%) Chi phí Phân đạm 15668,55 23,00 14987,45 22,03 Chi phí phân NPK 698,88 1,03 980,39 1,44

Chi phí Thuê lao động 45903,35 67,39 47294,12 69,53

Chi phí TBVTV 3324,91 4,88 3309,80 4,87 Chi phí thuê đất 1007,43 1,48 235,29 0,35 Chi phí vận chuyển 1445,35 2,12 1137,25 1,67 Chi phí khác 68,37 0,10 78,43 0,12 Tổng 68116,84 100,00 68022,75 100,00 Chú giải: (*): tính bình quân/ha

( Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2011)

Qua bảng số liệu ta thấy chi phí đầu tư cho 1ha trồng cói của hai nhóm hộ không có sự khác nhau nhiều bình quân mỗi ha trồng cói cần đầu tư gần 68 triệu đồng, trong đó chủ yếu là chi phí thuê lao động (khoảng 45 - 47 triệu chiếm 67 - 69 % tổng chi phí). Chi phí

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 53

phân bón trong đó chủ yếu là chi phí phân đạm bình quân mỗi hộ một sào bón từ 37 – 40 kg/sào chi phí này khoảng gần 15 triệu đồng/ha và chiếm từ 22 -23% tổng chi phí. Các chi phí khác còn lại chiếm tỷ lệ nhỏ không đáng kể.

Tóm lại: chi phí của hai nhóm hộ không có sự chênh lệch nhiều và chủ yếu là chi phí thuê lao động và chi phí phân bón.

b) Tác nhân người thu gom

Người thu gom là những người tham gia vào kênh tiêu thụ với vai trò là người thu mua sản phẩm từ người sản xuất để đưa đến các tác nhân khác trong chuỗi ngành hàng trên thị trường, là mắt xích nối người sản xuất với thị trường. Nếu không có những người này thì sẽ không có hàng hóa lưu thông trên thị trường và cũng không có sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và xã hộị

Tác nhân thu gom trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cói trên địa bàn nghiên cứu là người thu gom cá thể (đại lý). Người thu gom cá thể (đại lý thu gom) là những cá nhân mua cói từ người sản xuất. Họ có thể là người ở cùng trong huyện hoặc khác huyện, xã với người sản xuất. Người thu gom cá thể cũng có thể đồng thời là người sản xuất, họ thu gom từ những người sản xuất khác.

Sơ đồ 4.2: Mạng lưới thu gom sản phẩm cói trên địa bàn huyện Nga Sơn

Hình 4.2: Người thu gom đang nhận cói từ người sản xuất

Người sản xuất Người thu gom Doanh nghiệp thu gom, chế biên,

xuất khẩu

Người thu gom huyện, tỉnh khác

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 54

Bảng 4.6: Thông tin người thu gom cói nguyên liệu (*)

Chỉ tiêu ĐVT Hộ liên kết Hộ không liên kết

Tuổi chủ hộ Tuổi 48,10 46,90

Nhân khẩu Người 4,60 4,50

Lao động Người 3,30 3,40

Số năm hoạt động Năm 10,60 8,70

Nguồn vốn

- Tự có Tr.đ 339,00 178,00

- Vay Tr.đ 108,57 73,33

Thu nhập của hộ Tr.đ 168,50 107,00

Chú giải: (*): tính bình quân/hộ

( Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2011)

Các hộ thu gom được chia làm 2 nhóm: nhóm liên kết và nhóm không liên kết. Ở hai nhóm hộ có sự khác biệt về quy mô, thâm niên hoạt động trong thu mua và tiêu thụ sản phẩm cói: Cụ thể nhóm hộ liên kết có số năm hoạt động (10,6 năm) lớn hơn nhóm hộ không liên kết (8,7 năm). Nhóm hộ liên kết do có thời gian hoạt động lâu hơn nên đã tích lũy được lượng vốn cao hơn của nhóm hộ không liên kết cả về số lượng và chất lượng (tổng lượng vốn của nhóm hộ liên kết gần 447 triệu đồng gần gấp 2 lần so với nhóm hộ không liên kết, trong đó lượng vốn tự có của nhóm hộ liên kết chiếm hơn 3/4 tổng lượng vốn, ở nhóm hộ không liên kết thì lượng vốn tự có chỉ chiếm 2/3 tổng lượng vốn) với lượng vốn tự có lớn hơn nhóm hộ không liên kết thì nhóm hộ liên kết sẽ có được sự chủ động trong việc sử dụng vốn hơn nhóm hộ không liên kết. Đây là yếu tố rất tốt để giúp hộ duy trì và phát triển mối liên kết của mình. Như vậy mức độ đầu tư lớn và thời gian hoạt động lâu sẽ là yếu tố tạo nên sự liên kết giữa các tác nhân.

Tóm lại: hộ liên kết có số năm hoạt động cao hơn đã tích lũy nên có lượng vốn cao hơn của nhóm hộ không liên kết cả về số lượng và chất lượng.

c) Tác nhân doanh nghiệp, công ty kinh doanh sản phẩm cói

Qua tìm hiểu thì trên địa bàn huyện Nga Sơn hiện nay có 16 Doanh nghiệp tham gia vào hoạt động thu gom, chế biến và kinh doanh sản phẩm cói bao gồm cả cói nguyên liệu (cói thô) và cói xe (lõi). Để có đủ nguồn hàng thì các doanh nghiệp một phần thu mua cói trực tiếp từ các hộ sản xuất một phần mua thông qua các đại

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 55

lý, người thu gom. Trong tổng số 16 doanh nghiệp kinh doanh cói thì có 5 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sản phẩm cói và 11 doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm cói nội địạ Các doanh nghiệp có các đặc điểm chung như bảng 4.7.

Qua tìm hiểu tính toán bình quân cho 1 doanh nghiệp, tuổi chủ doanh nghiệp bình quân là 49,5 tuổi, các doanh nghiệp có 3 – 4 người quản lý bao gồm giám đốc, kế toán thủ quỹ và người người thu muạ Lượng vốn bình quân của doanh nghiệp là 4,2 tỷ đồng trong đó chủ yếu là nguồn vốn tự có của doanh nghiệp (chiếm 3/4 tổng vốn) với tỷ lệ vốn tự có cao thì các doanh nghiệp kinh doanh cói của Nga Sơn sẽ chủ động trong nguồn vốn và là điều kiện thuận lợi để liên kết với các tác nhân. Do các doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp thương mại tham gia kinh doanh sản phẩm cói nên số lượng vốn chủ yếu là vốn lưu động chiếm hơn 55% tổng vốn. Vốn cố định của doanh nghiệp chủ yếu nằm dưới dạng đất đai, nhà xưởng và phương tiện vận tải như tàu thủy và ôtô.

Bảng 4.7: Thông tin chung về Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm cói (*)

Chỉ tiêu ĐVT Giá trị

Tuổi chủ doanh nghiệp Tuổi 49,50

Số lao động Lao động 20,50

- Quản lý Lao động 3,50

- Công nhân Lao động 17,00

Diện tích đất M2 1313,75 - Đất ở M2 174,38 - Kho, nhà xưởng M2 1139,38 Nguồn vốn Tr.đ 4206,25 - Tự có Tr.đ 3362,50 - Vay Tr.đ 1038,46 Loại vốn Tr.đ 4206,25 - Cố định Tr.đ 1993,75 - Lưu động Tr.đ 2212,50 Lợi nhuận Tr.đ 528,84

Chú giải: (*): tính bình quân/doanh nghiệp ( Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2011)

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 56

4.1.2.2 Phân tích các mối liên kết trong sản xuất tiêu thụ cói nguyên liệu

Trong điều kiện sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển, nhất là khi hội nhập kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới thì tính cạnh tranh giữa các quốc gia, các tổ chức kinh tế trở nên gay gắt. Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ đối với các hộ nông dân là rất cần thiết. Liên kết trong sản xuất - tiêu thụ để có nguồn hàng cung cấp cho thị trường với số lượng lớn, ổn định, nhờ vậy mới có điều kiện để ký kết các hợp đồng tiêu thụ ổn định với khách hàng. Trong hoạt động sản xuất, tiêu thụ nông sản xuất khẩu nói riêng và sản phẩm cói nói chung, các tác nhân tham gia vào mối liên kết luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau thông qua các cam kết, các thỏa thuận điều kiện về sản xuất và

tiêu thụ sản phẩm nhằm đem lại lợi ích cho các bên.

Các tác nhân tham gia liên kết

Liên kết ngang Liên kết dọc

Sơ đồ 4.3: Các mối liên kết giữa các tác nhân trong sản xuất tiêu thụ cói nguyên liệu

Trong sơ đồ 4.3 các tác nhân tham gia liên kết thì có 8 tác nhân trong đó có các tác nhân chính là: hộ sản xuất, người thu gom, doanh nghiệp thu gom chế biến xuất khẩu còn các tác nhân như cơ sở cung ứng vật tư đầu vào, khuyến nông, ngân hàng, tổ chức tín dụng, cơ chế chính sách của nhà nước chỉ là các tác nhân phụ có tác dụng hỗ trợ cho các tác nhân chính tham gia liên kết.

Khuyến nông Cơ chế chính sách Nhà nước Ngân hàng, tổ chức tín dụng HỘ SẢN XUẤT CÓI Doanh nghiệp sở cung câp vật nông nghiệp Hộ sản xuất cói khác Hộ thu gom khác Doanh nghiệp khác Hộ thu gom

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 57

A) Liên Kết ngang

a) Liên kết giữa người sản xất với người sản xuất

Liên kết giữa những người sản xuất với nhau chính là phương thức liên kết theo chiều ngang, là mô hình liên kết giữa những người sản xuất trong quá trình sản xuất và cả trong tiêu thụ sản phẩm cói, với mục đích liên kết khác nhau nhưng đều nhằm mang lại lợi ích cho các tác nhân khi tham gia liên kết.

Các hộ sản xuất ở cùng thôn, cùng xã, trong các tổ hợp tác hay HTX quen biết thường có những mối liên kết với nhaụ Nội dung liên kết trong mối liên kết giữa người sản xuất với người sản xuất chủ yếu tập trung vào quá trình sản xuất với mục tiêu trao đổi những kinh nghiệm trong sản xuất như kinh nghiệm chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại, giúp đỡ nhau trong sản xuất như tham gia đổi công và trao đổi nhau về giá bán hay giới thiệu cho nhau những người mua tốt (mua giá cao, thanh toán nhanh và xòng phẳng). Tuy nhiên những trao đổi này không phải diễn ra tại một cuộc họp mà ở ngay trên đồng ruộng và chủ yếu là theo cách thức thảo thuận miệng. Trong các hộ điều tra có tới gần 90% số hộ trồng cói tham gia liên kết trong sản xuất theo cách thức này, cụ thể có 66,67% số hộ được phỏng vấn trả lời có trao đổi kinh nghiệm sản xuất với nhaụ Mặc dù cây cói được sản xuất trên mảnh đất Nga Sơn từ hàng trăm năm và việc sản xuất cói không phải là việc làm xa lạ với người dân nơi đây nhưng không phải biết thì đã giỏi đặc biệt trong thời kỳ mà những tiến bộ khoa học thay đổi từng giờ từng ngày thì việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất không phải ai cũng biết và làm được do đó việc trao đổi kinh nghiệm là việc làm có ý nghĩa để các tiến bộ mới được áp dụng và nhân rộng trong nhân dân góp phần làm cho việc sản xuất hiệu quả.

Bảng 4.8: Nội dung liên kết giữa người sản xuất với người sản xuất

Liên kết Người sản xuất – Người sản xuất Nội dung

SL ( hộ) Tỷ lệ (%)

Trao đổi kinh nghiệm, giá bán 30 66,67

Thống nhất thời điểm phun thuốc sâu 40 88,89

Giá bán 40 88,89

Giới thiệu người mua 17 37,78

Đổi công 5 11,11

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 58

Trong các nội dung liên kết giữa những người sản xuất thì trao đổi về giá được nhiều hộ trả lời là có tham gia (88,89% số hộ trả lời có trao đổi giá với các hộ khác), vất vả sản xuất tạo ra được sản phẩm ai cũng mong muốn bán được sản phẩm với giá cao nên những người sản xuất thường trao đổi với nhau xem giá của vụ này là bao nhiêu để thỏa thuận với người muạ Những mối liên kết này chủ yếu là thỏa thuận miệng dựa trên quan hệ quen biết lẫn nhau mà không thông qua hợp đồng.

Các hộ sản xuất ở cùng cánh đồng ngoài những trao đổi với nhau về kinh nghiệm, cách chăm sóc, bón phân, giá bán hay giới thiệu những người mua tố còn thống nhất thời điểm phun thuốc trừ sâu (88,89% số hộ thống nhất thời điểm phun thuốc đồng loạt) để đạt kết quả cao trong sản xuất. Một điều đặc biệt ở cây cói khác với các cây trồng khác và nhất là so với cây lúa ở địa phương là những hộ trồng cói ít tham gia cách thức đổi công (11,11% số hộ được hỏi trả lời có tham gia đổi công), đổi công là việc một hộ đi làm công cho các hộ khác và sau đó các hộ khác sẽ trả công bằng cách đi làm lại cho hộ này như đối với cây lúa điều này là do cây cói thì sau 3 - 4 năm mới phải trồng lại và khi thu hoạch thì thu hoạch đồng loạt nên hộ nào cũng làm do đó khó đổi công, việc đổi công chỉ diễn ra ở khâu chăm sóc nhờ đó các hộ trồng cói tiết kiệm được một phần chi phí thuê lao động.

Tóm lại: trong các nội dung liên kết giữa người sản xuất với nhau thì trao đổi giá cả, thời điểm phun thuốc BVTV là yếu tố được quan tâm nhất, đổi công ít được thực hiện nhất. b) Liên kết giữa người thu gom với người thu gom

* Cách thức liên kết giữa người thu gom với người thu gom

Qua tìm hiểu cách thức liên kết giữa những người thu gom với nhau chủ yếu là thỏa thuận miệng, giữa những người thu gom với nhau không tồn tại cách thức hợp đồng văn bản cụ thể bảng 4.9

Bảng 4.9: Cách thức liên kết giữa người thu gom với người thu gom

Liên kết Người thu gom – Người thu gom Cách thức

SL (hộ) Tỷ lệ (%)

Thỏa thuận miệng 7 43,75

Tự do 9 56,25

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 59

Trong số 16 người thu gom có quan hệ mua bán với nhau có 7 người thu gom chiếm 43,75% trong số 16 người thu gom có quan hệ mua bán với người thu

Một phần của tài liệu nghiên cứu các mối liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm từ cói ở huyện nga sơn, thanh hóa (Trang 61 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)