Một số công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu nghiên cứu các mối liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm từ cói ở huyện nga sơn, thanh hóa (Trang 42 - 143)

Lê Văn Lương (2008) “Nghiên cứu mối liên kết sản xuất – tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Hà Nội”, tác giả cho rằng: liên kết trong sản xuất - tiêu thụ rau an toàn là cần thiết làm tăng giá trị, giảm rủi ro cho các tác nhân tham giạ Phần lớn các mối liên kết giữa các tác nhân là tự do và hợp đồng miệng, phần đông các tác nhân khác ngoài hợp tác xã thu gom rau an toàn cho rằng hợp đồng bằng văn bản phức tạp và không cần thiết trong sản xuất raụ Tác giả cũng chỉ ra việc phân chia lợi ích giữa các tác nhân chưa cho sự hài hoà, người sản xuất luôn nhận được lợi ích thấp nhất. Mỗi hình thức liên kết có mức độ phù hợp và mang tính chất pháp lý khác nhau, yêu cầu những điều kiện khác nhau nhưng đều mang lại hiệu quả thiết thực thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. Tuy nhiên tác giả quá đề cập đến kênh tiêu thụ về rau an toàn chưa tập trung sâu phân tích vào các hình thức liên kết.

Lê Thị Thu Hương, 2009: Đánh giá cao vai trò của mối liên kết “bốn nhà” trong mô hình trồng măng tre Bát Độ tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Báị Mỗi nhà khi tham gia vào mô hình liên kết đều có những đóng góp khác nhau nhằm đẩy mạnh và phát triển mối liên kết đó trong tương laị Nhưng bên cạnh nhưng mặt tích cực đó tác giả chưa đề cập đến vấn đề tiêu thụ (đầu ra) cho nông dân và sự phân chia lợi ích giữa các tác nhân tham gia vào quá trình liên kết tại địa phương.

Hoàng Thị Mơ, 2009 đã cho ta thấy mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cà chua tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Tác giả đã đề cập đến vấn đề liên kết giữa các tác nhân (Người sản xuất, người bán buôn, bán lẻ và người tiêu dùng) và sự phân chia lợi nhuận giữa các tác nhân tham gia vào quá trình liên kết. Nhưng bên cạnh đó tác giả chưa đề cập đến sự tham gia đóng góp của nhà khoa học, Nhà nước và doanh nghiệp trong mối liên kết đó.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 33

Mai Ngọc Mác, 2004 “ Nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cói tại làng nghề của xã Nga Tân – Nga Sơn – Thanh Hoá’’, luận văn tốt nghiệp đại học, Hà Nộị Tác giả cho rằng phát triển nghề đan cói đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, góp phần tạo công ăn việc làm tại chỗ, nâng cao đời sống nhân dân, tăng sức mua, xoá đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.

Mai văn Tân, 2002, “ Tình hình sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng chiếu cói tại làng nghề ở xã Nga Tân – Nga Sơn – Thanh Hoá’’, luận văn tốt nghiệp đại học, Hà Nộị Tác giả đã có lý luận về làng nghề đan cói và cho rằng nghề đan cói có nhiều tiềm năng để phát triển nhưng lại đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 34

PHẦN III

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Vị trí địa lý

Nga Sơn là huyện thuộc đồng bằng ven biển nằm về phía Đông Bắc tỉnh Thanh Hoá, có tọa độ địa lý như sau:

- Từ 19056’23” đến 20004’10” Vĩ độ Bắc.

- Từ 105054’45” đến 106004‘30” Kinh độ Đông.

Trung tâm huyện là thị trấn Nga Sơn, cách thành phố Thanh Hoá khoảng 40 km về phía Đông Bắc, cách thị xã Bỉm Sơn khoảng 10 km về phía Đông Nam và cách thị xã Kim Sơn tỉnh Ninh Bình 17 km về phía Nam.

Huyện Nga Sơn có ranh giới tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình và huyện Hà Trung. - Phía Đông giáp huyện Kim Sơn (Ninh Bình) và biển Đông.

- Phía Tây giáp huyện Hà Trung . - Phía Nam giáp huyện Hậu Lộc.

Huyện có 26 xã và 1 thị trấn, với diện tích tự nhiên: 15829,15 ha, với dân số vào khoảng 149.795 ngườị

Nga Sơn được bao bọc bởi các con sông : sông Càn, sông Hoạt, sông Lèn và biển Đông, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thuỷ. Giao thông đường bộ có quốc lộ 10 chạy qua địa phận huyện dài 18 km theo hướng Bắc Nam, tạo thành trục giao thông chính, tỉnh lộ 13 nối quốc lộ 10 tại xã Nga Mỹ (gần thị trấn Nga Sơn) dài khoảng 5 km trên địa phận của huyện. Cầu Báo Văn (nằm trên tỉnh lộ 13) nối với quốc lộ 1A và cầu Điền Hộ (nằm trên quốc lộ 10) nối với tỉnh Ninh Bình. Với hệ thống giao thông thuỷ bộ thuận lợi thông suốt là điều kiện cơ bản để phát triển sản xuất nông nghiệp, giao lưu trao đổi hàng hoá nông sản góp phần đẩy kinh tế của huyện phát triển.

3.1.2. Địa hình

Địa hình Nga Sơn nhìn chung không quá phức tạp. Do quá trình bồi đắp của phù sa sông và biển, toàn huyện có dạng hình lượn sóng, tạo thành những dải đất cao, thấp xen kẽ nhau, độ cao giữa các vùng chênh lệch từ 0,3 – 0,5 m và tổng thể

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 35

nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Phía Tây Bắc là dãy núi đá vôi thuộc vòng cung Tam Điệp có thể chia đại hình Nga Sơn ra làm 3 tiểu vùng sau:

- Vùng phía Tây:

Khu vực này bao gồm các xã: Nga Thiện, Nga Trường, Nga Vịnh, Nga Văn, Ba Đình, Nga Thắng và Nga Lĩnh có diện tích khoảng 4573,3 ha, chiếm 28,89 % diện tích tự nhiên của toàn huyện. Nằm dọc sông Hoạt, đây là vùng chuyên canh lúa của huyện, với địa hình tương đối bằng phẳng, tưới tiêu chủ động; Đất đai chủ yếu là đất phù sa có glay trung bình thích hợp với cây lúa nước, có điều kiện trở thành vùng thâm canh lúa cao sản.

- Vùng giữa:

Là một khu vực bao gồm các xã: Nga An, Nga Thành, Nga Giáp, Nga Yên, Nga Mỹ, Nga Trung, Nga Nhân, Nga Bạch, Nga Thạch, thị trấn Nga Sơn, Nga Hưng, Nga Hải với diện tích 5.058,06 ha, chiếm 31,95% tổng diện tích tự nhiên. Nằm trên dải đất cao hơn của huyện, thoải dần về hai phía nên thường không bị ngập úng, thoát nước nhanh. Đất đai chủ yếu là đất cát biển. Đây là vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày, hoa màu, có khả năng phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

- Vùng ven biển:

Bao gồm các xã: Nga Điền, Nga Phú, Nga Thái, Nga Liên, Nga Thanh, Nga Tiến, Nga Tân và Nga Thủy, diện tích là 6.190,97 ha, chiếm 39,15% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, được hình thành do quá trình bồi đắp, lấn biển đang được trồng cói, nuôi trồng thủy sản. Địa hình thấp hơn so với vùng khác, nghiêng dần về phía biển, canh tác và thu hoạch cói thuận lợi, đông thời góp phần thoát nước cho toàn huyện về mùa mưạ Đây là vùng chuyên canh cói có năng suất và chất lượng cao, từ lâu đã làm nên một phần ca dao “Cói Nga Sơn”, gạch “Bát Tràng”. Vùng này có thế mạnh dễ phát triển tiểu thủ công nghiệp, và nuôi trồng thủy sản.

Địa hình Nga Sơn có 3 vùng rõ rệt với 3 chế độ canh tác khác nhau, điều kiện canh tác thuận lợi, đất đai không ngừng được mở rộng ra phía biển; khí hậu, thời tiết, nguồn nước, thổ nhưỡng phù hợp với các cây con hiện có; có điều kiện để

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 36

nuôi trồng thủy sản và vươn ra biển để khai thác hải sản. Đây là những thuận lợi rất cơ bản để phát triển sản xuất hàng hóa, tạo công ăn việc làm cho người lao động

3.1.3. Khí hậu

Nga Sơn nằm trong tiểu vùng khí hậu ven biển của tỉnh Thanh Hoá.

Nhiệt độ: tổng nhiệt độ năm 8600oC, biên độ năm 12- 13oC, biên độ ngày 5,5 – 60C, nhiệt độ trung bình tháng 1 khoảng 16,5 – 170C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối dưới 50C, nhiệt độ trung bình tháng VII khoảng 29 – 29,50C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối chưa quá 400C, có 4 tháng (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau) nhiệt độ trung bình dưới 200C, có 5 tháng (từ tháng 5 đến tháng 9) nhiệt độ trung bình trên 250C.

Lượng mưa: về chế độ mưa theo mùa rõ rệt, tổng lượng mưa trung bình năm là 158, mm, trung bình tháng 109 mm. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố trong năm ở các tháng không giống nhau, ở Nga Sơn mưa nhiều vào các tháng 8,9,10 lượng mưa tháng trung bình là là 310,5 – 209,5 mm. Các tháng này ở những quỹ đất không có hệ thống tưới, tiêu chủ động, thì sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. Trong tháng lượng mưa cũng phân bố khác nhau, tuần có lượng mưa cao nhất là tuần 2 của tháng 9 với lượng mưa 147,2 mm; các tuần có lượng mưa cao hơn 70 mm là tuần 2 và 3 của tháng 5; tuần 3 của tháng 7; tuần 2 và của tháng 8; tuần 1 và 2 của tháng 9; tuần 1 của tháng 10. Mưa lớn đã ảnh hưởng tới cây trồng vụ xuân ở thời kỳ thu hoạch. Trong năm lượng mưa xuất hiện thấp là tháng 1 với lượng mưa trung bình 16,5 mm, tháng 2 là 18,7 mm và tháng 12 là 33,5 mm.

Thời gian chiếu sáng: ở Nga Sơn đáng chú ý là có 3 tháng số ngày nắng dưới 20 ngày/tháng, với số giờ nắng dưới 80 giờ trong tháng, đó là, tháng 1,2 và 3.

Ẩm độ không khí: ở Nga Sơn ẩm độ không khí quá cao, trung bình năm 85% thuộc khu vực ẩm của Bắc Trung Bộ.Tháng có ẩm độ trung bình cao nhất là tháng 3 và tháng 4 với độ ẩm 91%, đáng chú ý là ở Nga Sơn có hai đợt không khí khô, độ ẩm không khí dao động từ 81- 82% rơi vào tháng 6, tháng 7 và tháng 1, 12.

Nhìn chung: Khí hậu Nga Sơn tương đối đồng nhất ở các vùng khác nhau trong huyện. Các yếu tố khí hậu phù hợp cho việc sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng như lúa, màu lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày (đay, cói), cây ăn quả (táo, nhãn), thuận lợi cho thâm canh, tăng vụ, nâng cao năng suất cây trồng, tăng giá trị trên một đơn vị diện tích. Tuy nhiên, các yếu tố khí hậu cũng

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 37

gây ra những bất lợi như ảnh hưởng trực tiếp của gió bão, triều dâng, mưa lớn tập trung gây ra úng lụt.

3.1.4. Chế độ thuỷ văn

Nga Sơn thuộc vùng thuỷ triều phía Bắc. Chế độ triều là nhật triều không thuần nhất, hàng năm vẫn có các ngày bán nhật triềụ Thời gian triều lên ngắn, nhưng xuống kéo dài lên.

Nga Sơn có 2 cửa sông: cửa Càn và cửa Lạch Sung vào mùa khô do nguồn nước từ thượng nguồn chảy về ít và địa hình không cao hơn nhiều so với mặt nước biển nên sự xâm nhập của triều mặn vào sông hoạt là lớn nhất và đi sâu vào nội dịa, tuy nhiên càng vào sau mặn càng giảm.

Địa bàn huyện của huyện Nga Sơn được bao bọc bởi các con sông tự nhiên” sông Hoạt, sông Lèn, sông Càn và sông Lai Thành đều ảnh hưởng của thuỷ triềụCác sông này là nguồn cung cấp nước cho nông nghiệp qua các trạm bơm chính như: Sa Loan, Nga Thiện, Vực Bà…. Tuy nhiên, về mùa khô lượng nước từ trên thượng nguồn chảy xuống ít, các sông tự nhiên bị cạn kiệt; bù lại khi thuỷ triều dâng nước ngọt dồn về đem một lượng nước ngọt lớn cho phép chủ động dẫn nước tới tự chảy không cần động lực và là nguồn nước cho các trạm bơm cung cấp cho các vùng khác trong huyện. Ngoài ra, sông đào Hưng Long chảy từ Tây sang Đông có tác dụng dẫn nước tưới cho vùng đồng màu, vùng biển và tiêu nước cho vùng đồng chiêm.

3.1.5. Tài nguyên thiên nhiên

3.1.5.1. Tài nguyên đất đai

Theo kết quả phân loại đất tỷ lệ 1:100000 theo FAO - UNESCO năm 2000 thì Nga Sơn có diện tích tự nhiên 158.29 km2, đất đai của huyện có 7 loại chính, mỗi loại đất có đặc tính lý hoá học và giá trị sử dụng khác nhau, sau đây là các loại đất chính sau:

* Nhóm đất Xám feralit điển hình: diện tích 22,08 ha, chiếm 0,18% diện tích đất điều tra, đang được trồng cây lâm nghiệp như bạch đàn, keo…

* Nhóm đất xám feralit đá lẫn nông: diện tích 381,01 ha, chiếm 3,07% đất điều tra, đang được trồng rừng để bảo về đất.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 38

* Nhóm đất cát biển điên hình bão hoà bazơ : diện tích 2941,86 ha, chiếm 23,73 % diện tích điều trạ

* Đất phù sa chua glay nông: diện tích 5304,48 ha, chiếm 42,80% diện tích đất điều trạ Đất này chủ yếu trồng lúạ

* Đất phù sa chua glay sâu: diện tích 412,66 ha, chiếm 3,33% diện tích đất điều trạ Hiện tại đất này đang trông lúạ

* Đất mặn điển hình glay nông: diện tích 3249,01 ha, chiếm 26,21% diện tich đất điều trạ Đất có thành phần cơ giới trung bình và nặng là chủ yếụ

* Đất mặn ít và trung bình glay nông: diện tích 83,09 ha, chiếm 0,68%, hiện đang sử dụng trồng lúa ở các xã như Nga Phú, Nga Điền nhưng năng suất không caọ

Nhìn chung, tài nguyên đất đai của Nga Sơn có nhiều đặc tính thích hợp cho các loại cây trồng: lúa, màu và cây công nghiệp ngắn ngày, đảm bảo cho nền nông nghiệp phát triển vững chắc, phá thế độc canh cây lúạ

3.1.5.2. Các loại tài nguyên khác

* Tài nguyên nước:

- Nước mặt: hệ thống sông ngòi bao quanh huyện, có nước từ thượng nguồn chảy về, ảnh hưởng của chế độ nhật triều, nước mưa tại chỗ nên Nga Sơn có nguồn nước khá dồi dàọ Với nhu cầu sử dụng hiện nay nguồn nước mặt đảm bảo cung cấp cho sản xuất và đời sống nhân dân.

Nga Sơn có hệ thống công trình và trạm bơm thuộc Xí nghiệp thủy nông Nga Sơn cung cấp nước tưới cho toàn huyện, nguồn nước cung cấp cho vùng cói, nuôi trồng thủy sản còn được lấy từ thủy triều qua hệ thống kênh rạch.

- Nước ngầm: Nga Sơn có 2 lớp nước ngầm. Lớp trên có độ sâu 10 - 15 m, lượng nước tương đối phong phú. Lớp dưới sâu hơn có áp suất yếu, lượng nước khá phong phú nhưng lớp này bị nhiễm mặn.

Nhìn chung, Nga Sơn có lượng nước khá phong phú, chưa bị ô nhiễm, nguồn nước cung cấp đủ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

* Tài nguyên du lịch và nhân văn

Trên địa bàn của huyện có các di tích, danh lam thắng cảnh như động Từ Thức, Cửa Thần phù ở Nga Thiện, chùa Tiên, Hồ Đồng Vựa ở Nga An, đền Mai An Tiềm ở Nga Phú, chùa Thạch Tuyền ở Nga Thạch, động Vân Nham ở Nga Lĩnh,

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 39

những di tích này gắn liền với các truyền thuyết đang làm phong phú thêm đời sống xã hội bằng những lễ hội truyền thống. Nga Sơn còn có xứ đạo Công giáo giàu lòng yêu nước, có nhà thờ đẹp như ở Nga Liên, Điền Hộ….những di tích này tạo thành một quần thể du lịch nằm trên trục quốc lộ 10, nối liền khu Phát Diệm (Ninh Bình) và các di tích, danh lam thắng cảnh khác của Thanh hóa, có thể tạo thành “Tour” du lịch hấp dẫn. Đây cũng là thế mạnh, trong thời gian tới cần phải đầu tư, tôn tạo nâng cấp các di tích, cùng với việc phát triển các cơ sở hạ tầng, dịch vụ để thu hút du khách về thăm mảnh đất “Địa linh, Nhân Kiệt” nàỵ

3.1.6.Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Nga Sơn

Thực hiện các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và huyện, Kinh tế - Xã hội Nga Sơn liên tục phát triển và ổn định từng bước hòa nhập cùng với nền kinh tế thị

Một phần của tài liệu nghiên cứu các mối liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm từ cói ở huyện nga sơn, thanh hóa (Trang 42 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)