Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cói

Một phần của tài liệu nghiên cứu các mối liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm từ cói ở huyện nga sơn, thanh hóa (Trang 27 - 30)

2.1.2.1 Đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây cói

Cây cói thuộc họ Cyperaceae gồm 85 chi và trên 4000 loàị ở nước ta có 30 chi với 240 loàị Cây cói đang trồng phổ biến là loài cói bông trắng (Cypeus tojet jomis) và cói bông nâu (C. Corymbosus). Nhưng hiện nay chỉ có giống cói bông trắng vì năng suất, chất lượng tốt hơn.

Thời vụ trồng cói là trồng quanh năm. Khi có điều kiện thuận lợi và có thể được. Thời vụ trồng ở miền Bắc hay Thanh Hoá là vào vụ Xuân tháng 3, 4; vụ mùa tháng 7, 8.

Chu kỳ sinh trưởng phát triển cây cói là rất ngắn chỉ trong vòng 3 – 4 tháng (vì bộ phận của hoa cói thì dài hơn so với cây cỏ lác, cỏ gấu). Tuy vậy ưu thế là thời gian khai thác nhiều vụ, nhiều năm. Hiện nay ở Thanh Hoá, Ninh Bình có nhiều vùng cói thâm canh thu hoạch 2 vụ: vụ cói Chiêm và vụ cói Mùạ

Chu kỳ sinh trưởng – phát triển của cây cói được chia thành các giai đoạn sau: * Giai đoạn nẩy mầm: Thân ngầm hay gọi là gốc cóị Thân cói hình thành bởi nhiều đốt. Mỗi đốt có lá bao bảo vệ mầm. Khi qua vụ khai thác (thu hoạch) và được chăm bón thì sẽ tạo điều kiện để thúc các mầm. Thân ngầm nẩy mầm và phát triển thành nhánh thân khác chỉ ở những đốt giữa phình tọ

* Giai đoạn đẻ nhánh: thân nẩy mầm và đâm tia ra thành nhánh thân mớị Thân mới hoàn thành thì vươn lên khỏi mặt đất. Quá trình này phát sinh liên tục đẻ nhánh liên tục. Nhưng theo thời gian nhất định (từng đợt) từ 7 – 10 ngày/đợt.

Thực tế ở miền Bắc nói chung, Thanh Hoá nói riêng khi điều kiện thời tiết thuận lợi (mưa, nhiệt độ > 250C; PH từ 6 – 7; độ mặn 0,15 – 0,20%), mực nước nông, hợp lý (nước ngọt) và chế độ đầu tư chăm sóc bón phân đúng đủ, thích hợp thì cói đẻ nhánh đem lại hiệu quả caọ Thường thường là các đợt nhánh ở tháng 3, 4 là cói vụ chiêm; tháng 7, 8 là cói vụ mùạ Các đợt nhánh khác thì bị lụi đi hoặc thành cói bổi (cây cói loại ra khi thu hoạch)

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 18

* Thời kỳ vươn cao: đây là giai đoạn quan trọng quyết định đến năng suất chất lượng cây cóị Thời gian vươn cao từ 35 – 45 ngàỵ Điều kiện đẩm bảo thuận lợi cói vươn cao là: nhiệt độ 25 – 300C; khi cói vươn có mưa, có nguồn nước ngọt và nước nông săm xắp mặt ruộng. Đồng thời được bón phân đúng đủ, kịp thời và với lượng lớn đặc biệt là lượng phân đạm để cói vừa vươn cao, vừa kéo dài độ trẻ của cói và tác động rất lớn đến chất lượng. (Nước ngọt để thau rửa mặn để độ mặn hợp lý cho cói phát triển)

* Thời kỳ ra hoa:

Khi cói ra hoa là cơ bản cây cói ngừng sinh trưởng. Hoa nở và hình thành hạt là cây cói chuyển sang giai đoạn thu hoạch (Cây cói từ xanh mềm chuyển sang màm xanh vàng óng cứng cây hơn). Thu hoạch cói: vụ chiêm cuối tháng 5, đầu tháng 6, vụ mùa vào tháng 8.

* Các sản phẩm từ cói

- Cói nguyên liệu: là sợi cói được chẻ từ cây cói tươi, sau khi được phơi khô, sợi cói trở nên mảnh, mềm và vẫn giữ được màu xanh. Trải qua nhiều năm màu cói sẽ nhạt đi thành màu nâu nhạt. Loại sợi này là nguyên liệu tốt nhất để dệt chiếu, làm túi và các vật dụng gia đình khác. Cói có chất lượng cao sẽ được bán ở dạng sợi mảnh sang các nước, còn cói có chất lượng trung bình và thấp được dung để se lại thành lõị

- Lõi (cói xe): lõi được xe lại từ hai sợi cói với nhau, lõi nhìn giống như sợi dây bện hay sợ dây thừng. Lõi dài và khô được dùng làm để dệt thảm, làm hàng thủ công và đặc biệt được sử dụng trong công nghiệp đóng góị

- Chiếu là sản phẩm truyền thống của huyện Nga Sơn tuy nhiên hiện nay tỷ lệ hộ sản xuất chiếu chiếm rất ít.

- Sản phẩm tiểu thủ công nghiệp (hộp, khay, làn, dép, túi, thảm……)

2.1.2.2 Các tác nhân tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cói

Các tác nhân tham gia liên kết có thể là các cá nhân, hộ gia đình, đơn vị, tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế tự nguyện cùng tham gia một hoạt động nào đó để đạt được lợi ích chung và lợi ích riêng cho mình. Trong sản xuất và tiêu thụ cói có thể chia ra thành các loại tác nhân như sau:

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 19

Tác nhân là đơn vị kinh tế tham gia cung ứng đầu vào, tiêu thụ, chế biến như tổ hợp tác, liên minh, hiệp hội, doanh nghiệp...

Tác nhân là các tổ chức như các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Họ tham gia với tư cách là các tác nhân bổ trợ cho người sản xuất, người thu gom, doanh nghiệp vay vốn.

Ngoài những tác nhân liên kết trên chúng ta còn thấy những tác nhân tham gia hỗ trợ hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cói như trạm khuyến nông, UBND….

2.1.2.2 Mối liên kết giữa các tác nhân

Trong quá trình sản xuất và tiêu thụ các tác nhân đã tự nguyện hình thành những mối liên kết với nhaụ Từ những mối liên kết đó đem lại cho họ nhiều lợi ích hơn nhưng cũng là sự ràng buộc trách nhiệm hơn với đối tác.

Những mối quan hệ có tác động qua lại, những mối liên kết có thể được hình thành thông qua hợp đồng hay thỏa thuận giữa các đối tác. Trong đó, nội dung của những mối liên kết này chủ yếu là hỗ trợ nhu cầu đầu vào, tiêu thụ sản phẩm, trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất...

Liên kết ngang Liên kết dọc

Sơ đồ 2.2: Phương thức liên kết trong sản xuất tiêu thụ cói

NTG cói NSX cói DN TG cói DN TG cói NSX cói NSX cói NTG cói DN TG cói

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 20

Một phần của tài liệu nghiên cứu các mối liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm từ cói ở huyện nga sơn, thanh hóa (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)