2.2.2.1 Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về liên kết thông qua hợp đồng giữa cơ sở chế biến và người sản xuất nguyên liệu nông nghiệp
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương, chính sách để thúc đẩy sự liên kết giữa cơ sở chế biến với người sản xuất nguyên liệu nông nghiệp như: Nghị quyết 06-NQ/TW ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị khi bàn về phát triển kinh tế trang trại đã chỉ rõ: “Chú trọng liên kết giữa doanh nghiệp Nhà nước và thành phần kinh tế khác. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn với công nghiệp chế biến nghành nghề, gắn sản xuất với tiêu thụ để hình thành liên kết công - nông nghiệp và dịch vụ và thị trường ở nông thôn để xây dựng nông thôn mới”. “Nhà nước cần có chính sách khuyến khích phát triển hình thức kinh tế trang trại gia đình cũng như các hình thức kinh tế khác của hộ gia đình. Đặc biệt khuyến khích các hộ nông dân, các trang trại gia đình và các thành phần kinh tế khác liên kết với nhau, hình thành các tổ chức, các hình thức kinh tế hợp tác để mở rộng quy mô sản xuất, thu hút và hỗ trợ các hộ gia đình còn khó khăn” .
Nghị quyết 09/2002/NQ-CP của Chính Phủ cũng “Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh về chế biến, thương mại thuộc các thành phần kinh tế mở rộng diện ký hợp đồng tiêu thụ nông sản với hợp tác xã hoặc ký trực tiếp với nông dân, gắn kết cho được sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu”.
Tại văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khi bàn về chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng đã nhấn mạnh: “Cần nhân rộng mô hình hợp tác giữa công nghiệp và nông nghiệp, doanh nghiệp nhà nước và hộ nông dân”. “Doanh nghiệp nhà nước và hộ nông dân phải liên kết với nhau thành hiệp hội để bảo vệ lợi ích của mình và hộ nông dân, không để xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh (tranh mua, tranh bán) giữa các doanh nghiệp nhà nước…”. Cụ thể hóa tinh thần Nghị quyết đại hội lần thứ IX của Đảng, hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành TW Đảng (Khóa IX), trong chủ trương về phát triển kinh tế tập thể cũng nhấn mạnh: “Thực hiện rộng rãi việc ký kết hợp đồng trực tiếp giữa doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông –lâm – ngư nghiệp với nông dân qua hợp tác xã. Các doanh nghiệp cung ứng vật tư, phân bón thức ăn chăn nuôi, hướng dẫn các quy trình kỹ thuật và thu mua sản phẩm cho hợp tác xã theo hợp
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 25
đồng dài hạn đối với sản phẩm có khối lượng lớn. Nhà nước có chế độ ưu đãi doanh nghiệp này, khuyến khích nông dân và hợp tác xã nguyên liệu mua cổ phần, trở thành những cổ đông của các doanh nghiệp chế biến nông - lâm sản” và “Thực hiện liên kết giữa các khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ giữa các thành phần kinh tế, tạo điều kiện để nông dân và các hợp tác xã tham gia cổ phần ngay từ đầu với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế với nông dân. Doanh nghiệp hỗ trợ vốn, chuyển giao kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm do nông dân làm ra với giá cả hợp lý”. Quyết định số 80/2002/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng giữa doanh nghiệp với nông dân. Theo quyết định này, Nhà Nước khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa với người sản xuất nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa để phát triển sản xuất ổn định và bền vững. Các doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản với người sản xuất sẽ được Nhà nước hỗ trợ về đất đai, đầu tư, tín dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, thị trường và xúc tiến thương mạị
2.2.2.2 Vấn đề liên kết sản xuất một số sản phẩm trong nước * Liên kết trong trồng rau màu xuất khẩu
Để nền kinh tế nông nghiệp ngày càng phát triển và đứng vững trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế mô hình liên kết "4 nhà" đang được nhân rộng trong sản xuất, chế biến rau màu đặc biệt là các loại cây trồng vụ đông nhằm phục vụ xuất khẩụ Mô hình này đã tạo ra một khối lượng lớn nông sản hàng hoá xuất khẩu, do đó có sức cạnh tranh trên thị trường, giúp nông dân và các doanh nghiệp cùng làm giàụ
Tỉnh Nam Định đã thúc đẩy liên kết “4 nhà” trong trồng rau màu xuất khẩu”: triển khai các chính sách hỗ trợ người nông dân trồng các loại cây vụ đông phục vụ xuất khẩu, đồng thời tổ chức cho các doanh nghiệp gặp gỡ với nông dân để thoả thuận, ký kết hợp đồng trồng và tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, tỉnh cũng vận động các Ngân hàng Thương Mại tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân và các doanh nghiệp vay vốn đầu tư, mở rộng diện tích, chế biến rau màu xuất khẩụ Đến nay đã có 10 doanh nghiệp thường xuyên ký kết với gần 50 địa phương trong tỉnh, nhằm phát triển trồng cây vụ đông xuất khẩu với tổng số diện tích hơn 1.000 hạ Các doanh nghiệp còn ký kết hợp
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 26
đồng với nông dân các địa phương trong tỉnh cung cấp giống cây trồng có chất lượng cao và chủ động đưa các giống cây mới vào đồng rộng.
Mô hình liên kết sản xuất ở Tây Ninh là hình thành các tổ kỹ thuật, hưởng lương theo phần trăm doanh số sản phẩm bao tiêụ Mỗi tổ kỹ thuật gồm bốn người, chịu trách nhiệm một khu vực cụ thể, có nhiệm vụ theo sát nông dân, vừa hướng dẫn kỹ thuật, vừa thống kê sản lượng, đồng thời cung ứng giống, vốn, phân bón, các loại thuốc bảo vệ thực vật và hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm có cho trước giá sàn, khi thu hoạch mới thu hồi vốn đầu tư. Nông dân phải làm theo đúng quy định mới được nghiệm thu, ai làm sai phải chịu lỗ, nhưng lợi nhuận thì thật hấp dẫn. Một kg dưa không hạt tổ hợp tác mua tại ruộng đến 7.000 đồng, nếu tự bán bên ngoài giá sỉ chỉ được 3.000 đồng/kg. Một ha dưa từ lúc trồng đến thu hoạch trong khoảng 70 ngày, năng suất trung bình 15 tấn/ha, tính ra tổng thu được 105 triệu đồng/ha, trong khi tổng vốn đầu tư (theo quy trình GAP) là 75 triệu đồng/ha, nông dân còn lãi được 30 triệu đồng trong 70 ngày, không phải lo chuyện tiêu thụ. So với giá bán bên ngoài, không làm theo GAP sẽ ít vốn đầu tư hơn, nhưng giá thấp, chất lượng thấp và không được bao tiêu, không thể đưa vào siêu thị.
* Liên kết trong ngành mía đường
Hiệp hội mía đường Lam Sơn tỉnh Thanh Hóa là một trong những mô hình liên kết tiêu biểu giữa doanh nghiệp Nhà nước với các hộ nông dân, công ty đã chủ động thiết lập mối quan hệ thân thiết với 3 nông trường trồng mía, Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, các hộ nông dân trồng mía thông qua đại diện là các HTX nông nghiệp và có sự bảo lãnh, ủng hộ của chính quyền địa phương, mô hình liên kết giữa doanh nghiệp chế biến với Nông trường, hộ sản xuất nông nghiệp, Ngân hàng đầu tư, tổ chức kinh doanh dịch vụ thương mại đã ra đời và hoạt động mang lại hiệu quả đáng kể. Với chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, lợi ích của mỗi bên được bảo đảm, sự gắn kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ đã được quan tâm chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền địa phương, nhờ đó duy trì phát triển các mối quan hệ đó đã tác động làm cho diện tích, năng suất, sản lượng và chất lượng mía đều tăng đáp ứng được nhu cầu cho nhà máy chế biến đường.
Bến Tre, lần đầu tiên nông dân trồng mía niên vụ mía 2006-2007, được Công ty Mía đường Bến Tre bảo hiểm giá mía tại nhà máy là 300.000 đồng/tấn. Với mức
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 27
giá này, nông dân sẽ được đảm bảo mức lợi nhuận cao hơn trồng lúa ít nhất 30%. Ngoài ra công ty còn thực hiện chính sách khuyến khích nông dân trồng mía giống mới, năng suất caọ Vào đầu vụ thu hoạch, mía đạt 8,5 chữ đường, giữa vụ 9,5 chữ đường và cuối vụ 10 chữ đường, nông dân còn được hỗ trợ thêm 10.000 đồng/tấn. Nông dân tham gia dự án sẽ được công ty mía đường đầu tư 8 triệu đồng/ha tiền mua giống, phân bón, thuốc trừ sâụ Khi thu hoạch, mỗi ha mía, nông dân bán cho công ty ít nhất 70 tấn theo giá thị trường và được hỗ trợ 50% lãi suất vay ngân hàng. Đây là mô hình có hiệu quả về mặt kinh tế lẫn xã hội, cần được nhân rộng.
* Liên kết trong ngàng Mây Tre Đan
Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (VIETCRAFT) phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và Hỗ trợ phát triển các làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam (HRPC) ra mắt Mạng lưới mây Việt Nam (Vietnam Rattan Network), thành viên của Mạng lưới Mây toàn cầu (Global Rattan Network) mới đây tại Hà Nội là một động thái tích cực. Thành viên chính của Mạng lưới Mây Việt Nam gồm: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương (Cục Công nghiệp địa phương), Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (VIETCRAFT), Trung tâm nghiên cứu và Hỗ trợ phát triển các làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam (HRPC), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Công Thương của 22 tỉnh thành có nguồn nguyên liệu mây, các nhà nhập khẩu lớn, nhà xuất khẩu hàng mây thủ công mỹ nghệ, các cơ sở chế biến nguyên liệu, các cơ sở thu gom nguyên liệu, các cơ sở cung ứng giống, các nhà cung ứng thiết bị, các đơn vị (viện) nghiên cứu, các chuyên gia về mây, các nhà tài trợ quốc tế….Mục tiêu chính của mạng lưới nhằm hỗ trợ các tỉnh trong việc quy hoạch và quản lý nguồn tài nguyên mây, phát triển vùng nguyên liệu mây mới, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, các kỹ thuật chế biến tiên tiến và thân thiện với môi trường, các thông tin liên quan đến thị trường sản phẩm mây thủ công mỹ nghệ trên thế giớị..thông qua mạng lưới mây Việt Nam, các thành viên cũng có cơ hội liên kết, nghiên cứu, tham quan và học hỏi các mô hình mây trên thế giới, các cơ hội về xúc tiến thương mại tại các thị trường trọng điểm, các cơ hội được hỗ trợ tài chính, thiết bị…để phát triển và chế biến nguồn nguyên liệu mây tại địa phương.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 28
* Liên kết trong sản xuất tiêu thụ đồ gỗ mỹ nghệ
Những người sản xuất kinh doanh đồ gỗ Đồng Kỵ thành lập Hội sản xuất, kinh doanh Gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ. Hội sản xuất, kinh doanh Gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ ra đời nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu: Tập hợp, đoàn kết của các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đồ gỗ, mỹ nghệ; liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau về kinh tế, kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh dịch vụ đồ gỗ; giữ gìn và phát triển làng nghề truyền thống đảm bảo bền vững; đa dạng về mẫu mã, chủng loại, nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước; bảo vệ lợi ích hợp pháp của các hội viên góp phần tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống của người lao động… Hội sản xuất, kinh doanh Gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ gồm 09 Ủy viên BCH, Ban Thường vụ gồm 03 đồng chí. Hiện nay, đã có trên 100 hội viên tự nguyện xin gia nhập tổ chức hộị
Các doanh nghiệp hội viên hội gỗ mỹ nghệ TP HCM (Hawa) đã liên kết 7 doanh nghiệp hội viên xây dựng gian hàng chung thúc đẩy tiêu thụ nội địạ Thành công bước đâu là đã xây dựng được hội trợ nội địa và hội chợ nhằm xuất khẩu đồ gỗ, việc liên kết này đã giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất, in ấn, quản cáo, quản bá thương hiệu, đồng thời tạo ra chuỗi giá trị gia tăng giúp người tiêu dùng trong nước sở hữu được các sản phẩm có chất lượng và với mức giá vừa phảị
Từ các mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp một số kinh nghệm rút ra về tổ chức liên kết trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm cói:
Hình thành và phát triển các tổ chức hợp tác nông dân đứng ra liên hệ với các doanh nghiệp gia công chế biến, các đơn vị kinh doanh nông sản xuất khẩu, các hợp tác xã đóng vai trò như chiếc cầu nối liên kết người dân và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ với nông dân.
Hình thành và phát triển hình thức Hiệp hội doanh nghiệp, nông dân chuyên nghiệp: Đây là hình thức chia sẻ thông tin, hỗ trợ nhau về tiền vốn, kỹ thuật sản xuất, tiêu thụ sản phẩm... Giữa các doanh nghiệp, hộ gia đình trên cơ sở tự nguyện cùng có lợị
Các Doanh nghiệp, cơ sở chế biến khi tham gia liên kết với nông dân cần có chính sách hỗ trợ cho người sản xuất đặc biệt là những hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 29
và thông tin thị trường để hộ thấy được lợi ích từ liên kết và yên tâm sản xuất, gắn bó với nhà máy, xí nghiệp.
2.2.2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cói trên Thế Giới và Việt Nam
Trên thế giới cói có nguồn gốc từ Đông Nam Á, hiện nay vùng phân bố đã được mở rộng, phía tây tới Irac, Ấn độ, phía bắc tới nam Trung Quốc, phía nam tới Úc, Indonesia cói cũng được du nhập vào Braxin để làm nguyên liệu đan lát. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cói và nguyên liệu tự nhiên trên Thế Giới ngày càng ổn định và mở rộng. (Lê Minh, 2009)
Hiện nay đã có hơn 40% sản phẩm ngành nghề nông thôn được xuất khẩu đến thị trường trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên Thế Giớị Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng năm 2006 là 630 triệu USD, 2008 là 850 USD. Các mặt hành thủ công mỹ nghệ từ cói ở thị trường EU tăng 14%, Mỹ tăng 8%, trên toàn Thế Giới tăng 4%, thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu, Mỹ, Braxin. Trung Quốc và Nhật Bản không sản xuất cói chẻ mà chủ yếu sản xuất cói không chẻ (Đỗ Khắc Ngữ, 2008).
Ở Việt Nam nghề cói đã có từ lâu đời với 2 loại sản phẩm chính là chiếu cói và các sản phẩm đan bằng cóị Theo số liệu điều tra của Bộ Nông Nghiệp và PTNT cùng với JICA Nhật Bản thì hiện nay có 39 tỉnh, thành phố có nghề dệt chiếu cói với 281 làng nghề, chiếm 9,5% tổng số làng nghề cả nước. Số lượng lao động tham gia là 233000 lao động, chiếm 17,3%. Hiện nay theo báo cáo tổng quan về ngành Cói Việt Nam của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, cả nước có 26 tỉnh, thành sản xuất cói, tập trung ở ba vùng lớn là vùng đồng bằng ven biển Bắc bộ (Thái Bình, Hải Phòng, Ninh Bình, Nam Định), vùng ven biển Bắc Trung bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…) và vùng ven biển Nam bộ (Trà Vinh, Vĩnh Long, Long An, Đồng Tháp).
Thanh hóa có diện tích cói lớn nhất cả nước trong đó huyện Nga Sơn là nơi trồng cói nhiều nhất cũng là vùng nguyên liệu cói lớn nhất Việt Nam, diện tích trồng cói chiếm 65% diện tích của tỉnh, 28,7% diện tích cả nước.(UBND huyện Nga Sơn, 2009)
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 30