Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu các mối liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm từ cói ở huyện nga sơn, thanh hóa (Trang 51 - 143)

3.2.1 Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu

3.2.1.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

Tiếp cận hệ thống: Tiếp cận đồng bộ trên tất cả các mặt, các yếu tố, các vấn đề liên quan trong mối quan hệ thống nhất.

Tiếp cận theo chuỗi giá trị: Phương pháp này dùng để miêu tả hoạt động của các tác nhân, phân tích vai trò, đóng góp giá trị của các tác nhân trong chuỗị

Sản xuất Thu gom Chế biến, tiêu thụ ( nông dân) DN, hộ DN

3.2.1.2 Chọn điểm nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cói huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Để thu thập được số liệu chúng tôi chọn đại diện 3 xã điển hình trên địa bàn là xã xã Nga Thanh, Nga Thủy, Nga Thái trong tổng số 17 xã trồng cói tại huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hoá để nghiên cứụ Đây là 3 xã có truyền thống làm cói lâu đời và có nhiều hộ sản xuất, doanh nghiệp, cơ sở, xí nghiệp thu gom chế biến và tiêu thụ cói trong huyện và là 3 xã đại diện cho các vùng sản xuất cói xã có điều kiện sản xuất cói là sản xuất thuận lợi, bình thường và khó khăn của huyện Nga Sơn.

3.1.2.3 Chọn mẫu nghiên cứu

Để phục vụ cho luận văn chúng tôi tiến hành điều tra chọn mẫu với số lượng: Điều tra 60 hộ sản xuất sản phẩm cói bao gồm việc trồng cói và sản xuất cói xe (lõi), số hộ này sẽ được chọn theo chủ định nhằm đại diện cho 3 xã có điều kiện sản xuất cói là sản xuất thuận lợi, bình thường và khó khăn của huyện Nga Sơn cụ thể là vùng chuyên canh cây cói của huyện. Sau đó ở mỗi xã sẽ chọn ngẫu nhiên ra 2 thôn và mỗi thôn chọn ngẫu nhiên ra 7 hộ liên kết và 3 hộ không tham gia liên kết. Các thôn và các hộ được chọn bằng cách gắp thăm ngẫu nhiên. Trong đó hộ liên kết là hộ có quan hệ mua bán theo hợp đồng hay thỏa thuận và nhận được những hỗ trợ về tài chính, nguyên liệu và được cam kết thu mua sản phẩm và có mức độ quan hệ thường xuyên lâu dài, tham gia vào ít nhất một mối liên kết, hộ không liên kết là hộ mua bán tự do, không tham gia vào bất cứ mối liên kết nàọ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 42

Quá trình chọn mẫu được tóm tắt như sau

Sơ đồ 3.1: Phương pháp chọn mẫu theo cấp nghiên cứu Bảng 3.2: Phân bổ mẫu nghiên cứu theo cấp nghiên cứu

Số hộ

Nội dung Số thôn

Liên kết Không liên kết Tổng số

Nga Thái 2 15 5 20

Nga thủy 2 15 5 20

Điều tra hộ

Nga Thanh 2 15 5 20

Người thu gom 20 10 30

Doanh nghiệp 16

Tổng 6 45 15 106

Các hộ sản xuất, thu gom, bán buôn, bán lẻ được chọn một cách ngẫu nhiên ở các xã được chọn làm địa bàn nghiên cứu, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn các xã trên được điều tra hết, ngoài ra còn điều tra thêm 5 doanh nghiệp ở các xã không thuộc vùng chuyên canh cói (xa vùng cói nguyên liệu).

Mẫu điều tra (60 hộ) Nga Thủy (20 hộ) Nga Thanh (20 hộ) Thôn 1 (10 hộ) Thôn 5 (10 hộ) Thôn 2 (10 hộ) Thôn 7 (10 hộ) Nga Thái (20 hộ) Chọn theo chủ định Chọn Ngẫu nhiên Thôn 1 (10 hộ) Thôn 4 (10 hộ)

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 43

Mặt khác chúng tôi tiến hàng phỏng vấn với người quản lý hiệp hội chiếu cói Nga Sơn và người quản lý liên minh sản xuất và tiêu thụ cói đóng trên địa bàn huyện Nga Sơn.

Ngoài ra chúng tôi tiến hành phỏng vấn các cơ quan có liên quan như: cơ quan quản lý nhà nước (trưởng các phòng ban: phòng kinh tế kế hoạch, phòng tài chính, phòng công thương…), nhà khoa học đã và đang nghiên cứu về cói ở huyện, cơ quan khuyến nông, cơ quan cung cấp tín dụng (ngân hàng, quỹ tín dụng…..).

Nội dung điều tra hộ nông dân bao gồm: Sự hiểu biết của người sản xuất về lợi ích của việc liên kết, điều kiện sản xuất, tình hình đầu tư và vốn cho sản xuất của hộ, những khó khăn mà hộ đang gặp phải và mong muốn của hộ ra saỏ

Điều tra người thu gom, doanh nghiệp về các nội dung sau: tình hình thu mua cói, việc liên kết diễn ra như thế nào, có gặp khó khăn, nhu cầu khi tham gia liên kết và những đề xuất để tăng cường mối liên kết tại địa phương.

Phỏng vấn cơ quan quản lý nhà nướcvề những chủ trương chính sách, cơ chế hỗ trợ tạo điều kiện cho liên kết phát triển.

Ngoài ra phỏng vấn cán bộ khuyến nông với nông dân, và tìm hiểu chủ trương chính sách tác động của nhà nước để khuyến khích sản xuất tiêu thụ và vấn đề liên kêt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1 Số liệu thứ cấp

Được lấy từ sách, báo, internet, các văn bản pháp luật, qua báo cáo của phòng thống kê, phòng kinh tế huyện và ban thống kê các xã…..

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 44

TT Nội dung số liệu Địa điểm thu thập Phương pháp thu thập

1 Tài liệu về cơ sở lý luận, thực tiễn ở Việt Nam và thế giới

Sách, báo, luận văn, sách Internet có liên quan, các văn bản pháp luật, chính sách của nhà nước.

Tra cứu, chọn lọc thông tin

2 Số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu: Tình hình phân bố đất đai, lao động. Tình hình phát triển kinh tế -xã hội, CSHT

Phòng thống kê, phòng kinh tế huyện Nga Sơn, các websites của huyện, tỉnh

Tìm hiểu, tổng hợp từ các báo cáo

3 Số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng, số hộ, cơ sở chế biến, doanh nghiệp xuất khẩụ

Phòng thống kê huyện, ban thống kê xã

Tìm hiểu tài liệu, khảo sát thực tế, phỏng vấn, điều trạ

4 Chi phí, giá đầu vào, giá đầu ra, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp hiệp hội, hộ sx, hộ thu gom, hộ chế biến, hộ tiêu thụ

Ban lãnh đạo, Phòng kế toán công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp, chủ hộ.

Tổng hợp từ các báo cáo, phỏng vấn, điều tra, khảo sát.

3.2.2.2 Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp là những số liệu mới chưa được công bố trên tài liệu nàọ Để có được những số liệu sơ cấp chúng tôi đã tiến hành những công việc sau:

- Lập phiếu điều tra và điều tra trực tiếp các tác nhân tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cói của bao gồm người dân trồng cói, người thu gom(bán buôn), doanh nghiệp, công ty sản xuất tiêu thu, đại lý thu gom, người bán lẻ sản phẩm từ cói theo mẫu phiếu đã được lập.

- Phỏng vấn cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan khuyến nông, nhà khoa học.

- Thu thập các thông tin về các tác nhân tham gia liên kết, về hoạt động sản xuất và tiêu cói tại địa phương theo mẫu phiếu điều trạ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 45

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu sau khi thu thập được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel. Với những số liệu thứ cấp chúng tôi chọn lọc những thông tin cần thiết và tính toán lại theo mục đích của mình.

3.2.4 Phương pháp phân tích

Phương pháp thống kê mô tả: được sử dụng để mô tả những đặc điểm, mức độ của sự vật, hiện tượng, dùng trong phân tích mối quan hệ, sự tác động của sự vật này với sự vật khác. Trong đề tài nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê mô tả để miêu tả thực trạng sản xuất, các mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cói, mối quan hệ giữa các tác nhân với nhaụ

Phương pháp thống kê so sánh: là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các chỉ tiêu khác nhau rồi đem so sánh với nhaụ Có những loại so sánh như sau: so sánh theo thời gian chỉ sự biến động qua các kỳ; so sánh theo không gian chỉ sự giống và khác nhau giữa các địa bàn so sánh; so sánh giữa kết quả thực hiện trên thực tế và kế hoạch đề ra để thấy được mức độ hoàn thành…phương pháp này được sử dụng trong đề tài nhằm so sánh thực hiện liên kết, kết quả sản xuất và tiêu thụ của các tác nhân nghiên cứu, so sánh lợi ích và chi phí mà các tác nhân nhận được và bỏ ra khi tham gia liên kết.

3.2.5 Một số chỉ tiêu đánh giá

3.2.5.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng sản xuất – tiêu thụ sản phẩm từ cói (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Diện tích: ha - Sản lượng: tạ/ha - Năng suất: tạ/ha

- Lao động: ngày công (8h) - Giá bán bình quân: đồng/tạ sp

3.2.5.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh đặc điểm tác nhân

- Tuổi, trình độ chủ hộ, cơ sở sản xuất - TĐVH, TĐCM

- Lao động

- Quy mô diện tích, vốn sản xuất - Vốn cố định, vốn lưu động

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 46

3.2.5.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả sản xuất

- Sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ - Giá bán, giá trị sản phẩm

- Chi phí sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp

3.2.5.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động liên kết

- Hình thức liên kết : liên kết dọc, liên kết ngang

- Cách thức liên kết : thông qua hợp đồng, thỏa thuận, tự do

- Quy mô liên kết: số tác nhân tham gia trong các mối liên kết (số hộ, cơ sở tiêu thụ sản phẩm qua người thu gom, doanh nghiệp)

- Nội dung liên kết

+ Số hộ tiêu thụ được sản phẩm + Số hộ được ứng tiền trước

+ Số hộ thỏa thuận được cung cấp nguyên liệu

+ Số hộ thỏa thuận giá mua, bán sản phẩm cho các tác nhân + Số hộ thỏa thuận về tiêu chuẩn chất lượng thỏa thuận + Số hộ thỏa thuận phương thức vận chuyển

- Chỉ tiêu đánh giá kết quả liên kết: + Số hộ, số tiền hộ được ứng tiền trước

+ Số hộ, khối lượng nguyên liệu hộ được cung cấp + Số hộ được tiêu thụ sản phẩm

+ Sự chênh lệch giá bán giữa các tác nhân + Khối lượng, lợi nhận, chi phí cả từng tác nhân

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 47

PHẦN IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thực trạng các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ cói ở huyện Nga Sơn huyện Nga Sơn

4.1.1 Thực trạng sản xuât, tiêu thụ sản phẩm từ cói ở huyện Nga Sơn * Thực trạng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm từ cói huyện Nga Sơn * Thực trạng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm từ cói huyện Nga Sơn

Tính đến 2010 huyện Nga Sơn có gần 3000 ha diện tích trồng cói, chủ yếu ở các xã vùng biển. Sản xuất và thâm canh cây cói có từ lâu đời trên địa bàn huyện.

Bảng 4.1: Biến động diện tích trồng cói huyện Nga Sơn từ 2008 -2010

ĐVT: ha Tốc độ phát triển (%) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 09/08 010/09 BQ Tổng số 3161,2 2555,8 2627,4 80,8 102,8 91,2 Ba Đình 33,0 28,5 29,0 86,4 101,8 93,7 Nga Vịnh 36,0 7,0 8,5 19,4 121,4 48,6 Nga Thắng 6,0 7,5 6,5 125,0 86,7 104,1 Nga Thiện 125,0 125,0 125,0 100,0 100,0 100,0 Nga Điền 310,0 192,0 192,0 61,9 100,0 78,7 Nga Phú 175,5 29,5 37,2 16,8 126,1 46,0 Nga Hải 1,7 1,7 1,6 100,0 94,1 97,0 Nga Lĩnh 18,5 18,0 14,0 97,3 77,8 87,0 Nga Nhân 4,8 1,8 1,5 37,5 83,3 55,9 Nga Mỹ 4,4 4,0 4,0 90,9 100,0 95,3 Nga Thạch 123,4 123,3 116,0 99,9 94,1 97,0 Nga Bạch 38,0 38,0 38,0 100,0 100,0 100,0 Nga Thanh 286,2 286,2 286,1 100,0 100,0 100,0 Nga Thủy 382,7 400,3 403,0 104,6 100,7 102,6 Nga Tân 384,0 383,0 433,0 99,7 113,1 106,2 Nga Tiến 410,0 365,2 368,0 89,1 100,8 94,7 Nga Liên 331,0 334,0 334,0 100,9 100,0 100,5 Nga Thái 491,0 210,8 230,0 42,9 109,1 68,4

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 48 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Diện tích trồng cói của huyện Nga Sơn được tập trung chủ yếu ở 8 xã vùng chuyên canh cây cói của huyện. Qua bảng số liệu trên diện tích chung của toàn huyện trong 3 năm có cả tăng và giảm, bình quân qua 3 năm giảm đi gần 9%, giảm ở năm 2009 và tăng lại ở năm 2010. Trong đó giảm mạnh ở các xã như Nga Phú, Nga Thái, Nga Điền, ở một số xã thì diện tích có tăng nhung tỷ lệ tăng ít. Nguyên nhân của việc diện tích trồng cói giảm là do UBND huyện quy hoạch lại diện tích trồng cói ở các xã vùng chuyên canh cói và chuyển một phần diện tích trồng cói xen lúa sang trồng lúa (2008 chuyển 409,2 ha sang cấy lúa, 2009 chuyển 32,59 ha, 2010 chuyển 29,15 ha) nên làm cho diện tích ở các xã giảm và làm cho diện tích trồng cói chung của cả huyện giảm đị

Bảng 4.2: Biến động năng suất cói huyện Nga Sơn từ 2008 -2010

ĐVT tạ/ha Tốc đô phát triển (%) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 09/08 010/09 BQ BQ chung 67,2 74,8 78,3 111,3 104,6 107,9 Ba Đình 71,5 72,4 75,9 101,3 104,8 103,0 Nga Vịnh 71,5 72,3 74,7 101,1 103,3 102,2 Nga Thắng 73,3 66,3 70,0 90,4 105,6 97,7 Nga Thiện 67,6 60,6 74,7 89,7 123,2 105,1 Nga Điền 69,1 55,9 73,0 80,9 130,6 102,8 Nga Phú 63,5 68,5 77,6 107,9 113,3 110,6 Nga Hải 65,9 58,2 56,3 88,4 96,6 92,4 Nga Lĩnh 72,4 68,9 77,9 95,1 113,0 103,7 Nga Nhân 66,7 61,7 73,3 92,5 118,9 104,9 Nga Mỹ 63,6 62,5 65,0 98,2 104,0 101,1 Nga Thạch 61,1 56,2 69,5 92,0 123,6 106,7 Nga Bạch 69,5 61,0 69,6 87,8 114,2 100,1 Nga Thanh 85,5 90,0 87,5 105,2 97,3 101,2 Nga Thủy 75,1 82,7 81,0 110,2 97,9 103,9 Nga Tân 47,4 73,4 70,7 154,9 96,3 122,1 Nga Tiến 53,8 68,3 73,0 127,0 107,0 116,5 Nga Liên 86,0 85,5 90,0 99,4 105,3 102,3 Nga Thái 65,2 78,0 81,4 119,7 104,4 111,8

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 49

Song song với việc quy hoạch điều chỉnh diện tích trồng cói thì việc chú trọng thâm canh nâng cao năng suất cói nên năng suất cói không ngừng tăng lên. Qua 3 năm năng suất bình quân toàn huyện tăng 7,9 %. Năng suất cói năm 2010 là 78,3 tạ/ha tăng lên 11 tạ/ha so với 2008.

Mặc dù áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất đã làm cho năng suất cói không ngừng tăng lên qua các năm nhưng sản lượng cói chung của toàn huyện qua 3 năm vẫn giảm. Qua 3 năm sản lượng cói giảm đi 1,6%, giảm mạnh ở năm 2009 giảm khoảng 10%, và tăng trở lại vào năm 2010. Sản lượng cói chung của cả huyện giảm đi là do sự giảm đi về diện tích ở các xã vùng chuyên canh cói theo quy hoạch của UBND huyện chuyển một phần diện tích cói xen lúa sang canh tác lúạ Trong đó giảm mạnh ở các xã Nga Phú (giảm 49,1%), Nga Thái ( giảm 13,5%), Nga điền (giảm gần 20%) là các xã nằm trong vùng chuyên canh cói, và sản lượng giảm còn diễn ra ở một số xã khác ở vùng bán chuyên canh cây cói như Nga Nhân, Nga Lĩnh, Nga Mỹ, Nga Hảị

Bảng 4.3: Biến động sản lượng cói của huyện Nga Sơn từ 2008 -2010

Sản lượng ( tấn) So sánh (%) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 09/08 010/09 BQ Tổng số 21253,8 19128,8 20573,3 90,0 107,6 98,4 Ba Đình 235,9 206,4 220,0 87,5 106,6 96,6 Nga Vịnh 257,4 50,6 63,5 19,7 125,5 49,7 Nga Thắng 44,0 49,7 45,5 113,0 91,5 101,7 Nga Thiện 845,0 758,0 934,0 89,7 123,2 105,1 Nga Điền 2141,0 1072,8 1401,0 50,1 130,6 80,9 Nga Phú 1113,6 202,0 288,5 18,1 142,8 50,9 Nga Hải 11,2 9,9 9,0 88,4 90,9 89,6 Nga Lĩnh 134,0 124,0 109,0 92,5 87,9 90,2 Nga Nhân 32,0 11,1 11,0 34,7 99,1 58,6 Nga Mỹ 28,0 25,0 26,0 89,3 104,0 96,4 Nga Thạch 753,9 693,4 806,2 92,0 116,3 103,4 Nga Bạch 264,1 231,8 264,6 87,8 114,2 100,1

Một phần của tài liệu nghiên cứu các mối liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm từ cói ở huyện nga sơn, thanh hóa (Trang 51 - 143)