huyện Nga Sơn
* Ưu nhược điểm của các cách thức liên kết
Bảng 4.42: Ưu nhược điểm của các cách thức liên kết 1. Liên kết chặt chẽ dạng hợp đồng văn bản
Ưu điểm Hạn chế
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 98
- Xác định được trước chi phí, lợi ích - Có cơ sở pháp lý, được pháp luật bảo đảm - Giảm thiểu rủi ro
tác nhân khác ngoài hợp đồng - Giá cả thay đổi
- Trình độ các tác nhân thấp. - Thủ tục rườm rà và phải qua chính quyền xã.
2. Liên kết lỏng lẻo dạng thoả thuận miệng
Ưu điểm Hạn chế
- Phù hợp với trình độ người dân - Phù hợp với sự thay đổi giá cả
- Xây dựng niềm tin, phát triển các quan hệ cộng đồng - Có nguồn sản phẩm ổn định và bảo đảm trước - Đơn giản dễ thực hiện
- Không chủ động sản phẩm và phụ thuộc vào người sản xuất - Quan hệ tuỳ thuộc vào ý thức của người dân
- Tranh mua, tranh bán giữa các tác nhân thu gom
3. Mua bán tự do
Ưu điểm Hạn chế
- Thuận tiện, dễ tham gia và rút khỏi thị trường - Phù hợp với trình độ người dân
- Phù hợp với sự thay đổi giá cả
- Giá cả biến động phụ thuộc vào cung cầu
- Bị động trong kinh doanh - Rủi ro lớn
- Tranh mua tranh bán
* Những thành công của các mối liên kết
Liên kết đã giúp cho các tác nhân có quan điểm tích cực, chia sẻ. Lên kết đã thu được kết quả tốt và mang lại nhiều lợi ích cho các tác nhân tham gia liên kết như tiêu thụ được sản phẩm, được ứng trước tiền, được cấp nguyên liệu, giúp cho các tác nhân tham gia liên kết sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn nhờ tiết kiệm chi phí giao dịch, chi phí đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm, bán sản phẩm với giá cao hơn, nâng cao khả năng mở rộng quy mô hoạt động cho các tác nhân, tạo ra công ăn việc làm cho lao động của các hộ.
* Những tồn tại của các mối liên kết trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm từ cói ở Nga Sơn
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 99
Bên cạnh những thành công, các mối liên kết giữa các tác nhân cũng tồn tại những hạn chế thể hiện thông qua tỷ lệ các tác nhân tham gia liên kết theo cách thức liên kết bằng hợp đồng văn bản thấp từ 16 - 50%, cách thức liên kết chủ yếu là không chính thức bằng thỏa thuận miệng và mua bán tự do lỏng lẻọ Nội dung liên kết còn ít. Tình trạng phá vỡ liên kết vẫn còn xảy ra tuy nhiên với tỷ lệ thấp cụ thể như bảng 4.43.
Bảng 4.43: Tỷ lệ các tác nhân phá vỡ liên kết
Cói nguyên liệu Cói se
Diễn giải SL (hộ, DN) Tỷ lệ (%) SL (hộ, DN) Tỷ lệ (%) NSX liên kết với NTG 3 13,04 5 15,63 NSX liên kết với DN 2 9,09 2 15,38 NTG liên kết với NTG 1 14,29 0 0,00 NTG liên kết với DN 1 7,69 1 8,33
( Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra, năm 2011)
Qua bảng ta thấy tỷ lệ tác nhân phá vớ liên kết trong sản phẩm cói se cao hơn so với liên kết trong cói nguyên liệu cụ thể như sau: Trong mối liên kết giữa người sản xuất với người thu gom thì số lượng và tỷ lệ hộ phá vỡ liên kết trong sản xuất cói se cao hơn so với cói nguyên liệu (cói se 15,63%, cói nguyên liệu là 13,04%) điều này là do mâu thuẫn về độ ẩm của sản phẩm cói se đã ảnh hưởng đến việc định giá sản phẩm giữa hai tác nhân người sản xuất và người thu gom.
Qua tìm hiểu cho thấy mối liên kết giữa người thu gom với doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp với nhau là chặt chẽ và các tác nhân này tuân thủ thỏa thuận tốt hơn thể hiện thông qua tỷ lệ phá vỡ liên kết thấp chỉ 7,69% với cói nguyên liệu và 8,33% với cói se, trong mối liên kết giữa các doanh nghiệp chủ yếu là bằng hợp đồng văn bản chặt chẽ, mặc dù vẫn có những mâu thuẫn nhưng không có trường hợp nào phá vỡ hợp đồng.
Các thành viên trong Hiệp hội không đoàn kết mạnh ai đó bán nên không cạnh trạnh được với Trung Quốc nên thường xuyên bị phía Trung Quốc ép giá, sản phẩm cói không đồng nhất nên khó trong việc định giá chung cho sản phẩm tiêu thụ, luật doanh nghiệp, điều lệ hoạt động của Hiệp hội còn nhiều lỗ hổng nên không có sự ràng buộc
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 100
được các doanh nghiệp thành viên nên doanh nghiệp nào mạnh thì doanh nghiệp đó bán, các thành viên trong hiệp hội chưa chia sẻ lợi ích với nhaụ
Nguyên nhân dẫn tới các tồn tại trong liên kết là do quản lý của nhà nước còn hạn chế đặc biệt là hệ thống luật pháp chưa đủ mạnh để xử lý khi có tác nhân vi phạm hợp đồng, sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên khó kiểm soát chất lượng sản phẩm, thời điểm thu hoạch thì các hộ không hoặc ít sản xuất cói se nên ảnh hưởng đến việc thực hiện cam kết, thỏa thuận hay do đời sống còn nhiều khó khăn nên các hộ sản xuất đôi khi chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt đã không trung thực đã làm mất lòng tin của đối tác làm phá vỡ mối liên kết, thời điểm tiêu thụ sản phẩm khó doanh nghiệp và người thu gom vẫn ép giá người sản xuất.