Yếu tố ảnh hưởng đến liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm từ có

Một phần của tài liệu nghiên cứu các mối liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm từ cói ở huyện nga sơn, thanh hóa (Trang 102 - 107)

Qua điều tra, phân tích mối liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm cói ở huyện, tôi xin chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng tới các mối liên kết như sau:

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 93

* Hiểu biết của các tác nhân về vấn đề liên kết: như đã phân tích ở trên, phần lớn các tác nhân lựa chọn liên kết theo cách thức hợp đồng miệng hoặc tự dọ Cách thức liên kết qua thỏa thuận miệng tiện lợi và không cần nhiều thủ tục nhưng nó lại không an toàn vì thiếu tính pháp lý và dễ bị thay đổi, các tác nhân chỉ thỏa thuận với nhau bằng lời nói nên không có cơ sở để giải quyết khi một trong hai bên vi phạm những thỏa thuận đó, các thức liên kết này chủ yếu dựa trên quan hệ quen biết từ lâu, tin tưởng lẫn nhaụ Họ thường cho rằng việc sử dụng cách thức hợp đồng văn bản thường phức tạp, không cần thiết khi giao dịch với khối lượng hàng ít. Tuy nhiên, mỗi cơ chế liên kết đều có ưu và nhược điểm của nó, đa phần người sản xuất chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc ký kết bằng hợp đồng văn bản điều này được thể hiện trong bảng 4.38.

Bảng 4.38: Hiểu biết của các tác nhân về vấn đề liên kết

Người sản xuất Người thu gom Doanh nghiệp

Chỉ tiêu SL ( hộ) Tỷ lệ (%) SL ( hộ) Tỷ lệ (%) SL ( hộ) Tỷ lệ (%) Biết rõ 4 8,89 5 16,67 10 62,50

Biết nhưng không rõ 24 53,33 13 43,33 4 25,00

Không biết 32 71,11 12 40,00 2 12,50

( Nguồn:tổng hợp số liệu điều tra năm 2011)

Qua bảng 4.38 cho thấy các chủ doanh nghiệp có tỷ lệ hiểu biết rõ về liên kết cao nhất (62,5% chủ doanh nghiệp hiểu biết rõ, chỉ có 12% chủ doanh nghiệp không biết về liên kết). Người sản xuất là người có hiểu biết về liên kết thấp nhất (71,11% chủ hộ không biết về liên kết, 53,33% chủ hộ trả lời biết nhưng không rõ, 8,89% chủ hộ trả lời biết rõ về liên kết), về phía người thu gom có 16,67% người thu gom hiểu biết rõ về liên kết, 40% số hộ không biết về vấn đề liên kết.

Sự hiểu biết của các tác nhân có ảnh hưởng tới các mối liên kết còn được thể hiện trong lý do không tham gia liên kết của các hộ sản xuất cói sẹ

Qua tìm hiểu có tới 73,33% số hộ không tham gia liên kết trong sản xuất cói se vì sợ bị ràng buộc và 60% số hộ đưa ra lý do là không rõ lợi ích nên không liên kết và có 20% số hộ không tham gia liên kết trong sản xuất cói se cho biết là không biết cách liên kết.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 94

Bảng 4.39: Lý do không tham gia liên kết của hộ sản xuất cói se

Lý do SL ( hộ) Tỷ lệ (%)

Không rõ lợi ích 9 60,00

Không biết cách liên kết 3 20,00

Sợ bị ràng buộc 11 73,33

(Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra năm 2011)

Như vậy qua những phân tích và số liệu về vấn đề hiểu biết về liên kết của các tác nhân ta đi đến kết luận vấn đề hiểu biết về liên kết có ảnh hưởng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng hiểu biết về liên kết và nắm bắt các cơ hội do liên kết đem lại, tác nhân có hiểu biết rõ về vấn đề liên kết sẽ liên kết chặt chẽ hơn. Học vấn cũng quy định khả năng tư duy trong sản xuất, điều này cũng ảnh hưởng tới hiệu quả liên kết trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm từ cóị Điều này cũng phản ánh trình độ quản lý và khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật của hộ sẽ hạn chế, khả năng tiếp cận và xử lý thông tin cũng kém.

* Mức độ phụ thuộc về tài chính: mức độ phụ thuộc tài chính càng cao thì việc liên kết càng chặt chẽ. Qua tìm hiểu vấn đề vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến vấn đề phát triển các mối liên kết, người sản xuất thì cần tiền để đầu tư cho sản xuất như mua vật tư phục vụ cho sản xuất nhất là lúc vào thời vụ chăm sóc cho cây cói, cần tiền để trang trải cho cuộc sống hay việc người sản xuất có nhân công nhưng không có đủ nguyên liệu thì việc cho ứng tiền, cấp nguyên liệu cho hộ sản xuất sẽ góp phần làm cho mối liên kết bền chặt. Tuy nhiên để có thể hỗ trợ các hộ sản xuất về mặt tài chính hay việc mua nguyên liệu cấp cho người sản xuất thì đoài hỏi người thu gom và doanh nghiệp cần có một lượng vốn lớn và quan trọng là nguồn vốn tự có lớn mới có thể làm được điều này vì nếu là nguồn vốn đi vay thì sẽ phải chịu chi phí vay vốn sẽ làm cho chi phí tăng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của tác nhân. Nhu cầu về mặt tài chính được thể hiện qua mong muốn nhận được khi tham gia liên kết của nhóm hộ không liên kết ở bảng sau:

Bảng 4.40: Lợi ích mong muốn nhận được khi tham gia liên kết

Cói Nguyên liệu Cói se

Lợi ích

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 95

Được cung cấp nguyên liệu 0 0,00 10 66,67

Được ứng tiền trước 11 73,33 12 80,00

Giá bán cao 11 73,33 11 73,33

Cung cấp vật tư đầu vào 12 80,00 0 0,00

Thu mua hết sản phẩm 7 46,67 10 66,67

( Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra năm 2011)

Qua điều tra nhóm hộ không liên kết thì khi hộ tham gia liên kết thì lợi ích mà các hộ mong muốn nhận được chủ yếu liên quan đến vấn đề tài chính: có 73,33% - 80% số hộ mong muốn được ứng tiền trước, 66,67% số hộ sản xuất cói se mong muốn được cung cấp nguyên liệu và có 80% số hộ mong muốn được cung ứng vật tư (phân bón, thuốc bảo vệ thục vật…).

* Quy mô của các tác nhân cụ thể là về diện tích, lao động, nguồn vốn, tài sản càng cao thì nhu cầu liên kết với nhau để giải quyết khó khăn và hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Qua tìm hiểu thực tế nhận thấy rằng với các doanh nghiệp thu gom xuất khẩu với khối lượng vốn và khối lượng sản phẩm giao dịch lớn thì việc liên kết với các tác nhân càng chặt chẽ và đa dạng về tác nhân (liên kết cả với người thu gom và người sản xuất), các hộ có diện tích trồng cói lớn, tạo ra khối lượng sản phẩm nhiều thì nhu cầu liên kết để nhận được sự hỗ trợ về tài chính để đầu tư cho việc sản xuất và tiêu thụ cói nguyên liệu càng cao (diện tích đất trồng cói bình quân của nhóm hộ liên kết là 5,9 sào gấp 1,7 lần so với nhóm hộ không tham giam liên kết).

Nhóm hộ tham gia liên kết trong sản xuất cói se có số nhân khẩu và lao động cao hơn nhóm không liên kết (nhóm liên kết 4,58 khẩu, 3,04 lao động, nhóm không liên kết là 4 khẩu và 2,53 lao động). Như vậy để tạo việc làm cho lao động gia đình thì các hộ đã tham gia liên kết để có ngồn nguyên liệu tạo việc làm cho lao động gia đình, không chỉ lao động trong độ tuổi lao động mà cả cho lao động ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn có khả năng tham gia lao động. Đây cũng là yếu tố mà các cấp chính quyền tỉnh thanh hóa và của huyện Nga Sơn quyết định duy trì và phát triển vùng cói mặc dù có thời điểm việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cói khó khăn.

Bảng 4.41: Lý do hộ sản xuất cói nguyên liệu không tham gia liên kết

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 96

( hộ) (%)

Không rõ lợi ích 5 33,33

Sợ bị ràng buộc 10 66,67

Không đủ điều kiện 10 66,67

(Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra năm 2011)

Ngoài ra điều này còn được minh chứng bởi lý do các hộ không tham gia liên kết như có tới 66,67% số hộ không tham gia liên kết trong sản xuất cói nguyên liệu với lý do không đủ điều kiện về diện tích và khối lượng sản phẩm sản xuất ra, có 33,33% số hộ cho biết lý do không tham gia liên kết là không rõ lợi ích và có 66,67% số hộ có lý do là sợ bị ràng buộc. Như vậy việc không hiểu rõ những lợi ích được nhận và tâm lý lo lắng sợ bị ràng buộc đã ảnh hưởng đến việc sự phát triển liên kết.

* Sự tin tưởng, tín nhiệm: Không phải tự nhiên mà những người sản xuất lựa chọn đối tác để bán sản phẩm. Sự lựa chọn đối tác trong công tác tiêu thụ sản phẩm của người sản xuất một phần do giá cả, phần khác do quan hệ quen biết từ trước, tin tưởng lẫn nhaụ Niềm tin là cơ sở quan trọng trong việc ra quyết định của người sản xuất và việc tạo dựng lòng tin ở các đối tác của những tác nhân thu gom, doanh nghiệp sản xuất – tiêu thụ, ở doanh nghiệp, công ty chế biến tiêu thụ là yếu tố không thể thiếu, nó quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp, chỗ đứng của người thu gom trong cơ chế cạnh tranh như hiện naỵ Điều này thể hiện rõ qua phương thức thanh toán giữa các tác nhân với nhaụ Người sản xuất sau quá trình hoạt động sản xuất, họ muốn nhanh chóng thu hồi vốn và tăng thu nhập cải thiện đời sống đồng thời có vốn tiến hành các hoạt động sản xuất tiếp theo, vì vậy việc thanh toán cho họ đúng hẹn sẽ tạo uy tín cho người thu gom, công ty, doanh nghiệp chế biến thu gom xuất khẩụ

4.2.1.2 Yếu tố khách quan

* Biến động thị trường

Trong bối cảnh hiện nay sự cạnh tranh luôn diễn ra gay gắt, quyết liệt, đó là điều tất yếu của kinh tế thị trường, nó tăng cường vào việc phát triển sản xuất, dịch vụ và nâng cao chất lượng sản phẩm. Mặc dù các doanh nghiệp không cạnh tranh về chất lượng, chủng loại sản phẩm cũng như thị trường tiêu thụ song các doanh

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 97

nghiệp lại canh tranh rất quyết liệt về nguyên sản phẩm đầu vào, điển hình là cói nguyên liệu và cói sẹ

Giá cả là yếu tố quan trọng trong việc quyết định lựa chọn các đối tác của người sản xuất. Giá cả cao hay thấp tùy thuộc vào nhiều yếu tố, để bán được với giá cao người sản xuất thường quan tâm nhiều tới việc đầu tư sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Người sản xuất thường hay quan tâm tới cái lợi trước mắt nên sẽ tìm đến đối tác nào trả cho họ giá cao nhất và thanh toán nhanh. Việc các doanh nghiệp, người thu gom đưa ra mức giá thu mua cói nguyên liệu và cói se ảnh hưởng rất lớn đến liên kết giữa các hộ và các doanh nghiệp và người thu gom. Ngoài ra để ký kết được hợp đồng và thực hiện đúng hợp đồng thì việc giữ giá cả ổn định là điều hết sức cần thiết nhằm đảm bảo lợi ích cho các bên. Theo điều tra tìm hiểu, giá mà các doanh nghiệp, người thu gom liên kết thường cao hơn giá của các hộ không tham gia liên kết.

* Chính sách của nhà nước

Đối với chính sách trong việc liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, các quy định về xử lý vi phạm hợp đồng đã được ban hành kèm theo quyết định số 80/2002/QĐ - TTg của thủ tướng chính phủ như chưa đồng bộ. Điều này cũng làm cho các bên có thể sẵn sàng phá bỏ hợp đồng khi không có thị trường tiêu thụ hoặc khi giá thị trường cao hơn. Do đó ngay cả khi hợp đồng đã được ký kết, đặc biệt là hợp đồng tiêu thụ nông sản, nếu có sự phá vỡ hợp đồng thì bên vi phạm sẽ một mình phải gánh chịu hậu quả. Các nghị đinh được ban hành như Nghị định 135/2005/NĐ- CP và quyết định 80/2002/QĐ-TTg nhưng chưa đầy đủ và không thống nhất trong xử lý các quan hệ hợp đồng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các mối liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm từ cói ở huyện nga sơn, thanh hóa (Trang 102 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)