Thực trạng cho vay khỏch hàng cỏ nhõn tại SHB

Một phần của tài liệu giải pháp xử lý và ngăn ngừa nợ xấu đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp sài gòn – hà nội (shb) (Trang 51 - 58)

- Sự thay đổi chớnh sỏch tiền tệ của Nhà nước

P. QUẢN Lí TÀI SẢN NỢ Cể

2.2.1 Thực trạng cho vay khỏch hàng cỏ nhõn tại SHB

2.2.1.1 Cỏc sản phẩm cho vay khỏch hàng cỏ nhõn

- Nhúm sản phẩm về cho vay tiờu dựng: cho vay mua nhà, xõy dựng sửa chữa nhà, cho vay mua ụ tụ, thấu chi khụng tài sản bảo đảm và cú tài sản bảo đảm, cho vay tiờu dựng cú tài sản bảo đảm, cho vay tớn chấp, cho vay cầm cố giấy tờ cú giỏ...

- Nhúm cho vay du học – xuất khẩu lao động: Cho vay chứng minh năng lực tài chớnh, cho vay du học, cho vay xuất khẩu lao động.

- Nhúm sản phẩm về cho vay tiờu dựng đặc thự cho cỏc ngành than, cao su, khoỏng sản khỏc.

- Nhúm sản phẩm về cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh: cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay phục vụ SXKD.

- Sản phẩm thẻ: thẻ MasterCard, thẻ ghi nợ nội địa, thẻ tớch hợp...

2.2.1.2 Doanh số cho vay khỏch hàng cỏ nhõn tại SHB

Từ năm 2008 đến 2012, doanh số cho vay KHCN tại SHB khụng ngừng tăng trưởng, số liệu cụ thể về dư nợ KHCN được thể hiện qua biểu đồ sau:

Đơn vị tớnh: tỷ đồng

Biểu đồ 2.10 Doanh số cho vay KHCN tại SHB từ 2008 - 2012

(Nguồn: Ban kế hoạch và quản trị thụng tin SHB)

Doanh số cho vay KHCN tại SHB cú sự tăng trưởng mạnh qua cỏc năm, đặc biệt năm 2010, doanh số cho vay đạt trờn 10.000 tỷ đồng, đạt 300% so với năm 2009 (3.071,61 tỷ đồng). Năm 2011 cú sự giảm nhẹ rồi tăng nhanh trong năm 2012, đạt gần 16.000 tỷ đồng. Doanh số cho vay tăng thể hiện quyết tõm của Ban lónh đạo cũng như toàn thể CBNV khối KHCN núi chung và chuyờn viờn tớn dụng cỏ nhõn núi riờng, thể hiện nỗ lực của SHB trong việc hướng tới năm 2020 trở thành ngõn hàng bỏn lẻ hàng đầu Việt Nam theo mục tiờu đó đề ra. Việc sỏp nhập thành cụng HBB vào SHB đó gúp phần khụng nhỏ vào kết quả đạt được của SHB.

Số lượng KHCN trong những năm qua cũng khụng ngừng tăng. Từ khi mới chuyển Hội sở SHB từ Cần Thơ ra Hà Nội, với một số lượng khỏch hàng rất khiờm tốn (năm 2008 đạt trờn 3.000 khỏch hàng), đến 2012, con số này đó đạt được trờn 19.000 khỏch hàng. Số liệu cụ thể qua cỏc năm thể hiện trong Biểu đồ sau đõy:

Biểu đồ 2.11 Số lượng KHCN tại SHB từ 2008 - 2012

(Nguồn: Phũng quản lý bỏn hàng KHCN SHB)

Số lượng KHCN tăng trưởng hàng năm thể hiện mạng lưới phục vụ của SHB cũng như sự tớn nhiệm của khỏch hàng đối với SHB ngày càng tăng. Đõy là kết quả đỏng ghi nhận đối với nỗ lực của SHB trong những năm qua.

2.2.2 Thực trạng ngăn ngừa và xử lý nợ xấu trong cho vay khỏch hàng cỏ nhõntại SHB tại SHB

2.2.2.1 Thực trạng ngăn ngừa nợ xấu trong cho vay khỏch hàng cỏ nhõn tại SHB

Trong những năm vừa qua, cựng với quỏ trỡnh phỏt triển của SHB, cỏc văn bản, quy trỡnh, quy định cũng dần được hoàn thiện. Cỏc biện phỏp phũng ngừa nợ xấu được SHB ỏp dụng đối với KHCN bao gồm:

- Ban lónh đạo Ngõn hàng SHB luụn quan tõm, ưu tiờn và chỳ trọng chỉ đạo cỏc đơn vị kinh doanh về việc xõy dựng mụi trường tớn dụng lành mạnh, khụng vỡ lợi ớch cỏ nhõn mà làm ảnh hưởng đến chất lượng tớn dụng cũng như hỡnh ảnh của SHB. Đi kốm với cỏc hướng dẫn chỉ đạo đú là chế tài về xử lý vi phạm cỏc nghiệp vụ, trong đú cú xử lý vi phạm nghiệp vụ tớn dụng.

- SHB định kỳ hàng quý/hàng năm tổ chức đào tạo cỏc vị trớ liờn quan đến cho vay KHCN (chuyờn viờn quan hệ KHCN, chuyờn viờn thẩm định, chuyờn viờn hỗ trợ tớn dụng, chuyờn viờn kiểm tra kiểm soỏt nội bộ, trưởng phú phũng và cỏc vị trớ liờn quan...) cỏc nghiệp vụ liờn quan đến quỏ trỡnh thẩm định, cho vay và kiểm tra, kiểm soỏt, nhận biết cỏc dấu hiệu cú thể dẫn đến rủi ro, cỏc dấu hiệu mang tớnh chất lừa đảo... nhằm giảm thiểu cỏc rủi ro cú thể xảy ra trong quỏ trỡnh cho vay.

- Việc sàng lọc, lựa chọn KHCN để cho vay cũng được SHB đặc biệt chỳ trọng. SHB ban hành sản phẩm cho vay tớn chấp tiờu dựng đối với KHCN, trong đú, tập trung vào đối tượng là CBCNV của cỏc đơn vị hành chớnh sự nghiệp, cỏc cụng ty nhà nước, cụng ty liờn doanh, cụng ty 100% vốn nước ngoài, cụng ty cổ phần cú vốn điều lệ 30 tỷ trở lờn,... Đõy là những đơn vị cú hoạt động kinh doanh khỏ ổn định, uy tớn, tạo cụng việc và thu nhập ổn định cho CBNV. Đối với cỏc lĩnh vực kinh doanh khụng ổn định, phụ thuộc nhiều vào yếu tố thị trường như kinh doanh bất động sản, chứng khoỏn,... SHB khụng tài trợ vốn cho cỏc đối tượng này.

- Về phương phỏp cho vay, để hạn chế việc sử dụng vốn vay sai mục đớch dẫn đến rủi ro, SHB sử dụng biện phỏp giải ngõn trực tiếp cho nhà cung cấp, chẳng hạn như khỏch hàng vay mua nhà, mua ụ tụ, SHB giải ngõn trực tiếp vào tài khoản

của bờn bỏn nhà, bỏn ụ tụ; khỏch hàng vay du học sẽ được SHB giải ngõn trực tiếp cho trường học khi cú thụng bỏo đúng học phớ,...

- Về phương thức kiểm tra và giỏm sỏt tiền vay, SHB đó quy định về việc kiểm tra định kỳ/đột xuất đối với khỏch hàng vay vốn, nhằm phỏt hiện sớm những dấu hiệu cú ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khỏch hàng, đỏnh giỏ hiệu quả sử dụng vốn vay cũng như kiểm tra việc sử dụng vốn vay đỳng mục đớch, định kỳ đỏnh giỏ lại giỏ trị của tài sản bảo đảm nhằm cú những biện phỏp xử lý kịp thời khi giỏ trị tài sản sụt giảm. Thường xuyờn tiếp xỳc với khỏch hàng, hỗ trợ và tư vấn cho khỏch hàng trong trường hợp khỏch hàng gặp khú khăn, tạo mối quan hệ gần gũi nhằm rỳt ngắn khoảng cỏch giữa người cho vay và người đi vay, từ đú sớm cú những biện phỏp kịp thời khi phỏt hiện cỏc dấu hiệu bất lợi cú khả năng ảnh hưởng đến khoản vay. SHB cũng tăng cường kiểm soỏt rủi ro bằng cỏch thành lập cỏc phũng ban với chức năng kiểm tra, giỏm sỏt như Ban kiểm tra kiểm soỏt nội bộ, Ban hỗ trợ tớn dụng, Ban chớnh sỏch và giỏm sỏt tớn dụng,...

- Để hỗ trợ khỏch hàng vay vốn, SHB sử dụng dịch vụ tư vấn tài chớnh cỏ nhõn với mục đớch giỳp khỏch hàng sử dụng dịch vụ ngõn hàng một cỏch hiệu quả nhất, giỳp khỏch hàng định hướng được nghĩa vụ và trỏch nhiệm của mỡnh khi vay vốn tại SHB, đặc biệt là những khỏch hàng ớt giao dịch ngõn hàng, từ đú gúp phần ngăn ngừa được nợ xấu xảy ra.

- Phũng quản lý rủi ro hoàn thiện và đưa vào sử dụng cỏc quy trỡnh về quản lý rủi ro hoạt động, quản lý rủi ro tớn dụng, cảnh bỏo kịp thời cỏc hoạt động tiềm ẩn rủi ro và đưa ra cỏc biện phỏp phũng trỏnh. Nhờ đú, nghiệp vụ cho vay KHCN cũng ngăn ngừa được nhiều trường hợp cú thể dẫn đến nợ xấu.

- SHB ỏp dụng chớnh sỏch xếp hạng tớn dụng và sử dụng phần mềm xếp hạng tớn dụng tiờn tiến nhằm phõn loại khỏch hàng và phũng ngừa rủi ro.

2.2.2.2 Thực trạng xử lý nợ xấu trong cho vay khỏch hàng cỏ nhõn tại SHB

Tỡnh hỡnh nợ xấu của SHB từ năm 2008 đến 2012 được thể hiện qua bảng 2.8 sau đõy:

Bảng 2.8 Dư nợ và nợ xấu khỏch hàng cỏ nhõn từ 2008 - 2012 Đơn vị tớnh: tỷ đồng T T Chỉ tiờu 2008 2009 2010 2011 2012 1 Dư nợ KHCN 1,599.19 3,071.61 10,487.19 9,075.96 15,937.07 2 Nợ xấu KHCN 58.98 179.10 170.47 325.70 2,514.47 3 Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ 3.7% 5.8% 1.6% 3.6% 15.8%

KHCN

(Nguồn: Ban kế hoạch tổng hợp SHB)

Cựng với sự tăng trưởng của dư nợ KHCN, nợ xấu KHCN cũng tăng lờn rất nhiều. Theo số liệu bảng 2.8, doanh số cho vay KHCN tại SHB từ năm 2008 đến 2010 cú tốc độ tăng trưởng mạnh, từ 1.599,19 tỷ đồng dư nợ năm 2009 đó tăng lờn thành 10.487,19 tỷ đồng năm 2010 (gấp 6,5 lần năm 2008), và tiếp tục tăng lờn 15.937,07 tỷ đồng vào năm 2012.

Tuy nhiờn, cựng với sự tăng trưởng của dư nợ KHCN, nợ xấu KHCN cũng tăng dần và đột biến vào năm 2012. Từ năm 2008 đến 2011, nợ xấu KHCN lần lượt là 58,98; 179,10; 170,47 và 325,7 tỷ đồng, đến năm 2012 tăng lờn thành 2.514,47 tỷ đồng, gấp 7,72 lần so với 2011. Năm 2012 là năm nền kinh tế Việt Nam ngừng trệ, cỏc ngành nghề trong hầu hết cỏc lĩnh vực đều rơi vào tỡnh trạng SXKD khú khăn đó ảnh hưởng lớn đến nợ xấu khụng chỉ của SHB mà của cả hệ thống NHTM tại Việt Nam. Ngoài cỏc chỉ tiờu về dư nợ KHCN, nợ xấu KHCN, tỷ lệ dư nợ là một chỉ tiờu phản ỏnh rừ nột chất lượng tớn dụng. Tỷ lệ nợ xấu SHB từ 2008 – 2012 thay đổi lờn xuống, trong đú năm 2009 tăng cao hơn 2008 (đạt 5,8%) rồi giảm trong hai năm 2010 và 2011 (đạt lần lượt là 1,6% và 3,6%). Sang năm 2012, tỷ lệ này tăng mạnh, nợ xấu KHCN chiếm 15,8% tổng dư nợ KHCN.

Việc ỏp dụng cỏc biện phỏp xử lý nợ xấu của SHB trong những năm qua và kết quả đạt được cụ thể như sau:

- Thỏa thuận với khỏch hàng để thu hồi nợ

SHB đó tăng cường cụng tỏc thu hồi nợ trực tiếp, giỳp đỡ khỏch hàng thỏo gỡ khú khăn trong việc trả nợ như: giảm chi tiờu cỏ nhõn để tăng tớch lũy trả nợ ngõn hàng, bỏn bớt tài sản, thuyết phục khỏch hàng lấy thờm nguồn trả nợ từ người thõn,… Biện phỏp này đó giỳp SHB thu hồi được nợ xấu mà vẫn giữ được mối quan hệ tốt với khỏch hàng. Số liệu về thu hồi nợ xấu bằng biện phỏp này được thể hiện ở Bảng 2.9 sau đõy:

Bảng 2.9 Kết quả thu hồi nợ xấu KHCN tại SHB từ 2008 - 2012

Đơn vị tớnh: tỷ đồng T T Chỉ tiờu 2008 2009 2010 2011 2012 1 Dư nợ KHCN 1,599.1 9 3,071.61 10,487.1 9 9,075.96 15,937.0 7 2 Nợ xấu thu hồi được 453.37 476.71 5,684.06 1,489.37 1,058.22 3 Tỷ lệ nợ xấu thu hồi 28.35% 15.52% 54.2% 16.41% 6.64%

được/ tổng nợ xấu

(Nguồn: Ban kế hoạch và quản trị thụng tin SHB)

Nợ xấu thu hồi được qua cỏc năm rất khỏc nhau. Kết quả của việc thu hồi nợ bằng biện phỏp này chỉ ỏp dụng được khi khỏch hàng cú sự giảm sỳt về tài chớnh nhưng vẫn cũn khả năng trả nợ cũng như vẫn ý thức được trỏch nhiệm phải trả nợ ngõn hàng. Năm 2012 là năm kinh tế Việt Nam rơi vào tỡnh trạng khú khăn đối với tất cả cỏc ngành, cỏc địa phương, vỡ vậy kết quả thu hồi nợ xấu là rất thấp. Năm 2012, SHB chỉ thu được 1.058,22 tỷ đồng, tương đương với 6,64% tổng nợ xấu, tỷ lệ thấp nhất trong 05 năm từ 2008 đến 2012.

- Cho vay thờm hoặc cơ cấu lại khoản vay

Đối với cỏc khỏch hàng được đỏnh giỏ là khú khăn tạm thời và cú tài sản bổ sung, SHB đó thực hiện cho vay thờm để trỏnh được tỡnh trạng nợ xấu. Hoặc, ỏp dụng biện phỏp cơ cấu lại khoản vay (bao gồm gia hạn nợ hoặc điều chỉnh lịch trả nợ). Biện phỏp này giỳp khỏch hàng trỏnh được ỏp lực trả nợ cũn ngõn hàng thỡ giảm được nợ xấu. Biện phỏp này là cú lợi cho cả ngõn hàng và khỏch hàng nhưng nú bị giới hạn bởi thời hạn được phộp cho vay và cơ cấu của ngõn hàng.

Việc cho vay thờm và cơ cấu lại khoản vay đó làm giảm được nợ xấu của SHB trong những năm qua. Kết quả này được thể hiện trong Bảng 2.16 sau đõy:

Bảng 2.10 Kết quả nợ xấu giảm do cho vay/cơ cấu KHCN tại SHB từ 2008 - 2012 Đơn vị tớnh: tỷ đồng T T Chỉ tiờu 2008 2009 2010 2011 2012 1 Dư nợ KHCN 1,599.19 3,071.61 10,487.19 9,075.96 15,937.07 2

Nợ xấu giảm do vay

thờm hoặc cơ cấu 0 78.94 1,191.34 1,156.28 5,386.73 3

Tỷ lệ nợ xấu giảm/

tổng dư nợ KHCN 0 2.57% 11.36% 12.74% 33.8%

(Nguồn: Ban kế hoạch tổng hợp SHB)

So với biện phỏp thu thỏa thuận với khỏch hàng để thu hồi nợ, biện phỏp cho vay thờm hoặc cơ cấu nợ đạt kết quả thấp hơn trong những năm từ 2008 – 2011, riờng năm 2012, do khỏch hàng thực sự khú khăn, việc thu hồi nợ đạt kết quả thấp, vỡ vậy biện phỏp cho vay thờm/cơ cấu nợ đó giỳp SHB giảm được nợ xấu một cỏch đỏng kể. Tổng nợ xấu giảm bằng biện phỏp này năm 2012 đạt 5.386,73 tỷ đồng, chiếm 33,8% tổng dư nợ KHCN, cao hơn nhiều so với cỏc năm từ 2008 – 2011.

- Khỏch hàng chuyển sang vay tại ngõn hàng khỏc: Một lượng nhỏ khỏch hàng nợ xấu tại SHB, do khụng trả được nợ, khụng cơ cấu hoặc vay thờm do khụng đủ điều kiện, SHB cũng đó tạo điều kiện cho khỏch hàng bằng cỏch giỳp khỏch hàng chuyển sang ngõn hàng khỏc vay.

- Bỏn tài sản bảo đảm cho SHAMC: Bắt đầu từ năm 2012, nợ xấu của SHB gia tăng, Cụng ty quản lý nợ và khai thỏc tài sản (SHAMC) đó tớch cực thực hiện chức năng của mỡnh trong việc giải quyết nợ xấu tại SHB. SHAMC đó tiến hành mua lại cỏc tài sản, giỳp khỏch hàng trả nợ ngõn hàng. Tuy nhiờn, do nợ xấu nhiều, tài sản chủ yếu là bất động sản cú giỏ trị giảm sỳt rất nhiều so với thời điểm SHB cho vay, SHAMC lại chưa cú nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý nợ, mua bỏn và khai thỏc tài sản, mặt khỏc, SHAMC phải tập trung xử lý nợ khỏch hàng doanh nghiệp, vỡ vậy số lượng KHCN được giải quyết qua SHAMC khụng nhiều. Cả năm 2012, SHAMC chỉ giải quyết được khoảng 135 tỷ đồng nợ xấu KHCN cho SHB.

-Khởi kiện: đõy là biện phỏp ỏp dụng sau cựng ỏp dụng đối với khỏch hàng khi cỏc biện phỏp trờn khụng mang tớnh khả thi. SHB đó thành lập Ban Quản lý và xử lý nợ cú vấn đề, chuyờn giải quyết cỏc khoản nợ xấu khú đũi và làm thủ tục tố tụng. Biện phỏp này do dựng tới phỏp luật nờn thường xảy ra với cỏc thủ tục phỏp lý rắc rối. Trờn thực tế, biện phỏp này thường đem lại hiệu quả khụng cao cho đũi nợ của ngõn hàng vỡ nhiều thủ tục, phiền hà, khỏch hàng thường khụng cũn khả năng trả nợ. Mặt khỏc, ở Việt Nam chế tài ỏp dụng cho việc thi hành ỏn dõn sự cũn chưa cao nờn kể cả Toà ỏn đó xột xử nhưng để ngõn hàng đũi được nợ vẫn là vấn đề rất nan giải.

-Bự đắp bằng quỹ dự phũng rủi ro: để giảm nợ xấu đối với cỏc khoản vay mà ỏp dụng cỏc biện phỏp trờn đều khụng hiệu quả, SHB đó sử dụng quỹ dự phũng rủi ro để bự đắp cỏc thiệt hại do nợ xấu gõy ra. Biện phỏp này giỳp SHB chủ động trong việc xử lý nợ xấu. Tuy nhiờn, trong cỏc năm từ 2008 – 2012, mặc dự đó trớch lập dự phũng theo đỳng quy định của NHNN, SHB chưa sử dụng quỹ dự phũng rủi ro để xử lý nợ, mà mới ỏp dụng biện phỏp này trong năm 2013. Tỷ lệ trớch lập dự phũng của SHB cỏc năm từ 2008 – 2012 như sau:

Bảng 2.11 Quỹ dự phũng rủi ro KHCN tại SHB từ 2008 - 2012

Đơn vị tớnh: tỷ đồng T T Chỉ tiờu 2008 2009 2010 2011 2012 1 Nợ xấu KHCN 58.98 179.1 170.47 325.7 2,514.47 2 Quỹ Dự phũng rủi ro 15.08 111.36 105.52 130.93 844.86 3 Tỷ lệ quỹ dự phũng 25.57% 62.18% 61.90% 40.20% 33.60%

rủi ro/ tổng nợ xấu

(Nguồn: Ban kế hoạch tổng hợp SHB)

Trớch lập dự phũng rủi ro phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tổng dư nợ, tổng nợ xấu, tỷ lệ cỏc nhúm nợ trong nợ xấu (nợ nhúm cao càng nhiều thỡ trớch lập dự phũng càng lớn và ngược lại), giỏ trị tài sản bảo đảm,... Năm 2009 và 2010, tỷ lệ trớch lập dự phũng cao hơn cỏc năm khỏc do 2 năm này, tỷ lệ nợ nhúm 5 là cao nhất. Năm 2010, SHB trớch lập dự phũng rủi ro của cỏc khoản vay KHCN là 105,5 tỷ đồng, chiếm 61,9% nợ xấu KHCN, năm 2011 SHB đó trớch gần 131 tỷ đồng, chiếm 40,2% nợ xấu KHCN, và năm 2012 SHB trớch hơn 844 tỷ đồng, chiếm 33,6% tổng nợ xấu KHCN

Một phần của tài liệu giải pháp xử lý và ngăn ngừa nợ xấu đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp sài gòn – hà nội (shb) (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w