THỰC HIỆN BÌNHĐẲNG GIỚI Ở THANH HOÁ

Một phần của tài liệu Bài dự thi tìm hiểu chính sách pháp luật về bình đẳng giới tại Việt Nam (111 trang) (Trang 90 - 109)

IX. Mức hưởng chế độ thai sản:

10. Nói KHÔNG với tình dục trước 18 tuổi.

THỰC HIỆN BÌNHĐẲNG GIỚI Ở THANH HOÁ

Thanh Hóa có 3,5 triệu người, trong đó phụ nữ chiếm 51%, chính vì vậy, công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ luôn được tỉnh quan tâm. Để triển khai Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động về Bình đẳng giới tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2011 - 2015, tổ chức Hội thảo triển khai tới các Ban, ngành, Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh cùng 27 huyện, thị xã, thành phố và có văn bản hướng dẫn các đơn vị và địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện.

Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, từng bước xây dựng hệ thống tiêu chí về giới và lồng ghép giới vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương; phối hợp với các ngành, các địa phương khảo sát, thu thập, xử lý và công bố các số liệu thống kê về giới. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về

bình đẳng giới trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân.

Với những việc làm cụ thể, thiết thực, năm 2011 Thanh Hóa đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác Bình đẳng giới. Tỷ lệ nữ tham gia cấp uỷ đảng nhiệm kỳ 2010 – 2015 đạt 10,17% đối với BCH Tỉnh uỷ, 14,15% đối với cấp huyện; Tỷ lệ nữ tham gia trong Thường vụ Tỉnh ủy là 11,7% và cấp huyện là 10,89 %. Nữ đại biểu Quốc hội khoá XIII đạt 18,75%. Tỷ lệ nữ tham gia HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016 đạt 13,82% đối với cấp tỉnh và 21,66% ở cấp huyện. Số lao động nữ được tạo việc làm mới năm 2011 là 27.799 người, chiếm 50.5% trong tổng số lao động được tạo việc làm mới. Tỷ lệ lao động nữ qua đào tạo nghề là 16.624 người, chiếm 31% tổng số lao động được đào tạo nghề. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ ở khu vực thành thị năm 2011 giảm còn 5,6%. tỷ lệ nữ được đào tạo đại học đạt 53,05% trong tổng số người được đào tạo đại học. Nữ là cán bộ, công chức trong tổng số cán bộ, công chức được đào tạo nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, hành chính, ngoại ngữ, tin học đạt 98%. Số phụ nữ được tiếp cận dịch vụ y tế là 96%. Tỷ số giới tính nữ khi sinh là 118/100.

Để đảm bảo cho việc tiếp cận và hưởng thụ bình đẳng nhu cầu thưởng thức văn hoá, tiếp cận thông tin giữa nam và nữ trên địa bàn toàn tỉnh, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hoá, Báo Văn hoá - Đời sống đã có các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền giáo dục về Bình đẳng giới. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch triển khai mô hình phòng chống bạo lực gia đình, sân khấu hoá các hoạt động tuyên truyền, triển khai xây dựng mô hình gia đình văn hoá. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai mô hình "xã, phường phù hợp với trẻ em" mang lại kết quả tích cực. Tuy nhiên, tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn diễn ra ở một số địa phương trong tỉnh, nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.

Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song, công tác bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ của phụ nữ (VSTBCPN) ở Thanh Hóa còn không ít những khó khăn, vướng mắc và tồn tại. Vấn đề lồng ghép giới vẫn còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng nhất là trong phát triển kinh tế và quy hoạch cán bộ. Công tác phân tích, thống kê số liệu tách biệt giới chưa đầy đủ, chưa kịp thời. Nhiều lao động nữ vẫn phải làm việc ở những ngành nghề nặng nhọc, máy móc kỹ thuật lạc hậu, lao động thủ công, phải tiêu hao nhiều sức lực, hoặc những công việc không yêu cầu cao về kỹ thuật (như nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến) nên ít có cơ hội để học tập, đào tạo, nâng cao trình độ. Trong những ngành nghề, lĩnh vực đòi hỏi phải có trình độ cao và thường xuyên được đào tạo thì tỷ trọng lao động nữ thấp. Một số ngành, địa phương chưa quan tâm đến hoạt động bình đẳng.

Để đảm bảo đạt các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 đề ra, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thanh Hoá đã đề xuất, kiến nghị và đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm khắc phục tình trạng khó khăn hiện nay. Đó là: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cần làm tốt công tác tham mưu cơ chế, chính sách về Bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, rà soát, đánh giá, điều chỉnh, bổ sung việc đảm bảo bình đẳng giới trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách của tỉnh. Tập trung xây dựng và thực hiện các biện pháp thúc đẩy Bình đẳng giới trên các lĩnh vực còn tồn tại bất bình đẳng sâu sắc đối với phụ nữ. Thực hiện lồng ghép nội dung Bình đẳng giới vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hằng năm; 5 năm của tỉnh và của từng Sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức về Bình đẳng giới trong đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và nhân dân. Phát triển hệ thống dịch vụ có chất lượng nhằm hỗ trợ phụ nữ và nam giới được tham gia bình đẳng trong các

lĩnh vực. Tăng cường khai thác các chương trình, dự án có lồng ghép vấn đề Bình đẳng giới. Tăng cường thanh tra, kiểm tra về công tác Bình đẳng giới, kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm pháp luật.

Tỉnh uỷ và HĐND tỉnh cần chỉ đạo cấp uỷ các cấp lồng ghép giới vào kế hoạch chuyên môn của ngành và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương theo các chỉ tiêu. Bố trí cán bộ chuyên trách công tác bình đẳng giới cấp huyện và ngân sách cho công tác này từ tỉnh đến cơ sở. Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, giáo dục gia đình, ngăn chặn các hành vi bạo lực, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới./.

Bình đẳng giới - việc không dễ

Ngày 29-7-1980, Việt Nam là nước thứ 6 ký Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ - CEDAW. Sau 2 thập kỷ, bình đẳng

giới ở Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm.

Ở nước ngoài, chuyện chồng giúp vợ làm việc nhà là điều đương nhiên. Còn ở ta, dù nam giới công nhận phụ nữ được bình đẳng nhưng họ rất ít khi giúp vợ việc gia đình.

Hiện nay phụ nữ phải hoàn thành công việc ngoài xã hội như nam giới, khi về nhà lại lo việc nhà… và điều này được xem là đương nhiên, là thiên chức của phụ nữ. Cũng như nam giới, phụ nữ chỉ có từng ấy thời gian, sức lực thì có khi còn kém hơn, nhưng lại phải gánh vác cả hai vai. Điều này là không công bằng. Cũng nên sử dụng cụm từ "thiên chức của người phụ nữ" một cách đúng mực. Trong xã hội phong kiến, kiếm tiền là việc của đàn ông, chăm sóc gia đình là việc của phụ nữ thì làm việc nhà, chăm con mới là "thiên chức". Còn bây giờ, phụ nữ vừa làm kinh tế, vừa lao động trong gia đình là tốt, nhưng không có nghĩa việc nhà mặc nhiên là của riêng họ, mà là của chung các thành viên trong gia đình thì mới công bằng. Truyền thống cũng phải thay đổi theo thời đại.

Bất bình đẳng giới còn được thể hiện ở quan niệm thích sinh con trai hơn con gái. Như thế là ngay từ khi còn trong bụng mẹ, bé gái đã chịu sự

phân biệt đối xử. Hiện nay, đâu đâu người ta cũng nói về bình đẳng giới nhưng hiểu đúng về bình đẳng giới không thì lại là một vấn đề khác. Trên thực tế, ở nhiều nơi, không chỉ ở nông thôn mà ở cả đô thị, nhiều người cũng không biết bình đẳng giới là gì. Khi đã không nhận thức đúng thì việc thực hiện sẽ rất khó khăn. Về việc sinh con trai, nhiều phụ nữ muốn thế để làm vui lòng chồng. Cũng còn lý do, đẻ con trai để sau này có người phụng dưỡng, hương khói. Còn khi người đàn ông muốn sinh con trai, có cái gì đó như là sự chứng tỏ bản tính nam giới. Ở nông thôn, nhiều phụ nữ phải sinh 5, sinh 7 con chỉ vì muốn có một đứa con trai. Để xóa bỏ sự phân biệt nam nữ thì phải có nhiều biện pháp, trong đó có chính sách phúc lợi xã hội. Chúng ta lo cho người già như thế nào để người ta không phải hy vọng đứa con trai là người chăm lo duy nhất cho họ.

Để đạt được bình đẳng giới, trước tiên, phụ nữ phải nhận thức được quyền của mình. Người phụ nữ, dù có thể sống độc lập nhưng vẫn cần có sự hỗ trợ của người chồng. Nam giới cũng phải biết rằng, khi xây dựng gia đình thì tất cả công việc gia đình, kể cả nội trợ, người chồng phải có trách nhiệm chia sẻ, giúp đỡ vợ. Người chồng phải biết rằng, phụ nữ cần một chỗ nương tựa. Cho nên, nếu người chồng không có sự chia sẻ, giúp đỡ thì bình đẳng giới rất khó đạt được. Về mặt xã hội, ngoài hàng rào pháp lý, tức Luật Bình đẳng giới, thì phải làm cho mọi người nhận thức được rằng nam nữ bình đẳng là một điều tất nhiên trong cuộc sống./.

Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế

Có thể nói, bình đẳng giới nói chung, bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế nói riêng ở nước ta đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Trong lĩnh vực kinh tế tài chính đã có sự tham gia của cả nam và nữ vào cơ

quan quản lý, lãnh đạo, trong hoạt động kinh tế, trong các ngành nghề kinh doanh. Việc làm cho phụ nữ đã được quan tâm và đạt được những kết quả khích lệ. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị giảm xuống còn 5,29%. Việt Nam là một trong nhữngnước dẫn đầu thế giới về tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế, là quốcgia đạt được sự thay đổi khá lớn về xóa bỏ khoảng cách giới trong 20 năm qua ở khu vực Đông Á.

Đấu tranh chống bất bình đẳng giới giúp thúc đẩy tăng trưởng

Tuy nhiên với nhiều nguyên nhân khác nhau, bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế vẫn còn những hạn chế. Nguyên tắc bình đẳng giới chưa được cụ thể hóa toàn diện và triệt để trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, một số quy định được ban hành nhưng thiếu chế tài, biện pháp, nguồn lực và cơ chế đủ mạnh để thực hiện. Chênh lệch về tỷ lệ nam nữ tham gia hoạt động kinh tế, tham gia quản lý, lãnh đạo ở các cấp trong hoạt động kinh tế còn khá cao (phụ nữ chưa bằng 1/3 nam giới). Tỷ lệ nữ là lao động phổ thông và công nhân chưa qua đào tạo cao hơn nam giới 1,5 lần. Lao động nữ có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chỉ bằng 42% so với lao động nam giới. Thu nhập bình quân của lao động nữ bằng khoảng 79% so

với lao động nam. Công việc gia đình là công việc không được trả công và phần lớn đều do phụ nữ đảm nhận.

Để tăng cường bình đẳng giới, bảo đảm phát triển và tiến bộ đầy đủ của phụ nữ trong mọi hoạt động kinh tế cần tập trung đạt 5 mục tiêu cơ bản: thực hiện các quyền bình đẳng trong lĩnh vực laođộng và việc làm, trong tham gia quản lý kinh tế; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của phụ nữ trên các lĩnh vực kinh tế và quản lý kinh tế; bìnhđẳng trong lựa chọn tham gia các ngành nghề, tiếp cận và hưởng thụ các chính sách ưu đãi về đầu tư về kinh doanh, được đào tạo và bồi dưỡng về năng lực quản lý, quản trị và tham gia trong hoạch định, quyết định chính sách kinh tế, tàichính; nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ phụ nữ lập nghiệp và làm kinh doanh. Nguồn lực tài chính là điều kiện quan trọng để bảo đảm bình đẳng giới về kinh tế. Nhà nước có chủ trương tập trung nguồn lực và có chính sách huy động tối đa mọi nguồn lực trong nước, ngoài nước để bảo đảm và tăng cường bình đẳng giới gồm: ngân sách nhà nước; đầu tư, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nước về nhân lực, tài chính, kỹ thuật, vật chất; hỗ trợ của các cá nhân, các tổ chức nước ngoài về tài chính, công sức, trí tuệ, kỹ thuật... /.

Bình đẳng giới trong gia đình

Những năm gần đây, trong công tác dân số, gia đình và trẻ em thường dùng cụm từ "Bình đẳng giới". Nhưng bình đẳng giới là gì, nội dung cụ thể như thế nào thì vẫn còn khó hiểu đối với không ít người dân lao động.

bình đẳng với nhau. Cụ thể là mọi công việc trong gia đình đều được các thành viên, trước hết là vợ và chồng cùng nhau chia sẻ và cùng nhau hưởng thụ thành quả từ những công việc đó mang lại. Vợ và chồng cần phải bình đẳng bàn bạc, quyết định và thực hiện mọi công việc. Đặc biệt việc nội trợ là hết sức vất vả, tiêu hao nhiều thời gian và sức lực, đo đó không chỉ người phụ nữ làm mà đòi hỏi phải có sự tham gia, chia sẻ của chồng và của các thành viên khác.

Trong lĩnh vực dân số - sức khỏe sinh sản, vợ chồng phải cùng chia sẻ mọi vấn đề ; không nên hướng đối tượng vận động kế hoạch hóa gia đình chỉ vào phụ nữ, hoặc chủ yếu vào phụ nữ mà làm sao nhãng trách nhiệm của nam giới. Vợ và chồng phải có bổn phận như nhau trong việc sử dụng các biện pháp tránh thai, quyết đinh sinh con, số con và khoảng cách sinh, trong đó cần hết sức quan tâm chăm sóc phụ nữ khi mang thai và nuôi con nhỏ. Trong gia đình, tuyệt đối không phân biệt đối xử giữa con trai và con gái. Con trai và con gái đều có quyền và trách nhiệm như nhau đối với gia đình và xã hội. Con gái cũng phải bình đẳng như con trai trong việc học tập, lao động và hưởng thụ. Ngay từ nhỏ, cha mẹ phải chú trọng giáo dục cho con cái mình hiểu rõ điều này.

Vấn đề cần kiên quyết đấu tranh loại bỏ là hành vi bạo lực trong gia đình. Bạo lực trong gia đình bao gồm 3 mặt: Bạo lực về thân thể, bạo lực về tinh thần và bạo lực về tình dục. Bạo lực về thân thể như đánh, trói, đấm đá, hành hạ. Bạo lực về tình thần như chửi mắng, xỉ vả, cấm đoán quan hệ bình thường, không cho tham gia các hoạt động xã hội. Bạo lực về tình dục như cưỡng ép giao hợp, đòi hỏi quan hệ khi vợ không muốn, buộc vợ đẻ thêm con, ngăn cản vợ thực hiện các biện pháp tránh thai...

Tóm lại, bình đẳng giới là mọi thành viên trong gia đình, trước mắt là vợ và chồng đều có vai trò, trách nhiệm và quyền lợi ngang bằng nhau trong lao động, học tập, nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe sinh sản, hưởng thụ văn hóa và tham gia các hoạt động xã hội./.

Phụ nữ và cơ hội học tập

Phụ nữ trong xã hội thời nào cũng phải hứng chịu thiệt thòi nhiều hơn nam giới. Ðể bớt đi sự chênh lệch đó, cách hiệu quả nhất là tạo điều kiện cho phụ nữ được tiếp cận giáo dục nhiều hơn.

Trong số 880 triệu người mù chữ trên thế giới thì phụ nữ chiếm đến hai phần ba; trong số 130 triệu trẻ em không được đến trường tiểu học thì có tới 60% là trẻ em gái. Phần lớn số người thiệt thòi trên sống ở các quốc gia nghèo đói. Số liệu trên được Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Giáo dục vì sự Phát triển bền vững thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đưa ra trong một cuộc hội thảo về phụ nữ. Ðiều này cho thấy, ngay ở bậc giáo

Một phần của tài liệu Bài dự thi tìm hiểu chính sách pháp luật về bình đẳng giới tại Việt Nam (111 trang) (Trang 90 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w