IX. Mức hưởng chế độ thai sản:
2. Một số tồn tại, hạn chế và biện pháp để thực hiện bìnhđẳng giới được tốt hơn:
giới được tốt hơn:
a) Về công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ nữ tham gia các chức danh lãnh đạo, chỉ huy:
Mặc dù đã được quan tâm quy hoạch, bổ nhiệm, tuy nhiên hiện nay tỷ lệ cán bộ nữ tham gia giữ các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy vẫn chưa tương xứng với số lượng cán bộ nữ. Cụ thể là: tỷ lệ cán bộ nữ trên tổng số cán bộ là 15,42%, trong khi tỷ lệ lãnh đạo, chỉ huy nữ so với tổng số lãnh đạo, chỉ huy chỉ là 5,7%. Con số 5,7% so với 15,42% là không tương xứng.
Biện pháp khắc phục:
- Có kế hoạch phát hiện, giới thiệu nguồn số cán bộ nữ có phẩm chất, năng lực, có khả năng phát huy tốt để nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng lâu dài và bổ nhiệm vào các chức danh phù hợp.
- Mỗi năm, mỗi nhiệm kỳ đều nên xây dựng chỉ tiêu về bổ nhiệm cán bộ nữ và phấn đấu đạt được chỉ tiêu đúng thời hạn.
b) Về nội dung báo cáo hàng năm:
Hiện nay, hàng năm Công an tỉnh vẫn chưa có báo cáo đánh giá về thực trạng và kết quả thực hiện các mục tiêu về bình đẳng giới.
Thời gian tới, Ban vì sự tiến bộ phụ nữ Công an tỉnh nên có kế hoạch tham mưu cho Đảng uỷ, Giám đốc và tiến hành công tác này thường xuyên hơn. Đồng thời, tiến hành một cách sâu rộng, thiết thực hơn các
biện pháp giáo dục về giới và pháp luật về bình đẳng giới cho cán bộ, người lao động trong Công an tỉnh.
c) Về công tác chuyên môn:
Lãnh đạo các đơn vị nên mạnh dạn hơn trong việc giao việc, phân công công tác cho cán bộ nữ; lựa chọn và mạnh dạn trong việc giao những việc mới, việc khó cho cán bộ nữ; vừa để cán bộ nữ có điều kiện, cơ hội bộc lộ hết năng lực khả năng của mình, vừa đẻ lãnh đạo, chỉ huy có cơ sở để phát hiện, đánh giá đúng về những cán bộ nữ có khả năng vượt trội, từ đó nghiên cứu để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thêm và sớm đưa vào nguồn quy hoạch.