“Lồng ghép vấn đề bìnhđẳng giới trong xây dựng văn bản quy

Một phần của tài liệu Bài dự thi tìm hiểu chính sách pháp luật về bình đẳng giới tại Việt Nam (111 trang) (Trang 26 - 28)

phạm pháp luật” là biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới

bằng cách xác định vấn đề giới, dự báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.

Luật hoá các vấn đề bình đẳng giới hiện nay vừa mục tiêu, vừa là biện pháp để tiến hành các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới một cách chính thống, hiệu quả. Vấn đề bình đẳng giới hiện nay có liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, Luật bình đẳng giới chỉ quy định một cách tổng quát các mục tiêu, biện pháp, trách nhiệm của các cơ quan tổ chức trong việc thực hiện bình đẳng giới. Do đó việc lồng ghép các vấn đề giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để các quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề bình đẳng giới trên các lĩnh vực toàn diện của đời sống xã hội là rất cần thiết và hiệu quả. Từng lĩnh vực cụ thể đều có quy phạm để điều chỉnh về bình đẳng giới. Ví dụ như trong Luật lao động cũng có phần quy định riêng các nội dung về lao động nữ; Luật hôn nhân và gia đình quy định vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong quyết định các vấn đề của gia đình và chăm sóc con cái; Luật phòng chống bạo lực gia đình quy định các hành vi bạo lực bị cấm trong gia đình...

8. “Hoạt động bình đẳng giới” là hoạt động do cơ quan, tổ chức, gia

đình, cá nhân thực hiện nhằm đạt mục tiêu bình đẳng giới.

Các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu bình đẳng giới hay nói cách khác là các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới là hoạt động mang tính xã

hội. Vấn đề bất bình đẳng giới có thể hiện hữu ở mọi lĩnh vực, mọi địa bàn do đó yêu cầu trách nhiệm chung của cơ quan, tổ chức, gia đình và từng cá nhân trong việc đấu tranh, đẩy lùi bất bình đẳng giới và tiến hành các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới ngày càng tốt hơn.

Hoạt động bình đẳng giới có hiệu quả như thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ thống nhất nhận thức của các tổ chức, cá nhân; biện pháp tiến hành; nhân tố cán bộ làm công tác bình đẳng giới và các điều kiện vật chất đảm bảo kèm theo. Bên cạnh đó là việc xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.

Một phần của tài liệu Bài dự thi tìm hiểu chính sách pháp luật về bình đẳng giới tại Việt Nam (111 trang) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w