Bìnhđẳng giới thể hiện trong gia đình bao gồm:

Một phần của tài liệu Bài dự thi tìm hiểu chính sách pháp luật về bình đẳng giới tại Việt Nam (111 trang) (Trang 41 - 45)

Vợ chồng có quyền, nghĩa vụ như nhau trong sở hữu tài sản chung và bình đẳng trong việc sử dụng nguồn thu nhập.

Lao động gia đình là trách nhiệm chung của mọi thành viên. Trẻ em trai, trẻ em gái được tham gia các công

việc phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe.

Con trai và con gái được tham gia ý kiến, quyết định các công việc của bản thân và liên quan đến tài sản của hộ gia đình; được chăm sóc sức khỏe, học tập và phát triển như nhau; được tham gia ý kiến hoặc trực tiếp tham gia các họat động tạo thu nhập phù hợp.

Ngày nay nhiều gia đình không còn phân biệt sinh con trai hay con gái

Các thành viên trong gia đình có trách nhiệm chăm sóc phụ nữ trong thời gian mang thai, sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ.

Vợ chồng đã triệt sản hoặc mất khả năng sinh đẻ, khi ly hôn được ưu tiên nuôi con trên cơ sở quyền lợi của con, trừ trường hợp pháp luật về hôn nhân có quy định khác.

Vợ hoặc chồng, con trai hoặc con gái chưa có điều kiện và cơ hội tham gia các họat động gia đình và xã hội được quan tâm hơn về mọi mặt cho đến khi có được cơ hội và điều kiện như nhau.

Thực hiện bình đẳng giới có nghĩa là không vì lý do giới tính mà cản trở các thành viên trong gia đình tham gia định đọat tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình; không được cản trở thành viên tham gia ý kiến vào việc sử dụng, định đọat tài sản chung của hộ gia đình; không được ép buộc, đẻ thêm con trái quy định của chính sách DS-KHHGĐ; không được xem thực hiện các biện pháp tránh thai là trách nhiệm riêng của nam hoặc nữ; trong gia đình không được có các hành vi bạo lực dưới bất cứ hình thức nào đối với cả nam và nữ.

*) Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong gia đình hiện nay

chưa được luật hoá. Nhìn chung vấn đề này tương đối phức tạp và nhạy cảm và là vấn đề thường được khép kín trong mỗi gia đình. Thực hiện bình đẳng giới trong gia đình phụ thuộc vào trình độ văn hoá, đạo đức, lối

sống, thói quen, truyền thống, nhận thức và sự nỗ lực của mỗi thành viên trong gia đình về bình đẳng giới. Một số quy phạm pháp luật có nội dung điều chỉnh vấn đề bình đẳng giới trong gia đình hiện đang được quy định tại các văn bản luật như Luật hôn nhân và gia đình; Luật sở hữu, chính sách kế hoạch hoá gia đình; pháp lệnh chăm sóc và giáo dục trẻ em…Xã hội thúc đẩy quá trình bình đẳng giới trong gia đình chủ yếu thông qua biện pháp tuyên truyền, vận động.

Tự do lựa chọn và quyết định trong hôn nhân

Câu 3

Câu hỏi: Nêu những quy định về nội dung và mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh

Một phần của tài liệu Bài dự thi tìm hiểu chính sách pháp luật về bình đẳng giới tại Việt Nam (111 trang) (Trang 41 - 45)