Nam, nữ bình đẳng trong ứng cử, đề cử tham gia cơ quan dân cử các cấp.
Ngay từ cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên đến nay, Việt Nam đã thực hiện nam – nữ bình quyền
Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn và độ tuổi đề bạt, bổ nhiệm và các vị trí quản lý, lãnh đạo cơ quan, tổ chức; bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành nghề có tiêu chuẩn chức danh.
Nam, nữ bình đẳng trong việc tham gia xây dựng, thực thi các vấn đề và các hoạt động có liên quan đến đời sống dân sinh Nam hoặc nữ chưa có cơ hội và điều kiện như nhau tham gia trong lĩnh vực chính trị được các cơ quan tổ chức quy định tăng dần tỉ lệ và quan tâm hơn về mọi mặt cho đến khi có được cơ hội và điều kiện như nhau.
Quốc hội Khoá XIII (2011-2016) đã có 30% đại biểu là nữ
Thực hiện bình đẳng giới có nghĩa là không được cản trở việc nam, nữ tham gia cơ quan dân cử, việc bổ nhiệm vào cương vị quản lý, lãnh đạo và các chức danh chuyên môn vì định kiến giới; không được cản trở việc thực hiện các quy định về tỉ lệ nam, nữ tham gia cơ quan dân cử; bổ nhiệm người vào cương vị quản lý, lãnh đạo các chức danh chuyên môn.
Ngày càng có nhiều phụ nữ thành đạt trong lĩnh vực chính trị
*) Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
được quy định tại khoản 5 Điều 11 - Luật Bình đẳng giới như sau:
- Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;
- Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
Phụ nữ ngày càng đóng góp nhiều chính kiến
trong các diễn đàn của Quốc hội