trạng bình đẳng giới, được tính trên cơ sở tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu người của nam và nữ.
Trình độ giáo dục phụ nữ miền biển còn hạn chế
Chỉ số phát triển liên quan đến giới (GDI) là một chỉ số tổng hợp đo lường phát triển con người trong ba lĩnh vực giống như trong chỉ số phát triển con người HDI (tuổi thọ, học vấn và thu nhập) nhưng đã điều chỉnh để xem xét sự bất bình đẳng giới trong những lĩnh vực này. GDI được UNDP đưa ra và xây dựng cách tính toán từ năm 1995. Về cơ bản GDI
vẫn dựa trên những số liệu của HDI nhưng có tính đến sự can thiệp của yếu tố giới để qua đó đánh giá trình độ phát triển giới của mỗi quốc gia. Do bất bình đẳng giới có mặt ở hầu hết các nước nên chỉ số GDI thường thấp hơn so với HDI.
Hiện nay, nhu cầu đối với việc tính toán chỉ số phát triển giới (GDI) ngày càng trở nên rõ ràng. Đo đạc được chỉ số phát triển giới sẽ cung cấp cơ sở quan trọng để từ đó các cơ quan chức năng xây dựng các chương trình, chính sách hướng tới sự phát triển của cộng đồng nói chung và cho từng giới nói riêng góp phần thực hiện mục tiêu vì sự phát triển của phụ nữ. Việc sử dụng GDI trong đánh giá của các tổ chức của Liên Hợp Quốc về mức thang phát triển của mỗi quốc gia khu vực hiện nay đã trở nên phổ biến. Trong các báo cáo phát triển gần đây của Liên hợp quốc đều tồn tại song hành hai chỉ số trên. Mặc dù hoàn toàn dựa trên cách tính tính toán của HDI nhưng trong một số trường hợp GDI đã thay thế HDI trong các đánh giá phát triển liên quan tới yếu tố giới. Đặc biệt là trong thời kỳ hiện nay, khi mức độ phát triển kinh tế đã đưa nhiều quốc gia tới ngưỡng thành công nhất định, nhưng khoảng cách giới ở đó vẫn còn là một bài toán chưa có lời giải đáp hữu hiệu khiến cho việc thực hiện mục tiêu công bằng bình đẳng và tiến bộ chưa thực sự mang lại lợi ích đồng đều cho cả nam giới và nữ giới.
Về bản chất, chỉ số GDI không đo lường bất bình đẳng giới mà nó là sự điều chỉnh của HDI để đánh giá khoảng cách về giới. Chỉ số GDI giảm xuống khi mức độ đạt được của cả nam giới và nữ giới giảm xuống hoặc khi sự chênh lệch về những gì đạt được của nam và nữ tăng lên. Sự chênh lệch về những khả năng cơ bản giữa nam và nữ càng tăng thì chỉ số GDI càng thấp khi so sánh với HDI.
- Ví dụ minh hoạ cho khái niệm “Phân biệt đối xử về giới”: phân biệt giữa nam và nữ trong việc tham gia ứng cử, đề cử vào các cơ quan dân cử, chỉ nam giới mới được tham gia còn phụ nữ thì không được.
- Ví dụ minh hoạ cho khái niệm “Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới”: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ.
Câu 2
Câu hỏi: Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là gì? Nêu các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trên từng lĩnh vực.