f p2, i độ võng tại điểm i do tĩnh tải giai đoạn 2, tính theo sơ đồ dầm liên tục.
5.3.5- Lắp ván khuôn trong.
Để đúc dầm hộp cần có ván khuôn lõi hay là ván khuôn trong, ván khuôn chia thành từng đốt chiều dài mỗi đốt từ 4ữ6m đặt trên một xe rùa chạy dọc theo đ−ờng ray đặt trong lòng hộp. Mỗi đốt ván chia thành ba mảnh gồm ván trần và hai bên ván thành nối chốt với nhau để có thể gập lại bằng kích thủy lực hoặc tăngđơ, cả đoạn ván có thể hạ thấp xuống hoặc nâng cao bằng cách điều chỉnh khung thép đặt trên xe rùa và đỡ ván.
Bê tông hộp dầm đổ theo hai đợt : đợt một đổ tấm đáy và một đoạn s−ờn hộp cao
lên khỏi mặt đáy 50cm, sau một ngày tiến hành đặt đ−ờng ray và đẩy từng đốt ván
khuôn trong đang đứng trong lòng đốt tr−ớc sang ghép thành khuôn hộp và đổ nốt phần bê tông còn lại. Vách ngăn trong hộp để cốt thép chờ và đổ bê tông sau khi đã đẩy hết
các đốt ván khuôn trong sang nhịp tiếp theo. 1 4 2 3 7 8 5 9 6 a) b)
Hình 5.48- Cấu tạo và cách lắp ván khuôn trong. a) Trạng thái ghép ván.
b) Trạng thái dỡ ván.
1- sàn tr−ợt ngang của đà giáo. 2-ván khuôn ngoài. 3- ván khuôn trong. 4- khớp nối. 5-kích gấp tấm ván. 6- khung thép đỡ ván khuôn.7-xe rùa. 8- đ−ờng ray. 9- thanh chống ngang.
5.3.6- Nguyên lý thiết kế đà giáo di động dạng đỡ d−ới.
Mỗi dầm ( hoặc giàn) chủ của đà giáo làm việc độc lập và chia đều tải trọng. Tải trọng tác dụng d−ới dạng phân bố đều bao gồm : trọng l−ợng bản thân dầm chủ, hệ sàn ngang và ván khuôn ngoài, ván khuôn trong, trọng l−ợng dầm bê tông và tải trọng thi công.
Sơ đồ tính toán là dầm mút thừa với hai đầu hẫng, do trọng l−ợng mũi dẫn và đuôi đỡ nhỏ p1 nhỏ hơn rất nhiều so với tải trọng q nên so đồ có thể rút gọn thành dầm một đầu hẫng với chiều dài hẫng là a =0,2L.
g1 g1 B H b b L a A q x H B 21 0 L a A q x
Hình 5.49- Mặt cắt ngang dầm chủ và sơ đồ tính toán của đà giáo di động. Nội lực cần xác định là phản lực gối A tác dụng lên côngxon mở rộng trụ để duyệt khả năng chống cắt và thiết kế đà giáo mở rộng trụ, mômen âm tại gối, mômen d−ơng và lực cắt tại vị trí cách đầu hẫng là x, trong đó :
1( )2
1 2
với c a L = ( )2 1 2 qL A= c+ (5-24)
Từ các giá trị đã biết dễ dàng tính đ−ợc các giá trị nội lực đã nêu.
Mặt cắt ngang của dầm chủ đà giáo có dạng hình hộp hoặc dầm I kép. Đà giáo chia thành nhiều đoạn tháo rời, hai đầu có mũi dẫn và đuôi đỡ dạng giàn nhẹ, chiều dài mỗi đầu bằng 0,4L. Các đốt và mũi dẫn nối ghép với nhau bằng liên kết bulông.
Mối nối giữa các đốt là mối nối tạo vồng với độ vồng đ−ợc tính toán trên cơ sở khắc phục độ võng tĩnh của đà giáo chịu tĩnh tải bản thân, tĩnh tải dầm bê tông và tạo độ vồng kiến trúc cho dầm bê tông.
câu hỏi tự kiểm tra.
1- Đặc điểm cấu tạo của cầu dầm liên tục thi công đúc hẫng cân bằng so với cầu dầm liên tục thi công theo các công nghệ khác.
2- Nội dung chính của biện pháp thi công đúc hẫng cân bằng.
3- Phân loại xe đúc, nguyên lý cấu tạo, −u nh−ợc điểm và phạm vi áp dụng của mỗi loại.
4- Phân loại đà giáo mở rộng trụ, nguyên lý cấu tạo, phạm vi áp dụng của mỗi loại 5- Cấu tạo của liên kết tạm đỉnh trụ.