Thi công đốt biên:

Một phần của tài liệu thi công cầu công nghệ đúc hẫng và đúc đẩy (Trang 27 - 29)

f p2, i độ võng tại điểm i do tĩnh tải giai đoạn 2, tính theo sơ đồ dầm liên tục.

5.1.6-Thi công đốt biên:

Đốt biên đúc tại chỗ trên đà giáo cố định. Chiều dài đốt biên từ 9-15m , mặt cắt hộp dầm có chiều cao không đổi. Đốt biên chỉ có các bó cốt thép thớ d−ới kéo sau và các bó chủ yếu neo tại đầu nhịp.

Đầu đốt biên đúc gối lên mố hoặc trụ nhịp dẫn, phần còn lại do đà giáo đỡ. Nếu gối lên mố, t−ờng đỉnh của mố sẽ xây sau khi hoàn thành tho công nhịp, nếu nhịp biên tiếp giáp với nhịp dẫn thì nên tiến hành thi công nhịp dẫn tr−ớc.

Kết cấu của đà giáo cố định phụ thuộc vào chiều cao của nhịp biên, phụ thuộc vào địa hình mặt bằng bãi sông và điều kiện thủy văn trong giai đoạn thi công.

Nếu nhịp dẫn nằm trên cạn, bãi sông t−ơng đối bằng phẳng, đà giáo sử dụng kết cấu vạn năng đặt dày trên móng khối là tấm BTCT đổ trực tiếp trên nền. Tr−ờng hợp địa chất nền không tốt phải sử dụng móng cọc khi đó có thể sử dụng đà giáo dạng dầm, một đầu kê vào mố, một đầu kê trên trụ tạm dựng trên móng cọc.

Nếu địa hình bãi sông dốc sử dụng rọ đá làm t−ờng chắn bên trong bơm cát để đắp tạo mặt nền bằng phẳng, trên đó đổ tấm bê tông móng và dùng đà giáo đặt dày. Trong tr−ờng hợp độ dốc của bãi không lớn, nền đắp thấp có thể dùng bao tải cát để xếp làm t−ờng chắn.( hình 5.16 b). 2 MNTC 1 2 1 3 4 MNTC

Hình 5.16- Những tr−ờng hợp sử dụng đà giáo đặt dày thi công đốt biên. a) Mặt bằng bãi sông bằng phẳng. b) Mặt bằng bãi sông dốc. 1- móng khối . 2- kết cấu vạn năng MYK . 3- t−ờng chắn rọ đá. 4- nền đắp bằng cát.

Tr−ờng hợp bãi sông bị ngập n−ớc sử dụng đà giáo dạng dầm gác lên kết cấu mở rộng mố và trụ hoặc trên trụ tạm dựng trên móng cọc bệ cao ( hình 5.17,a)

Khi nhịp biên rất cao thay vì phải dựng trụ tạm cao dễ mất ổn định có thể dùng kết cấu đà giáo dạng giàn côngxon có thanh chống xiên từ d−ới đỉnh trụ biên lên, giàn côngxon đ−ợc liên kết với thân trụ chính nên đảm bảo ổn định tốt, để tăng c−ờng cho

trụ bê tông cần thi công nhịp dẫn tr−ớc và giằng đỉnh trụ với bệ móng của trụ nhịp dẫn phía sau ( hình 5.17,b) .

Các công đoạn trong thi công đốt biên tiến hành t−ơng tự nh− thi công đổ bê tông tại chỗ kết cấu nhịp dầm trên đà giáo cố định .

Đà giáo phải đ−ợc thử tải tr−ớc khi lắp dựng ván khuôn. Biện pháp chất tải đà giáo đã đ−ợc trình bày chi tiết trong mục 4.2.4.

Đổ bê tông đốt dầm theo ph−ơng pháp phân mảnh hoặc phân đoạn. Ph−ơng pháp phân đoạn tiết kiệm đ−ợc chi phí ván khuôn nh−ng đà giáo bị chất tải lệch, biện pháp thi công phức tạp. Ph−ơng pháp phân mảnh đ−ợc áp dụng phổ biến hơn, đợt đầu đổ bê tông bản đáy và một phần của thành hộp , đợt sau đổ các bộ phận còn lại.

Hình 5.17- Đà giáo thi công đốt biên trong những tr−ờng hợp trụ cao. a) Đà giáo dạng dầm kê trên trụ tạm.

b) Đà giáo dạng giàn côngxon có thanh chống xiên. 1- thanh chống xiên. 2- dây neo đỉnh trụ.

5.1.6-Biện pháp hợp long : 5.1.6.1- Hợp long nhịp biên:

Thi công mối nối liên kết hai nửa kết cấu nhịp đ−ợc đúc từ hai phía lại với nhau gọi là hợp long. Nối nửa đúc hẫng cân bằng với đốt biên gọi là hợp long nhịp biên, nối hai nửa đúc hẫng cân bằng từ hai phía gọi là hợp long nhịp giữa.

Chiều rộng của đốt hợp long từ 1,5 ữ 2,0m , tại đốt hợp long cốt thép đ−ợc nối liên tục, cốt thép th−ờng nối với các thanh cốt thép chờ từ hai phía của đốt dầm, đối với cốt thép ƯST tiến hành nối các ống ghen tr−ớc sau khi bê tông mối nối đạt c−ờng độ kéo cốt thép thớ d−ới tạo ứng suất tr−ớc cho bê tông đốt hợp long.

Hợp long nhịp biên có thể tiến hành trên đà giáo treo hoặc trên đà giáo cố định. Khi nhịp biên thấp, kết cấu của đà giáo cố định không phức tạp, sau khi hoàn thành đúc hẫng các đốt, nối dài thêm một đoạn đà giáo cố định của đốt biên đỡ phía d−ới đốt hợp long để dựng ván khuôn.

Trong giai đoạn hợp long nhịp biên cả hai xe đúc đều đứng trên nhịp giữ nguyên ở vị trí đúc đốt cuối cùng, xe đúc trên nhịp biên đ−ợc sử dụng để điều chỉnh cao độ khi đốt đúc hẫng và đốt biên lệch nhau.

Có ba tr−ờng hợp phải điều chỉnh cao độ của đốt biên và đầu cánh hẫng: dầm biên thấp hơn đầu hẫng và thấp hơn cao độ thiết kế, đốt biên thấp hơn đầu hẫng nh−ng đúng cao độ thiết kế và cả đốt biên và đầu hẫng đều thấp hơn cao độ thiết kế.

thông qua cặp thanh bar nâng cả đà giáo cố định và đầu đốt biên lên đến cao độ bằng với đầu hẫng, nâng đến đâu dùng nêm thép chèn điểm kê đà giáo đến đó. Chú ý khi nâng đốt biên không đ−ợc nâng riêng dầm bê tông mà phải nâng cả đà giáo đỡ dầm bê tông vì ở giai đoạn này dầm bê tông ch−a có khả năng chịu tải.

Đối với tr−ờng hợp đầu hẫng cao hơn đốt biên : dùng tải trọng xếp lên phía đầu hẫng.

Khi cả đốt biên và đầu hẫng đều thấp thì cần phải nâng cả hai đầu lên, tr−ớc tiên dùng xe đúc và kích thông tâm kéo nâng cả đà giáo và đầu đốt biên lên nh− đối với tr−ờng hợp 1, sau khi kê chèn đà giáo để giữ cao độ đốt biên thì dùng thanh chống và kích đẩy nâng đầu hẫng lên khoảng 10mm, nếu không đủ cao độ tiến hành căng cặp bó cốt thép dự phòng thớ trên.

Trong quá trình đổ và đông cứng của bê tông, hai đầu dầm phải đ−ợc giữ ổn định chống dịch chuyển bằng cách tạm thời khóa cứng chúng lại với nhau.

ở thớ trên dùng hai thanh chống văng giữa hai đầu của đoạn dầm, chống tại vị trí nách dầm, đổ vữa c−ờng độ cao không co ngót để chèn chặt các đầu thanh chống. Trên mặt bê tông của nắp hộp lắp bốn khối bê tông đúc sẵn vào mặt hộp bằng các thanh c−ờng độ cao để làm bốn ụ neo, lắp hai thanh bar vào các ụ neo này bắt chéo nhau theo hình chữ X và kéo căng vừa để so trùng tim giữa hai đốt, vừa để chống lắc ngang của đầu hẫng.

ở thớ d−ới bên trong lòng hộp ở mỗi góc hộp ở cả hai phía đúc sẵn cùng với bê tông hộp dầm các ụ bê tông kích th−ớc 80 ì 50 cm và dài 200cm , dùng các ụ này để tựa

hai thanh chống dọc, dùng vữa c−ờng độ cao và không co ngót chèn đầu thanh chống

sau đó kéo hai bó cốt thép thớ d−ới neo ở vị trí thấp nhất. Dùng đồng hồ chuyển vị kế lắp lên hai thanh chống để theo dõi lực nén tr−ớc trong các thanh này khi kéo các bó cốt thép và trong quá trình đổ bê tông đốt hợp long. Theo dõi các đồng hồ nếu phát hiện thấy lực nén tr−ớc trong các thanh chống nhỏ và sắp xuất hiện lực kéo thì phải kéo bổ sung lực căng trong bó cáp. Căng tr−ớc cốt thép thớ d−ới còn có tác dụng chống nứt cho bê tông đáy hộp của đốt hợp long.

Bê tông đốt hợp long đ−ợc đổ liên tục toàn khối, chọn thời điểm có nhiệt độ thấp và ổn định kéo dài trong ngày để tránh biến dạng có hại cho bê tông đốt hợp long.

Một phần của tài liệu thi công cầu công nghệ đúc hẫng và đúc đẩy (Trang 27 - 29)