Khái niệm về biện pháp đúc đẩy.

Một phần của tài liệu thi công cầu công nghệ đúc hẫng và đúc đẩy (Trang 33 - 34)

f p2, i độ võng tại điểm i do tĩnh tải giai đoạn 2, tính theo sơ đồ dầm liên tục.

5.2.1- Khái niệm về biện pháp đúc đẩy.

Đúc đẩy là một trong những ph−ơng pháp thi công đúc liền khối thuộc nhóm thi công phân đoạn nh−ng không thực hiện tại chỗ mà kết hợp giữa đúc liền khối và lao dọc trên đ−ờng tr−ợt.

Hình 5.20- Sơ đồ biện pháp và chu trình thi công đúc - đẩy.

Lb - phạm vi bãi chuẩn bị. 1- bệ đúc. 2-ụ tr−ợt . 3- đà giáo mở rộng mố,trụ. 4- đ−ờng tr−ợt d−ới. 5- thiết kị kéo đẩy. 6- mũi dẫn.

Kết cấu nhịp đ−ợc chia thành các đốt bằng nhau và đúc trên một vị trí ở một phía đầu cầu, đốt nào đúc xong kéo cốt thép dự ứng lực ngay đốt đó rồi đ−ợc đẩy ra khỏi bệ đúc để lấy chỗ đúc đốt tiếp theo nối liền mạch với đốt tr−ớc, tr−ớc khi đẩy ra khỏi bệ đốt đúc sau đ−ợc kéo cốt thép dự ứng lực nối tiếp với các bó cốt thép của đốt tr−ớc. Chu trình thi công đúc và đẩy kế tiếp nhau nối dài dần kết cấu nhịp đồng thời nhịp đ−ợc đẩy ra v−ơn dài về phía bờ bên kia trên hệ thống đ−ờng tr−ợt cho đến khi đốt đầu tiên gối lên mố ở phía đối diện.

Mặt bằng tổ chức đúc các đốt dầm gọi là bãi chuẩn bị. Trên bãi bố trí bệ đúc là nơi tiến hành đúc, căng kéo cốt thép và đẩy các đốt dầm. Dầm bê tông đ−ợc đẩy trên hệ thống đ−ờng tr−ợt với đ−ờng tr−ợt trên là đáy dầm, đ−ờng tr−ợt d−ới là các gối tr−ợt gián đoạn bố trí trên ụ kê tạm và trên các đỉnh trụ chính. Trong quá trình đẩy sang phía bờ bên kia kết cấu nhịp th−ờng phải v−ơn hẫng trong khoảng cách giữa hai gối tr−ợt, để

giảm mômen và độ võng cho đầu mút hẫng ng−ời ta lắp vào đầu nhịp mũi dẫn bằng thép.

Kết cấu nhịp lao trên cao độ của mũ mố và mũ trụ, sau khi đầu nhịp gối lên đ−ợc đỉnh mố phía bờ bên kia tiến hành tháo bỏ mũi dẫn, đặt kết cấu nhịp lên các gối chính, tháo những bó cốt thép không còn phù hợp với mục đích khai thác và xây t−ờng đỉnh của hai mố cầu.

Một phần của tài liệu thi công cầu công nghệ đúc hẫng và đúc đẩy (Trang 33 - 34)