Thực trạng du lịch sinh thái ở Vƣờn Quốc gia Tam Đảo

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Tam Đảo trong bảo tồn đa dạng sinh học (Trang 31)

Vƣờn quốc gia Tam Đảo với nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, địa hình chia cắt phức tạp đã tạo cho nơi đây rất phong phú và đa dạng về các loài động thực vật và trong đó có nhiều loài đặc hữu, quý hiếm đƣợc ghi trong sách đỏ của Việt Nam và thê giới, thêm vào đó thiên nhiên đã ban tặng cho Vƣờn quốc gia Tam Đảo một tiểu vùng khí hậu mát mẻ, trong lành mà ít nơi nào có đƣợc, bên cạnh đó còn có nhiều danh thắng nổi tiếng, nhiều di tích lịch sử, đền chùa miếu mạo nhƣ: danh thắng Tây Thiên, Thiền Viện Trúc Lâm, Tháp truyền hình,…Do vậy mà nơi đây rất giàu tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, song cho đến nay mặc dù Vƣờn quốc gia Tam Đảo đã thành lập một trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trƣờng nhằm mục đích thúc đẩy, phát triển du lịch sinh thái của Vƣờn nhƣng du lịch sinh thái của Vƣờn quốc gia Tam Đảo vẫn chƣa đƣợc phát triển xứng với tiềm năng vốn có. Thực trạng chung ở các Vƣờn quốc gia và KBTTN ở Việt Nam hiện nay vẫn đang trú trọng vào công tác bảo vệ tài nguyên rừng là chủ yếu, còn du lịch sinh thái chƣa đƣợc quan tâm đúng mức hay chƣa đƣợc đầu tƣ thoả đáng cả về tài chính và nguồn nhân lực. Về nguồn nhân lực để phát triển du lịch sinh thái ở Vƣờn quốc gia Tam Đảo chủ yếu là lấy từ các ngành nghề khác chuyển sang nhƣ: Kiểm Lâm, Kế Toán, nghiên cứu khoa học,…những cán bộ này mặc dù rất am hiểu về tài nguyên thiên nhiên của Vƣờn, cũng nhƣ đƣờng đi của các tuyến, nhƣng những cán bộ này lại không đƣợc đào tạo cơ bản về du lịch nói chung và

34

du lịch sinh thái nói riêng, nên họ rất khó khăn trong việc phát triển du lịch sinh thái, các hoạt động chủ yếu là tự phát chƣa có kế hoạch hoạt động hệ thống, bài bản, hơn nữa trình độ ngoại ngữ của các cán bộ của các Vƣờn quốc gia, KBTTN nói chung, VQG Tam Đảo nói riêng còn rất nhiều hạn chế do vậy rất khó khăn trong việc hƣớng dẫn, giới thiệu tài nguyên của Vƣờn cho các du khách nƣớc ngoài, do vậy những hƣớng dẫn viên ở trung tâm du lịch sinh thái mới chỉ là những ngƣời dẫn đƣờng chứ chƣa phải là một hƣớng dẫn viên. Ngoài ra về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch sinh thái còn nghèo nàn, thiếu thốn chƣa đáp ứng đƣợc các nhu cầu của du khách khi đến đây, mặc dù một số tuyến du lịch đã đƣợc hình thành nhƣng không đƣợc tu bổ, bảo dƣỡng định kỳ, trên tuyến không có các bảng chỉ dẫn, bảng thông tin nên tạo ra sự khó khăn khi thực hiện trên tuyến. Hơn nữa, cho đến nay thì Vƣờn quốc gia Tam Đảo vẫn chƣa có bản quy hoạch đƣợc khu vực để phát triển du lịch sinh thái, điều này gây khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, cho các doanh nghiệp thuê dịch vụ môi trƣờng rừng để phát triển du lịch sinh thái ,…

Bảng 1.1. Số lƣợng khách đến tham quan VQG Tam Đảo 2010 – 2012

2010 2011 2012

Trong nƣớc Quốc tế Trong nƣớc Quốc tế Trong nƣớc Quốc tế

350 100 320 80 200 50

35

Chƣơng 2

ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Địa điểm, đối tƣợng nghiên cứu 2.1.1. Địa điểm, đối tƣợng nghiên cứu

Địa điểm triển khai nghiên cứu là VQG Tam Đảo, vùng đệm của Vƣờn quốc gia Tam Đảo trên địa bàn 3 tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc.

Để đạt đƣợc mục tiêu trên thì đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là: Các dạng tài nguyên có thể đƣợc khai thác phục vụ cho phát triển du lịch gồm các tài nguyên thiên nhiên (Hệ động thực vật, cảnh quan, thác, suối, hồ…) và các dạng tài nguyên nhân văn là các di tích văn hoá lịch sử, đền chùa, lễ hội phong tục tập quán,…Các giá trị có thể khai thác phục vụ cho phát triển du lịch.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu, thời gian nghiên cứu.

- Nghiên cứu mối quan hệ giữa du lịch sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học ở Vƣờn Quốc gia Tam Đảo, và các vùng phụ cận, cùng với các thể chế chính sách của việc phát triển du lịch sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học.

- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 12 năm 2012, các số liệu cập nhật cố gắng thực hiện đến sát thời gian nghiên cứu, với mong muốn có những số liệu gần nhất, mới nhất nhằm đƣa ra đƣợc định hƣớng sát thực cho việc phát triển DLST ở VQG Tam Đảo.

2.2. Nội dung nghiên cứu

a. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái ở VQG và KBTTN.

b. Đặc điểm tài nguyên du lịch sinh thái tại Vƣờn Quốc gia Tam Đảo. Tài nguyên đa dạng sinh học, điều kiện dân sinh kinh tế của dân cƣ các xã vùng

36

đệm. Mối quan hệ của phát triển kinh tế với việc bảo vệ rừng bảo vệ đa dạng sinh học của khu vực.

c. Hiện trạng hoạt động du lịch gồm cơ cấu tổ chức của Vƣờn Quốc gia Tam Đảo, tình hình nhân sự, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái (Nhà ở, khách sạn, nhà ăn uống, khu vui chơi giải trí, đƣờng nội bộ, các dịch vụ khác…), Nhu cầu phát triển du lịch.

d. Định hƣớng phát triển du lịch sinh thái ở Vƣờn Quốc Gia Tam Đảo gồm các giải pháp kĩ thuật (quy hoạch cơ sở vật chất phục vụ du lịch, lôi kéo cộng đồng địa phƣơng tham gia hoạt động du lịch), giải pháp xã hội nhƣ giáo dục môi trƣờng.

2.3. Quan điểm nghiên cứu.

- Nghiên cứu đề xuất phát triển DLST hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững.

- Coi con ngƣời là trung tâm của các vấn đề, mọi nỗ lực bảo tồn sẽ kém hiệu quả khi chƣa giải quyết đƣợc mâu thuẫn giữa cộng đồng địa phƣơng và công tác bảo tồn.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1 Phƣơng pháp luận / Cách tiếp cận

- Tiếp cận hệ sinh thái

- Bảo tồn dựa vào cộng đồng/ phát triển du lịch sinh thái – sinh kế của cộng đồng – giảm áp lực lên TNTN/ rừng của VQG

Tiếp cận tổng hợp: cả xã hội và tự nhiên, cả bảo tồn và phát triển/.... Khái niệm tài nguyên du lịch:

37

“Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử di tích cách mạng, giá trị nhân văn công trình lao động sáng tạo của con ngƣời có thể đƣợc sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch” [5].

Nhƣ vậy tài nguyên du lịch đƣợc xem nhƣ tiền đề phát triển du lịch. Và thực tế cho thấy tài nguyên du lịch càng phong phú đặc sắc bao nhiêu thì s ức hấp dẫn và hiệu quả của du lịch mang lại càng cao bấy nhiêu.

- Quan điểm về đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái: Đây là hoạt động đƣợc tiến hành sau điều tra tài nguyên du lịch, nhằm nhận xét và giám định giá trị của tài nguyên du lịch theo một số tiêu chuẩn về tài nguyên đã chọn. Do đó muốn đánh giá tài nguyên du lịch cần phải tuân theo những nguyên tắc sau:[11]

* Nguyên tắc thực tế khách quan: Tài nguyên du lịch tồn tại nhƣ những biểu hiện giá trị của chúng đối với con ngƣời thì phụ thuộc vào bản thân tài nguyên du lịch và trình độ mở mang khai thác của con ngƣời. Khi đánh giá phải xuất phát từ thực tế tài nguyên, trình độ mở mang khai thác của khu vực.

* Nguyên tắc phù hợp với khoa học: Phải phù hợp với tiêu chuẩn khoa học. Cần đem lại cho du khách những tri thức chính xác, có tính giáo dục, cần vận dụng lí luận và kiến thức nhiều mặt để giải thích và đánh giá một cách khoa học những nội dung cốt lõi của tài nguyên DLST.

* Nguyên tắc hệ thống toàn diện: Tài nguyên du lịch muôn màu muôn vẻ vì thế có rất nhiều phƣơng diện, nhiều thứ hạng, nhiều hình thức và nhiều nội dung quyết định đến giá trị và công dụng của tài nguyên du lịch. Khi đánh giá tài nguyên du lịch cần phải xem xét tổng hợp, tiến hành đánh giá hệ thống một cách toàn diện và hoàn chỉnh.

38

* Nguyên tắc khái quát cao độ: Khi đánh giá tài nguyên du lịch bất luận là đánh giá định tính hay định lƣợng thì những lời bình hay lời kết đều phải rõ ràng, cô đọng và khái quát cao độ đƣợc giá trị và công dụng, nét đặc sắc của tài nguyên du lịch để ngƣời xem có thể hiểu đƣợc ngay.

* Nguyên tắc cố gắng định lƣợng: Khi đánh giá cần cố gắng hết sức giảm thái độ chủ quan, cố gắng đánh giá một cách thực tế hệ thống và toàn diện. Do đó yêu cầu cố gắng đánh giá định lƣợng hoặc bán định lƣợng, thông qua các con số để đánh giá và so sánh.

2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

a. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu (tiến hành trước khi bước vào giai đoạn

thực địa): đó là các tài liệu, số liệu, các báo cáo liên quan đến khu vực nghiên cứu nhƣ

tài liệu về Du lịch sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học trong nƣớc và nƣớc ngoài, các tài liệu liên quan đến khu nghiên cứu. Các tài liệu này đƣợc thu thập trƣớc khi tiến hành nghiên cứu trên thực địa.

Sau khi thu thập số liệu tiến hành thống kê, phân tích và xử lý các số liệu phục vụ mục đích nghiên cứu để phục vụ cho các bƣớc tiếp theo của đề tài.

b. Phương pháp nghiên cứu thực địa: là phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống có vai

trò quan trọng. Quá trình thực hiện phƣơng pháp nghiên cứu thực địa dựa chủ yếu là: - Đánh giá nhanh tài nguyên Du lịch Sinh thái.

- Đánh giá hiện trạng kinh tế – xã hội của khu vực

- Đi thực địa theo tuyến – khảo sát và đánh giá về hiện trạng tài nguyên du lịch: loài/ sinh cảnh/ cảnh quan...

39

c. Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu: một số đối tƣợng quan trọng bao gồm các cán bộ cấp xã, huyện và kết hợp với tham vấn cán bộ của VQG Tam Đảo, và những ngƣời dân địa phƣơng sẽ là kênh thông tin hữu ích.

d. Phương pháp tham vấn chuyên gia. Tham vấn những ngƣời có chuyên môn sâu và hiểu biết rộng đã và đang làm trong lĩnh vực du lịch sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học.

e. Phương pháp bản đồ: Sử dụng bản đồ hành chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất,

rừng và kết hợp kết quả thực địa: Sử dụng phần mềm Mapinfo, GPS.

f. Phân tích SWOT (phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức).

Điểm mạnh và điểm yếu tập trung vào các yếu tố bên trong, trong khi các cơ hội và các mối đe dọa lại phản ánh những tác động của hoàn cảnh bên ngoài ảnh hƣởng tới tổ chức, cộng đồng hoặc hoạt động. Điều này bao gồm cả các khía cạnh về văn hóa-xã hội, chính trị, kinh tế, môi trƣờng, kỷ thuật và các khía cạnh khác. Phƣơng pháp phân tích SWOT có thể bổ sung cho các công cụ khác bao gồm cả phƣơng pháp phân tích những ngƣời liên quan và thể chế.

- Điểm mạnh (S): Những điểm tích cực của nhóm, hoạt động hay của khu vực. - Điểm yếu (W): Những điểm tiêu cực của nhóm, hoạt động hay của khu vực. - Cơ hội (O): Các yếu tố thuận lợi trong môi trƣờng

- Mối đe dọa (T): Các yếu tố không thuận lợi trong môi trƣờng

Mục đích:

- Xác định các điểm mạnh, các cơ hội và cân nhắc cách làm tối ƣu các ƣu điểm đó, xác định những điểm yếu, mối đe dọa và cách khắc phục chúng.

- Phân tích khả năng của các tổ chức dựa vào cộng đồng để thực hiện một dự án cụ thể và tìm các lựa chọn để các dự án có hiệu quả hơn.

- Đánh giá một tổ chức, một hoạt động hay vùng dự án cụ thể liên quan đến sử dụng những phƣơng thức sau:

40

- Đánh giá khả năng của một tổ chức để thực hiện các hoạt động của tổ chức cộng đồng.

- Đánh giá các vùng dự án tiềm năng cho các hoạt động.

- Đánh giá một chƣơng trình hoặc hoạt động cụ thể liên quan đến các nhu cầu của cộng đồng.

- Một công cụ đƣợc sử dụng nhƣ là một phần của các quy trình quy hoạch có tính chiến lƣợc.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Tiềm năng hiện trạng phục vụ DLST

3.1.1. Điều kiện tự nhiên VQG Tam Đảo a. Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích a. Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích

41

42

Vƣờn quốc gia Tam Đảo trải dài từ 21021’ đến 21042’ vĩ độ Bắc và 105023’ đến 105044’ kinh Đông, nằm trên địa phận 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Đây là một dãy núi lớn dài 80Km, chạy theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam, từ huyện Sơn Dƣơng ( Tuyên Quang) đến huyện Mê Linh ( Vĩnh Phúc)

Phía Đông Bắc khu nghỉ mát Tam Đảo giới hạn bởi quốc lộ 13A, từ ranh giới huyện Phổ Yên – Đại Từ ( Thái Nguyên) đến Đèo Khế ( Tuyên Quang). Phía Tây Nam là đƣờng ô tô mới mở kéo dài từ đƣờng 13A chỗ gần Đèo Khế, dọc chân Tam Đảo đến thôn Mỹ Khê – xã Trung Mỹ là ranh giới giữa hai huyện Bình Xuyên và Mê Linh.

Trung tâm Vƣờn quốc gia Tam Đảo cách thủ đô Hà Nội 75Km về phía Tây Bắc, cách thành phố Vĩnh Yên 13Km về phía Bắc.

Diện tích Vƣờn quốc gia Tam Đảo theo qui hoạch ban đầu đƣợc phê duyệt tại Quyết định số 136/TTg, ngày 06/03/1996 của Thủ tƣớng Chính phủ là 36.883ha. Ngày 12/11/2002 Thủ tƣớng Chính phủ có Quyết định số 155/2002/TTg về việc điều chỉnh lại ranh giới Vƣờn quốc gia Tam Đảo và diện tích xuống còn 34.995ha. Ranh giới Vƣờn quốc gia Tam Đảo vẫn đƣợc xác định từ độ cao 100m ( so với mực nƣớc biển) trở lên và đƣợc chia làm 3 phân khu chính:

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: có diện tích là 17.295ha nằm ở độ cao 400m trở lên ( trừ Khu nghỉ mát Tam Đảo). Đây là khu vực còn rừng tự nhiên và là nơi cƣ trú chủ yếu của các loài Chim, Thú trong khu vực.

- Chức năng: Bảo vệ nghiêm ngặt các hệ sinh thái rừng và hệ động, thực vật rừng trong phân khu.

- Phƣơng thức quản lý: Cấm khai thác củi, gỗ và các lâm sản khác. Cấm săn bắt đSộng vật rừng và bất kỳ hành động nào làm ảnh hƣởng đến rừng và các loài động, thực vật rừng. Không xây dựng những công trình đồ sộ và đƣờng lớn trong phân khu.

43

Phân khu phụ hồi sinh thái: có diện tích là 15.398ha, nằm bao quanh phân khu bảo vệ nghiêm ngặt. Do trƣớc kia khu vực này nằm ngoài khu rừng cấm Tam Đảo nên rừng tự nhiên ở đây bị khai thác nhiều lần và nhiều diện tích đã bị mất rừng. Đến nay phân khu này đƣợc khoanh nuôi phục hồi và trồng lại rừng. Rừng đã phát triển tốt góp phần bảo vệ môi trƣờng và phòng hộ đầu nguồn cho khu vực Tam Đảo.

- Chức năng: Tái tạo lại rừng tự nhiên trên diện tích đã bị phá hoại để phụ hồi lại hệ sinh thái rừng và giảm bớt tác động của con ngƣời vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, tăng cƣờng khả năng bảo vệ môi trƣờng và nguồn nƣớc.

- Phƣơng thức: Khoanh nuôi, lợi dụng tái sinh tự nhiên nơi còn cây mẹ gieo giống và đất rừng còn tốt. Trồng lại rừng nơi không còn khả năng tái sinh tự nhiên. Bƣớc đầu có thể trồng cây nhập nội mọc nhanh nhƣ Thông đuôi ngựa, Keo. Sau đó, trồng cây gỗ lớn có nguồn gốc địa phƣơng và cây đặc sản có giá trị kinh tế cao.

Phân khu nghỉ mát, du lịch: có diện tích 2.302ha, nằm ở sƣờn Tây Bắc Tam Đảo( thuộc địa phận tỉnh Vĩnh Phúc), bao quanh thị trấn Tam Đảo và hệ thuỷ của 2

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Tam Đảo trong bảo tồn đa dạng sinh học (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)