VQG trên thế giới.
Qua việc tìm hiểu hoạt động DLST ở các VQG trên thế giới, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm khi tiến hành hoạt động DLST ở VQG của Việt nam nói chung và VQG Tam Đảo nói riêng.
+ Cần thay đổi quan niệm của mọi ngƣời về bảo tồn và phát triển. Giáo dục tuyên truyền để nâng cao nhận thức của các đối tƣợng trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng tài nguyên đến các tầng lớp nhân dân.
+ Cần có cơ chế quản lý phù hợp trong đó có sự tham gia của ngƣời dân địa phƣơng theo phƣơng châm: "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" để có thể quản lý tài nguyên và hoạt động du lịch hiệu quả. Đảm bảo tính thống nhất giữa các cơ quan quản lý. Quản lý chặt chẽ việc cấp phép xây dựng và hoạt động của các cơ sở dịch vụ DLST, tránh tình trạng xây dựng ồ ạt, lấn chiếm đất, phá vỡ cảnh quan tự nhiên và làm mất cân đối cung cầu trong vùng dự án.
+ Cần có chính sách phù hợp nhằm phân phối rộng rãi hơn thu nhập du lịch. Thu nhập du lịch phải đƣợc sử dụng để duy trì hoạt động du lịch và phát triển cộng
30
đồng địa phƣơng, tránh tình trạng thu nhập chỉ tập trung vào một nhóm nhỏ, còn đa số ngƣời dân địa phƣơng không đƣợc hƣởng lợi gì từ việc phát triển DLST.
+ Cần có phƣơng án sử dụng các nguồn năng lƣợng sạch thay thế nhƣ: điện mặt trời, điện sản xuất bằng nguyên liệu khí bio-gas, sử dụng khí bio-gas sản xuất từ chất thải chăn nuôi để đun nấu thay thế cho nhiên liệu gỗ, củi vừa giúp bảo vệ môi trƣờng. + Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng trong các trƣờng học, trong cộng đồng địa phƣơng và khách du lịch. Xây dựng mối quan hệ tƣơng hỗ giữa khách du lịch và cộng đồng địa phƣơng và cơ quan quản lý các đơn vị rừng đặc dụng nhằm bảo vệ tài nguyên và phát triển du lịch bền vững.
+ Khôi phục và phát triển các nghề truyền thống của địa phƣơng phục vụ nhu cầu của khách du lịch nhƣ: sản xuất đồ lƣu niệm, chăn nuôi, trồng trọt... Tạo ra và duy trì thu nhập cho ngƣời dân địa phƣơng.