c. Địa chất và thổ nhƣỡng
4.2. Định hƣớng phát triển DLST ở VQG Tam Đảo
Mặc dù VQG Tam Đảo đã thành lập đƣợc bộ máy chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ phát triển DLST và giáo dục môi trƣờng, song bộ máy này vẫn chƣa hoạt động có hiệu quả, do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về DLST của các cán bộ thực hiện nhiệm vụ này còn nhiều hạn chế, nên việc định hƣớng để phát DLST tại VQG Tam Đảo đóng vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành công của DLST ở
85
nơi đây. Ở một số nƣớc trên thế giới DLST đã đƣợc biết đến và phát triển lừ lâu, còn ở Việt Nam DLST mới đƣợc biết đến nên vẫn còn mơ hồ, chƣa phát triển rộng rãi, chỉ có một số ít ở các VQG và khu BTTN ở Việt Nam hoạt động tốt về lĩnh vực này và đã mang lại một nguồn thu không nhỏ cho xã hội, góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Riêng đối với VQG Tam Đảo mặc dù có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển DLST nhƣng cho đến nay hoạt động này vẫn còn mang tính tự phát, chƣa có chiến lƣợc, định hƣớng rõ ràng, song không vì thế mà chúng ta lại áp dụng một cách máy móc, áp đặt các hình thức hay phƣơng pháp từ các VQG khác, mà chúng ta cần phải chọn lọc những hình thức phù hợp với điều kiện thực tế của mình, cần phải có định hƣớng rõ ràng, cụ thể theo đúng các nguyên tắc của DLST, nếu không các hoạt động không những không hiệu quả mà còn làm phá vỡ hoặc mất đi các hệ sinh thái, cảnh quan và môi trƣờng vốn có.
Trên cơ sở kết hợp giữa các nguyên tắc chung cho hoạt động DLST, thông qua việc học tập rút ra bài học kinh nghiệm từ các VQG trong nƣớc và quốc tế, đồng thời dựa vào nguồn tài nguyên DLST ở VQG Tam Đảo. Tác giả mạnh dạn đề xuất các định hƣớng cho phát triển DLST nhƣ sau: