c. Địa chất và thổ nhƣỡng
3.2.3. Kinh tế hợp tác xã
Năm 1958,với chủ trƣơng hợp tác hoá, các hộ gia đình góp đất và tài sản của mình vào HTX. Những lao động chính trong hộ gia đình trở thành xã viên hợp tác xã. Năm 1960, cả 3 tỉnh về cơ bản đã hoàn thành hợp tác hoá bậc thấp.
Từ năm 1960 – 1965, HTX tiếp tục củng cố, phát triển dần chuyển sang HTX bậc cao qui mô lớn ( liên thôn và toàn xã hoặc liên xã). Trong giai đoạn này, kinh tế hộ gia đình mất dần vai trò tự chủ. Nhà nƣớc đầu tƣ mạnh vào cơ sở vật chất – kỹ thuật cho các HTX. Việc quản lý HTX luôn đƣợc cải tiến. Cùng với phong trào HTX, trong nông nghiệp nông thôn, các doanh nghiệp nhà nƣớc ( nông, lâm trƣờng, trạm, trại) ra đời và phát triển mạnh. Chính sách hợp tác hoá đã thúc đẩy phát triển thuỷ lợi giao thông, cải tạo đồng ruộng, đƣa giống mới vào sản xuất.
Đƣờng lối đổi mới của Đại hội Đảng lần VI (1986) đã tạo tiền đề quan trọng để đổi mới căn bản mô hình kinh tế, chuyển sang cơ chế thị trƣờng. Nhờ đó đã có những bƣớc chuyển biến to lớn trong nông nghiệp, nông thôn, làm cơ sở ra đời hàng loạt thể chế, chính sách quan trọng sau đó.
Tuy nhiên hơn 10 năm qua, tình hình nông thôn nƣớc ta, nhất là ở trung du và miền núi, trong quá trình phát triển cũng lại có những diễn biến phức tạp. Theo kết quả điều tra thì chỉ có 10 – 15% số hộ gia đình nông dân là thực sự làm ăn khá giả do có kinh nghiệm, đủ vốn và lao động. Khoảng 25 – 40% có thu nhập trung bình nhƣng còn phụ thuộc vào yếu tố khách quan. Số còn lại, 40 – 50%, không thể giữ vững sản xuất đƣợc nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài. Họ không chỉ nghèo về vốn và tƣ liệu sản xuất mà còn rất nghèo về kinh nghiệm và kiến thức làm ăn. Thu nhập tthấp dẫn đến đời sống bấp bênh. Hiện nay, tại một số nơi, nhất là ở trung du và miền núi, tỷ lệ nông dân không có ruộng đất đã lên tới 15 – 20%. Khoảng cách giàu nghèo ở nông thôn ngày càng lớn.
53
Hiện nay, hợp tác xã dựa trên nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi để giúp đỡ nhau phát triển sản xuất thông qua việc cho vay vốn (các hợp tác xã tín dụng), phổ cập kiến thức canh tác các loài cây trồng, kiến thức chăn nuôi (các hợp tác xã khuyến nông, khuyến lâm),… Các hợp tác xã nông nghiệp hiện nay, chủ yếu làm nhiệm vụ dịch vụ giống, phân bón, hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ về vốn và kỹ thuật cho cac hộ xã viên trong xã. Hợp tác xã nông nghiệp trong cùng tổ chức Đảng trên địa bàn xã còn là cơ quan xây dựng các chỉ tiêu kinh tế xã hội cho xã, xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh tế để đạt đƣợc các chỉ tiêu đề ra.