Vƣờn quốc gia Tam Đảo trong bối cảnh vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Tam Đảo trong bảo tồn đa dạng sinh học (Trang 51)

c. Địa chất và thổ nhƣỡng

3.3.1. Vƣờn quốc gia Tam Đảo trong bối cảnh vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ

Vƣờn quốc gia Tam Đảo bao gồm toàn bộ diện tích dãy núi Tam Đảo, là phần kéo dài của hệ núi phía Bắc và Tây bắc Bắc Bộ đi vào vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Toàn bộ phần phía Tây – Nam, phía Nam và phía Đông Vƣờn quốc gia đƣợc bao quanh bởi vùng đồng bằng, đồi trung du thuộc các tỉnh nằm ở phía bắc đồng bằng Bắc Bộ nhƣ Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Tây, Hà Nội. Với vị trí nhƣ thế, dãy núi Tam Đảo đã đƣợc đồng bằng và đồi núi trung du tách ra khỏi các hệ núi cao ở Tây Bắc và các tỉnh phía Bắc, trở thành hòn đảo cao nằm giữa đồng bằng. Đặc điểm này làm cho hệ động, thực vật VQG Tam Đảo giàu loài đặc hữu hơn các nơi khác, và VQG có giới hạn tự nhiên mà các loài động vật không vƣợt qua để chạy đi nơi khác đƣợc. Còn đối với các vùng đồng bằng xung quanh, VQG Tam Đảo nằm trên dãy núi cao hùng vĩ, đến gần 1600m trên mực nƣớc biển, và hệ sinh thái rừng tự nhiên rộng đến 21.982ha, chia sẻ các dịch vụ hệ sinh thái cho cộng đồng ở địa phƣơng cũng nhƣ các vùng xung quanh, đặc biệt là các dịch vụ điều tiết nhƣ điều tiết khí hậu, điều tiết dịch bệnh, điều tiết lũ lụt, phân huỷ độc tố trong môi trƣờng ( làm sạch nguồn nƣớc).

54

3.3.2. Vai trò của VQG Tam Đảo đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

Là VQG rộng 34.995ha nằm trên độ cao từ 100 – 1590m cách li với các vùng núi cao lân cận, có địa hình phân hoá phức tạp, nhiều sinh cảnh đa dạng và đặc sắc. Đối với bảo tồn đa dạng sinh học, Vƣờn quốc gia Tam Đảo có vai trò quan trọng xuất phát từ những lợi thế to lớn của nó đối với đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học. Đó là:

- Có giá trị đa dạng sinh học cao: đã biết gần 2500 loài động, thực vật; trong đó có 116 loài có giá trị bảo tồn ( 14 loài bậc E, 30 loài bậc V, 28 loài bậc T, 44 loài bậc R) và 84 loài đặc hữu. Một số nhóm nhƣ Thú, Lƣỡng cƣ và Bò sát tỷ lệ loài quý hiếm (có giá trị bảo tồn và đặc hữu) rất cao (Thú 30/70 = 42,8%), Lƣỡng cƣ ( 15/60 = 25,0%), Bò sát ( 20/96 = 20,8%). Số lƣợng các loài rất nguy cấp (E) cao, tới 14 loài, trong đó có đến 5 loài thú lớn, 1 loài chim (Gà lôi lông trắng) là những loài nhạy cảm nhất trong công tác bảo tồn hiện nay.Tính cấp thiết của các hoạt động bảo tồn đối với các nhóm này ( thú, bò sát, lƣỡng cƣ) là rất cao vì chúng đang phải đối mặt với nạn săn bắt trái phép để phục vụ cho du lịch. Một số loài thú lớn nguy cấp đã bị coi là tuyệt chủng trong VQG Tam Đảo trong những năm gần đây nhƣ Voọc mũi hếch, Vƣợn đen tuyền, hổ, báo hoa mai, báo gấm, sói đỏ, cầy mực và rái các thƣờng (Nguồn: Nguyễn Xuân Đặng, 2006).[14]

- Có nguồn gen của các loài thân thuộc với cây trồng: Đó là chè Shan hoang dại và tập đoàn các loài trà hao vàng. Bảo vệ các loài này trong trạng thái hoang dại cũng là bảo vệ nguồn gen quý cho phát triển nông, lâm nghiệp trong tƣơng lai, nguyên liệu quý cho phát triển công nghệ sinh học và cho nên nông nghiệp kỹ thuật cao sau này.

- Có sinh cảnh đa dạng: Sinh cảnh là môi trƣờng sống tự nhiên của sinh vật, khi sinh cảnh càng đa dạng thì số loài sinh vật có thể tồn tại tự nhiên, hoang dã trong vùng càng nhiều. Mặt khác trong mỗi sinh cảnh thƣờng có nhiều loài cùng chung sống, tồn tại mạng lƣới các quan hệ sinh học chằng chịt (hội sinh, cộng sinh, chuỗi thức ăn và

55

lƣới thức ăn) điều chỉnh số lƣợng quần thể loài của chúng và tạo cơ hội bền vững cho chúng cùng sống sót. Tính đa dạng sinh cảnh của VQG Tam Đảo đƣợc hình thành do yếu tố tự nhiên sau: Sự phân hoá khí hậu theo đai cao: ( theo sự tƣơng đồng của nhiệt độ) thành đai khí hậu nhiệt đới từ độ cao 700-800m trở xuống và đai khí hậu á nhiệt đới ở độ cao từ 800-1590m. Ngay trong cung một đai thì cang lên cao nhiệt độ càng giảm.

- Có cách li không gian với các vùng có điều kiện thiên nhiên tƣơng tự ở các nơi khác nhau nhờ sự bao quanh của đồng bằng làm cho mức độ đặc hữu của VQG cao, các loài động vật không có cơ hội bỏ đi ngay cả khi môi trƣờng bị tác động. Vì vậy, việc bảo tồn sẽ hiệu quả hơn, trừ khi không ngăn chặn đƣợc nạn săn bắt bất hợp pháp ngay chính trong vùng lõi và thiếu sự đồng thuận, hợp tác của cộng đồng địa phƣơng.

- Diện tích rộng và liên tục của địa hình đảm bảo cho sự liên tục của các sinh cảnh (nơi ở, nơi kiếm ăn, nơi sống của con mồi,…) và sự di chuyển an toàn cho các loài động vật trong các hoạt động sống (kiếm mồi, giao lƣu sinh sản,…). Tính liên tục này cũng đảm bảo cho sự gặp gỡ giữa các nhóm nhỏ trong quần thể loài sống ở các địa điểm khác nhau của VQG, làm tăng cơ hội sinh sản và sự đa dạng di truyền, giúp cho quần thể đông hơn và khả năng sống sót cao hơn. Hơn nữa, tính liên tục trên diện tích lớn cũng đảm bảo cho các điều kiện sinh thái môi trƣờng ổn định hơn, khả năng điều chỉnh các nhân tố môi trƣờng thông qua chức năng của hệ sinh thái ( các dịch vụ hệ sinh thái) cao hơn.

- Gần thủ đô Hà Nội và điều kiện đi lại dễ dàng: Đây là điều kiện rất quan trọng để thực hiện các nghiên cứu giám sát quần thể các đối tƣợng bảo tồn cũng nhƣ các điều kiện môi trƣờng sống của chúng.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Tam Đảo trong bảo tồn đa dạng sinh học (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)