Khu danh thắng Tây Thiên

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Tam Đảo trong bảo tồn đa dạng sinh học (Trang 74)

c. Địa chất và thổ nhƣỡng

3.7.6. Khu danh thắng Tây Thiên

Khu danh thắng Tây Thiên nằm trong thung lũng lòng chảo của dãy núi Tam Đảo thuộc địa phận xã Đại Đình – huyện Tam Đảo. Độ cao từ cốt 54 – 1100m so với mặt biển, trong phạm vi chiều dài 11Km, chiều ngang 1Km.

Trong quần thể Tây Thiên có: Đền Thỏng, đền Chân Suối, Đền Đầu, Đền Cả, Đền Cậu, Đền Cô, Chùa Đồng Cổ và Đền Thƣợng Tây Thiên ( ở độ cao trên 600m).

Trong các đền chùa và núi rừng Tây Thiên còn lƣu giữ nhiều hiện vật văn hoá cổ, kiến trúc cổ, mộ cổ,…đã đƣợc phát hiện và chƣa đƣợc phát hiện ra phục vụ cho việc hành đạo, vì thế Tây Thiên còn đƣợc coi là nơi hành hƣơng từ rất lâu đời của đạo phật. Địa danh này linh thiêng gần nhƣ đất thánh đối với các phật tử.

Đƣờng lên Tây Thiên qua nhiều suối, nhiều sƣờn núi. Từ đền Thỏng trở lên du khách đi bộ. Đoạn đƣờng từ Đền Thỏng tới thác Bạc con đƣờng mòn tuy còn rất gập ghềnh nhƣng chƣa dốc lắm đi qua các đền Chân Suối, Đền Dầu, Đền Cả, Đền Cậu.

77

Đến Thác Bạc – thác cao 40m từ trên cao đổ xuống trắng xoá nhƣ giát bạc. Cảnh quan nơi đây rất hùng vĩ và thơ mộng. Từ đây lên Tây Thiên sƣờn núi dốc hơn, khó đi hơn, nhiều rừng rậm, khe sâu. Dân gian truyền miệng lên tới Tây Thiên thì mọi trở ngại trong đời sẽ vƣợt qua. Cách Tây Thiên 500m gần Thác Bạc là Động Sách Hoa, tƣơng truyền là nơi ở của động chủ Năng Thị Tiêu, có chòi ông Nhất – một cơ sở bí mật của Đảng trong thời kỳ Kháng chiến. Đi về hƣớng Tây Bắc khoảng 1Km có chùa Đồng Cổ trong chùa có 2 pho tƣợng đúc bằng đồng.

3.8. Cơ chế chính sách hiện hành phát triển du lịch sinh thái.

Du lịch sinh thái trong những năm gần đây đã đƣợc các cấp ngành quan tâm, trú trọng phát triển ở các khu bảo tồn và các Vƣờn quốc gia, đồng thời các văn bản pháp luật để thực hiện phát triển du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn, các Vƣờn quốc gia ngày càng đƣợc chỉnh sửa, hoàn thiện rõ ràng cụ thể hơn.

Một số văn bản pháp luật nhƣ:

- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. - Luật du lịch 2006

- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển Rừng.

- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành quy chế quản lý Rừng.

- Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN của BNN và PTNT về việc ban hành quy chế quản lý các hoạt động DLST tại các VQG, KBTTN.

Trong các văn bản pháp luật hiện nay đã chỉnh sửa để phù hợp cho việc thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái tại các Vƣờn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên nhƣ: “Chủ rừng đƣợc tự tổ chức hoặc cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê, nhận khoán rừng và môi trƣờng rừng để kinh doanh cảnh quan, nghỉ dƣỡng, du lịch sinh thái

78

trong rừng…”. Nhƣ vậy theo luật thì các Vƣờn quốc gia và khu bảo tồn đƣợc tổ chức phát triển dịch vụ du lịch sinh thái và dịch vụ môi trƣờng nhƣng phải phù hợp với mục tiêu bảo tồn, mọi hoạt động về du lịch trong Vƣờn quốc gia, khu bảo tồn không đƣợc gây ảnh hƣởng xấu đến bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trƣờng và các hệ sinh thái. Nghị định của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và Phát triển rừng (điều 55) và Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng (điều 22)[3]. Các hoạt động du lịch sinh thái không đƣợc gây ô nhiễm môi trƣờng và các hệ sinh thái tự nhiên trong rừng đặc dụng.

Ngoài ra tại quyết định số 104/2007/QĐ-BNN, thì ban hành rõ quy chế phát triển DLST ở các VQG và KBTTN.[2]

Trong Quyết định số 601-NN.TCCB/QĐ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 15/5/1996 về việc thành lập Vƣờn quốc gia Tam Đảo trực thuộc Bộ, với các nhiệm vụ chính nhƣ sau:[20]

- Bảo vệ nguyên vẹn hệ sinh thái rừng trên núi Tam Đảo.

- Bảo vệ nguồn gen các loài động, thực vật quí hiếm, đặc biệt là bảo vệ các loài động, thực vật đặc hữu và cảnh quan thiên nhiên của Tam Đảo.

- Phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, tham quan học tập của các nhà khoa học và sinh viên trong nƣớc và quốc tế.

- Tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục phổ cập cho nhân dân long yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ rừng.

- Thực hiện vai trò điều tiết nƣớc của khu vực đầu nguồn, góp phần cải thiện môi sinh cho vùng đồng bằng Trung du Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội.

- Tham gia tổ chức việc tham quan du lịch và nghỉ mát.

- Góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân trong vùng đệm.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Tam Đảo trong bảo tồn đa dạng sinh học (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)