Khả năng tiêu thụ và chuyển hoá thức ăn

Một phần của tài liệu nghiên cứu so sánh một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất thịt và chất lượng thịt của gà mèo địa phương sa pa với gà mèo thuần (Trang 61 - 80)

*/ Khả năng tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn trong các tuần tuổi:

Khả năng tiêu thụ và chuyển hoá lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày nó phản ánh tình trạng sức khoẻ của đàn gà, chất lượng thức ăn, khả năng áp dụng khoa hoặc kỹ thuật vào chăm sóc và nuôi dưỡng nhận biết của mỗi con người, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và khả năng sản xuất của đàn gà.

Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày có liên quan đến mức năng lượng và protein trong khẩu phần. Theo Vũ Duy Giảng (1997) [6] thì hàm lượng protein khác nhau cũng ảnh hưởng đến lượng thu nhận thức ăn của gia cầm, từ đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển và sức sản xuất của chúng. Mặt khác lượng thức ăn hàng ngày còn chịu chi phối bởi: Chất lượng con giống, điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ chuồng nuôi (nhiệt độ thích hợp thì gà ăn nhiều, nhiệt độ không thích hợp thì gà giảm ăn hay còn gọi là giảm khả năng tiêu thụ thức ăn), nếu nhiệt độ quá thấp gà thiếu nhiệt thì đứng chụm vào nhau và ăn ít (lượng thức ăn thu nhận ít), mặt khác một phần năng lượng của thức ăn huy động để chống rét, mùi vị thức ăn, chất lượng thức ăn, nước uống, biện pháp quản lý chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y... dẫn đến quá trình sinh trưởng phát triển bị chậm, tiêu tốn thức ăn/kg khối lượng cao dẫn đến làm giảm hiệu quả kinh tế của đàn gà.

Theo Farrell, (1983) [50] thì cần phải chú ý đến 3 yếu tố đó là: Đặc điểm của gia cầm, điều kiện môi trường và tính chất của khẩu phần ăn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi được thể hiện ở bảng 3.13. Qua số liệu chúng tôi đã tiến hành theo dõi lượng thức ăn tiêu thụ của đàn gà qua các giai đoạn từ 1 đến 20 tuần tuổi. Kết quả cho thấy lượng thức ăn thu nhận của đàn gà Mèo tại hai lô thí nghiệm đều tăng dần qua các tuần tuổi, ở lô I từ 8,23g/con/ngày ở tuần 1 tăng lên 59,62g/con/ngày ở tuần thứ 10. Tại lô II ở giai đoạn 1 tuần tuổi là 10,19/con/ngày và 61,72g/con/ngày ở tuần tuổi thứ 10.

Đến giai đoạn 14 tuần tuổi ở lô I là 74,86g/con/ngày tăng lên

95,00g/con/ngày ở tuần 20, tương ứng với lô 2 là 76,94g/con/ngày ở tuần 14 và tăng lên 101,21g/con/ngày.

Từ kết quả trên cho thấy ở các tuần tuổi của hai đàn gà thí nghiệm có sự chênh lệch nhưng không đáng kể, kết quả thể hiện ở bảng 3.13.

Bảng 3.13. Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lƣợng của gà thí nghiệm trong các tuần tuổi

TT Lô I Lô II

gam/con/ngày TTTĂ/kgP gam/con/ngày TTTĂ/kgP

1 8,23 ± 0,14 1,52 ± 0,09 10,19 ± 0,12 1,92 ± 0,11 2 14,70 ± 0,13 4,44 ± 0,11 15,15 ± 0,14 4,42 ± 0,13 3 17,50 ± 0,19 2,41 ± 0,07 16,25 ± 0,17 2,11 ± 0,08 4 22,17 ± 0,17 2,47 ± 0,12 24,14 ± 0,15 2,67 ± 0,15 5 32,51 ± 0,12 2,69 ± 0,08 35,45 ± 0,12 2,86 ± 0,14 6 40,39 ± 0,11 3,29 ± 0,05 44,50 ± 0,14 4,19 ± 0,33 7 50,64 ± 0,13 2,90 ± 0,07 55,69 ± 0,11 2,87 ± 0,64 8 55,40 ± 0,14 3,79 ± 0,11 57,45 ± 0,19 3,91 ± 0,44 9 57,40 ± 0,13 2,60 ± 0,05 59,70 ± 0,13 3,43 ± 0,81 10 59,62 ± 0,12 4,07 ± 0,07 61,72 ± 0,14 4,44 ± 0,18 12 62,71 ± 0,15 5,69 ± 0,09 65,61 ± 0,11 7,05 ± 0,33 14 74,86 ± 0,17 5,59 ± 0,07 76,94 ± 0,15 5,35 ± 0,24 16 85,50 ± 0,14 7,43 ± 0,06 90,25 ± 0,17 6,58 ± 0,36 20 95,00 ± 0,12 9,56 ± 0,11 101,21 ± 0,19 9,62 ± 0,42 TB 4,18 4,39

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (đến 20 tuần tuổi).

Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng qua các tuần tuổi phản ánh hiệu quả sử dụng thức ăn. Trong chăn nuôi gà lấy thịt thì chi phí cho một kg tăng khối lượng là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế. Qua kết quả ở bảng 3.13 cho thấy tiêu tốn thức ăn đều tuân theo quy luật tăng dần qua các tuần tuổi, ở tuần tuổi 1 tiêu tốn thức ăn cộng dồn là 1,52 kg thức ăn/kg tăng khối lượng, giai đoạn 20 tuần tuổi là 9,56 kg thức ăn/kg tăng khối lượng ở lô I, ở lô II giai đoạn 1 tuần tuổi tiêu tốn thức ăn cộng dồn là 1,92 kg thức ăn/kg tăng khối lượng, giai đoạn 20 tuần tuổi là 9,62 kg thức ăn/kg tăng khối lượng. Kết quả này cho thấy ở giai đoạn 1 tuần tuổi gà ở lô I tiêu tốn thức ăn thấp hơn gà ở lô II. Kết quả tại bảng 3.13 cũng cho thấy tiêu tốn thức ăn / kg tăng khối lượng trung bình từ 10 đến 20 tuần tuổi có sự biến động mạnh. Điều đó chứng tỏ gà Mèo rất dễ bị stress bởi điều kiện môi trường sống vì trong thời gian nuôi thí nghiệm đang xảy ra rét đậm, rét hại trong thời gian khá dài, gà ở giai đoạn cuối sinh trưởng tuyệt đối thấp vì vậy tiêu tốn thức ăn khá lớn thời điểm này gà chủ yếu huy động năng lượng để chống rét.

*/ Tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng (đến 20 tuần tuổi)

Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng qua các tuần tuổi phản ánh hiệu quả sử dụng thức ăn. Trong chăn nuôi gà lấy thịt thì chi phí cho một kg tăng khối lượng là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế. Qua kết quả ở bảng 3.13 cho thấy tiêu tốn thức ăn đều tuân theo quy luật tăng dần qua các tuần tuổi, ở tuần tuổi 1 tiêu tốn thức ăn cộng dồn là 1,52kg TĂ/kg tăng khối lượng, giai đoạn 20 tuần tuổi là 9,56 kg TĂ/ kg tăng khối lượng ở lô 1 và 1,92 kg TĂ/kg tăng khối lượng ở giai đoạn 1 tuần tuổi và 9,62 kg TĂ/kg tăng khối lượng ở lô 2. Qua kết quả theo dõi của chúng tôi về tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà Mèo nuôi ở Sa Pa - Lào Cai thì tương đối cao so với một số giống gà nhập nội. Nhưng điều này xảy ra là do gà nuôi khảo sát của chúng tôi đúng vào đợt rét đậm, rét hại kéo dài ( nhiệt độ ban ngày là 3 - 40

C và ban đêm xuống 00C) và được nuôi theo phương thức bán chăn thả nên có phần ảnh hưởng đến lượng thức ăn tiêu tốn. Tiêu tốn thức ăn / kg tăng khối lượng ở lô I là 4,18 kg tương ứng với lô 2 là 4,39 kg thức ăn/ kg tăng khối lượng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.8. Khả năng cho thịt và chất lƣợng thịt

3.8.1. Năng suất thịt

Là đặc điểm kinh tế quan trọng trong ngành chăn nuôi, nó được thể hiện bằng năng suất và chất lượng thịt ở tuổi giết mổ. Khả năng cho thịt được phản ánh qua các chỉ tiêu khối lượng sống, tỷ lệ thịt xẻ, thịt đùi, thịt ngực và tỷ lệ mỡ bụng.

Để đánh giá chính xác khả năng sản xuất thịt của đàn gà Mèo nuôi ở huyện Sa Pa, chúng tôi tiến hành mổ khảo sát gà ở giai đoạn 20 tuần tuổi, ở hai lô thí nghiệm với lượng mẫu là 30 con trong đó có 15 con là gà trống và 15 con gà mái ở cả 3 lần khảo sát. Nhằm đánh giá khả năng cho thịt của 2 giống gà Mèo địa phương và giống gà Mèo thuần đã được chọn lọc.

Kết quả mổ khảo sát sức sản xuất thịt của hai giống gà Mèo được thể hiện ở bảng 3.14.

Bảng 3.14. Kết quả mổ khảo sát gà Mèo nuôi khảo nghiệm giai đoạn 20 tuần tuổi

TT Chỉ tiêu Lô I Mái Trống x m X Cv % Xmx Cv % 1 Khối lượng sống (g) 1,420 ± 43,01 9,71 1,216 ± 40,11 7,1 2 Tỷ lệ thịt xẻ ( % ) 71,67 ± 2,45 7,34 70,25 ± 1,26 4,01 3 Tỷ lệ thịt ngực ( % ) 15,48 ± 1,05 15,2 14,25 ± 0,35 5,5 4 Tỷ lệ thịt đùi ( % ) 21,51 ± 0,73 7,57 22,26 ± 0,34 3,4 5 Tỷ lệ mỡ bụng ( % ) - - - - TT Chỉ tiêu Lô II Mái Trống x m XCv % Xmx Cv % 1 Khối lượng sống (g) 1,340 ± 42,05 9,67 11,90 ± 86,02 7,81 2 Tỷ lệ thịt xẻ ( % ) 72,76 ± 2,45 7,34 71,79 ± 1,97 4,89 3 Tỷ lệ thịt ngực ( % ) 16,58 ±1,89 16,01 15,75 ± 0,35 5,7 4 Tỷ lệ thịt đùi ( % ) 22,03 ± 0,73 7,67 23,24 ± 0,54 3,7 5 Tỷ lệ mỡ bụng ( % ) - - - -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua bảng 3.14 ta thấy: Kết quả mổ khảo sát của thịt gà Mèo nuôi tại hai lô thí nghiệm ở giai đoạn 20 tuần chúng tôi thấy: Các chỉ tiêu giết mổ ở 20 tuần tuổi của gà Mèo cụ thể:

Giai đoạn 20 tuần tuổi ở cả hai lô I và II tỷ lệ thịt xẻ của gà mái chiếm 71,67 -72,76 % so với thịt xẻ của gà trống là 70,25 - 71,79 %.

Tỷ lệ thịt ngực ở gà mái là 15,48 - 16,48 % còn ở gà trống là 14,25 - 15,75 %. Tỷ lệ thịt đùi của gà trống là 22,26 - 23,24 %, còn ở gà mái là 21,51 - 22,03 %.

Khi so sánh với giống gà Ác tỷ lệ thịt đùi và thịt lườn là 19,0 - 20,3 % và 15,6 - 16,7 % (theo Trần Mai Phương 2004) [29]. Nghiên cứu của Lê Thị Nga (2004) [25] tỷ lệ thịt đùi và thịt ngực của gà Mía lần lượt là 19,86 và 18,22 %, của gà Đông Tảo là 20,07 - 23,88 % và 16,08 - 15,51 %. Theo Lương Thị Hồng và cộng sự (2007) [11] là 21,9 và 18,8 % so với khối lượng thân thịt. Như vậy qua so sánh với kết quả của chúng tôi cao hơn so với các nghiên cứu khác.

Tỷ lệ mỡ bụng của gà Mèo là không đáng kể vì vậy khả năng cho thịt là rất cao so với các giống gà nội khác, đây có lẽ là một đặc điểm rất riêng của giống gà này.

Qua kết quả khảo sát khả năng cho thịt của gà Mèo ở hai lô thí nghiệm I và thí nghiệm 2 chúng tôi thấy tất cả các chỉ tiêu khảo sát ở lô II đều cao hơn lô I, điều này cũng hoàn toàn phù hợp vì đàn gà Mèo thuần nuôi đã được chọn lọc qua nhiều thế hệ cho nên tính di truyền cao hơn so với đàn gà Mèo tại địa phương do chưa được chọn lọc và ít nhiều đã bị lai tạp với một số giống khác.

3.8.2. So sánh chất lượng thịt của gà Mèo nuôi thí nghiệm

Thịt gà Mèo luôn được đánh giá là có giá trị sinh học cao, chất lượng thịt cao hơn các giống gà khác. Thành phần hoá học của thịt gà Mèo được thể hiện ở các bảng 3.15 và 3.16.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.15. Thành phần hoá học của thịt gà Mèo thí nghiệm lúc 20 tuần tuổi lô thí nghiệm I ( % ) (gà Mèo Sa Pa)

Thành phần

Cơ ngực Cơ đùi

Trống x m XCv% x m XCv % Vật chất khô 25,40 ± 0,18 0,45 24,59 ± 0,19 0,54 Protein thô 23,19 ± 0,13 0,46 21,65 ± 0,15 0,43 Lipit thô 1,53 ± 0,031 0,22 2,01 ± 0,039 0,26 Khoáng tổng số 1,14 ± 0,023 0,09 1,01 ± 0,011 0,03 Mái Vật chất khô 26,06 ± 0,75 0,52 25,00 ± 0,45 0,44 Protein thô 23,84 ± 0,47 0,43 21,55 ± 0,53 0,42 Lipit thô 1,01 ± 0,032 0,04 2,01 ± 0,019 0,03 Khoáng tổng số 1,09 ± 0,054 0,11 1,14 ± 0,022 0,05

Bảng 3.16. Thành phần hoá học của thịt gà Mèo thí nghiệm lúc 20 tuần tuổi lô thí nghiệm II ( % ) (gà Mèo thuần)

Thành phần

Cơ ngực Cơ đùi

Trống x m XCv% x m XCv % Vật chất khô 26,64 ± 0,74 0,43 23,85 ± 0,23 0,51 Protein thô 24,59 ± 0,43 0,49 21,07 ± 0,17 0,44 Lipit thô 0,91 ± 0,033 0,25 1,56 ± 0,035 0,23 Khoáng tổng số 1,01± 0,022 0,07 1,06 ± 0,032 0,04 Mái Vật chất khô 26,69 ± 0,76 0,55 24,68 ± 0,43 0,42 Protein thô 24,24 ± 0,45 0,45 21,83 ± 0,53 0,44 Lipit thô 0,99 ± 0,028 0,03 1,48 ± 0,023 0,44 Khoáng tổng số 1,24 ± 0,043 0,15 1,19 ± 0,056 0,06

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả phân tích thành phần hoá học của thịt gà Mèo địa phương Sa Pa nuôi ở lô thí nghiệm I tại bảng 3.16. Căn cứ vào các chỉ tiêu khảo sát chúng tôi thấy: Chất lượng thịt gà Mèo khảo sát lúc 20 tuần tuổi là khá cao. Tỷ lệ vật chất khô của thịt ngực với gà trống 25,40 %, thịt đùi 24,59 %; gà mái thịt ngực là 26,06 %, thịt đùi là 25,00%. Tỷ lệ protein thịt ngực 23,19%, thịt đùi là 21,65 % ở gà trống, ở gà mái protein thịt ngực 23,84 %, thịt đùi là 21,55 %. Tỷ lệ khoáng thịt ngực gà trống là 1,14 %, thịt đùi 1,01%. Tỷ lệ lipit thô có trong thịt ngực gà trống 1,53 %, thịt đùi 2,01 %, còn ở gà mái thịt ngực 1,01 %, thịt đùi là 2,01 %.

Tương tự kết quả tại bảng 3.17: Tỷ lệ vật chất khô của thịt ngực với gà trống: 26,64 %, thịt đùi 23,85 %; gà mái thịt ngực là 26,69 %, thịt đùi là 24,68 %. Tỷ lệ protein thịt ngực 24,59 %, thịt đùi là 21,07 % ở gà trống, ở gà mái protein thịt ngực 24,24 %, thịt đùi là 21,83 %. Tỷ lệ khoáng thịt ngực gà trống là 1,01 %, thịt đùi 1,06 %. Tỷ lệ lipit thô có trong thịt ngực gà trống 0,91 %, thịt đùi 1,56 %, còn ở gà mái thịt ngực 1,24 %, thịt đùi là 1,19 %.

Theo Lê Huy Liễu (2006) [15] tỷ lệ vật chất khô, protein, lipit và khoáng của gà Ri trống lần lượt là 25,72; 20,71; 2,76; và 1,15 %; còn ở gà mái lần lượt là 26,49; 20,89; 3,1 và 1,1 %.

Theo kết quả nghiên cứu của Đào Văn Khanh (2002) [13] gà Kabir có tỷ lệ vật chất khô từ 22,52 - 23,84 %; Protein thô từ 19,72 - 20,23 %; Lipit thô từ 1,32 - 1,98 %; khoáng tổng số từ 1,14 - 1,24 %. Tương tự ở gà Lương Phượng lần lượt là 22,54 - 23,52 %; 19,77 - 20,09 %; 1,50 - 1,98 % và 1,11 - 1,20 %. Gà Tam Hoàng lần lượt là 22,96 - 23,6 %; 19,77 - 20,06 %; 1,23 - 1,715 % và 1,13 - 1,28 %. So với nghiên cứu của các tác giả thì số liệu nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn gà Ri và các giống gà lông màu khác.

So sánh chất lượng của gà trống và gà mái ở lô thí nghiệm hầu như tất cả các chỉ tiêu về chất lượng thịt của gà mái đều cao hơn so với gà trống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả so sánh kết quả ở hai lô thí nghiệm ta thấy chất mọi chỉ tiêu chất lượng thịt gà ở lô II luôn cao hơn hoặc tương đương với chất lượng thịt gà ở lô I. Điều này hoàn toàn phù hợp, bởi vì đàn gà ở lô thí nghiệm I chưa được chọn lọc bản chất di truyền không ổn định cho nên chất lượng thịt cũng giảm, còn đàn gà ở lô II đã được chọn lọc qua nhiều thế hệ cho nên bản chất di truyền tính trạng luôn ổn định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ I. Kết luận

- Gà Mèo là giống gà địa phương được nuôi từ lâu đã gắn bó với đồng bào dân tộc ít người (chủ yếu là dân tộc H’mông ) tại địa phương vùng cao của huyện Sa Pa - Lào Cai. Đây là giống gà còn mang nhiều đặc tính hoang dã như: kiếm mồi tốt, khả năng đáp ứng, tự vệ với điều kiện môi trường, khả năng ấp nở, nuôi con tốt.

- Gà Mèo chiếm tỷ lệ 48,84 % so với tổng số đàn gà được điều tra số lượng còn phụ thuộc vào từng vùng khác nhau của huyện, nhưng tập trung chủ

Một phần của tài liệu nghiên cứu so sánh một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất thịt và chất lượng thịt của gà mèo địa phương sa pa với gà mèo thuần (Trang 61 - 80)