Các chỉ tiêu về ấp nở

Một phần của tài liệu nghiên cứu so sánh một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất thịt và chất lượng thịt của gà mèo địa phương sa pa với gà mèo thuần (Trang 50 - 80)

Chỉ tiêu ấp nở là một chỉ tiêu để đánh giá khả năng tăng sinh đàn và duy trì nòi giống của gia cầm. Chúng tôi tiến hành khảo nghiệm cho gà ấp tự nhiên với số lượng là 8 ổ tại các hộ dân, và ấp nở bằng máy ấp nhân tạo 8 đợt ấp. Kết quả khảo sát về chỉ tiêu ấp nở được trình bày qua bảng 3.7.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.7. Các chỉ tiêu ấp nở của gà Mèo

(Số liệu khảo sát)

TT Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Ấp tự nhiên Ấp nhân tạo

x m XXmx 1 Tỷ lệ trứng có phôi % 93,18a1,24 92,95a1,35 2 Tỷ lệ nở/trứng ấp % 83,16 a1,65 86,16 a1,45 3 Tỷ lệ nở/trứng có phôi % 89,38 a2,89 91,76 a1,30 4 Tỷ lệ gà con loại 1 % 94,31 a1,54 95,49 a0,78

5 Khối lượng gà con mới nở g 34,62 a0,29 34,62 a0,02

Ghi theo hàng ngang, những số mang các chữ cái giống nhau thì sai khác giữa chúng không có ý nghĩa thống kê.

Qua số liệu ở bảng 3.7 ta thấy tỷ lệ trứng có phôi của gà khảo nghiệm là khá cao: 92,95 - 93,18 %. Tỷ lệ nở/trứng ấp dao động từ 83,16 % (ấp tự nhiên) đến 86,16 % (ấp nhân tạo); tỷ lệ gà con loại I là khá cao, dao động từ 94,31 % (ấp tự nhiên) đến 95,49 % (ấp nhân tạo). Kết quả thu được cho thấy các chỉ tiêu về ấp nở của phương thức ấp nhân tạo có xu hướng tăng hơn so với ấp tự nhiên, điều này có thể do ấp nhân tạo thì nhiệt độ được duy trì ổn định hơn so với ấp tự nhiên. Với những trứng ấp theo phương thức tự nhiên thì việc bảo quản trứng chưa tốt, không sát trùng trứng, do đó đã làm giảm tỷ lệ ấp nở. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy tỷ lệ ấp nở của trứng gà Mèo nuôi tại huyện Sa Pa tương đương với kết quả nghiên cứu trên đàn gà Đông Tảo nuôi tại Thuỵ Phương với tỷ lệ trứng có phôi (đạt 89,54 %) và gà loại I trên số gà nở ra (94%). (Nguyễn Đăng Vang và cộng sự (1999) [43].

Theo Bùi Đức Lũng, Trần Long 1994 [17], khi nghiên cứu trên đàn gà Mía cho thấy tỷ lệ trứng có phôi/trứng ấp là 91,5 %; Tỷ lệ nở/trứng có phôi là 80,81 % và tỷ lệ nở/trứng ấp là 83,12 % thì các chỉ tiêu tương ứng về ấp nở của gà Mèo cao hơn gà Mía. Kết quả của chúng tôi khi so sánh với một số giống gà thả vườn như giống gà Ri, gà Đông Tảo, gà Mía. Có thể sơ bộ nhận xét về các chỉ tiêu ấp nở của gà Mèo của huyện Sa Pa là khá cao và có khả năng tăng đàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhanh hơn một số giống gà nội khác nếu được chọn lọc qua nhiều thế hệ và đầu tư đúng mức.

3.6. Các chỉ tiêu về sinh trƣởng và sản xuất thịt của gà Mèo

3.6.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà Mèo

Muốn đạt được hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà, đòi hỏi các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật không ngừng được nâng cao. Một trong những chỉ tiêu quan trọng đó là tỷ lệ nuôi sống, từ đây mới có quá trình sinh trưởng phát triển, cho thịt, phát dục và sinh sản...

Kết quả theo dõi về tỷ lệ nuôi sống được thể hiện ở bảng 3.8.

Bảng 3.8. Tỷ lệ nuôi sống của gà khảo nghiệm ( % ) Tuần

tuổi

Lô thí nghiệm I Lô thí nghiệm II

Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn

1 98 98 97 97 2 95,92 94 95,88 93 3 96,81 91 99,70 89 4 84,51 86 96,63 86 5 97,67 84 95,35 82 6 96,43 81 97,56 80 7 97,53 79 97,50 78 8 98,73 79 97,44 76 9 100 78 97,37 74 10 98,72 77 98,65 74 12 100 77 100 73 14 100 77 98,63 72 16 100 77 100 72 20 100 77 100 72

Qua số liệu bảng 3.8 cho thấy: Trong một điều kiện nuôi như nhau thì gà Mèo thì gà Mèo có tỷ lệ chết cao ở 4 tuần tuổi đầu. Các tuần tuổi sau tỷ lệ chết giảm dần, đặc biệt sau tuần tuổi thứ 10 trở đi gà Mèo hầu như không bị chết. Tuy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhiên ở giai đoạn đầu gà bị chết nhiều nên tỷ lệ nuôi sống đến khi trưởng thành thấp. Tỷ lệ nuôi sống đến giai đoạn 20 tuần tuổi ở lô 1 là 77 % và lô 2 là 72%.: Tỷ lệ nuôi sống của gà Mèo địa phương Sa Pa cao hơn so với đàn gà Mèo thuần ở các giai đoạn khác nhau về độ tuổi. Kết quả về tỷ lệ nuôi sống đến 20 tuần tuổi của gà ở lô I 82,5 %, cao hơn so với đàn gà ở lô II là 2,64 %. Tỷ lệ sống trung bình cả giai đoạn là 82,5% lô 1 và 79,86 ở lô 2. Điều này cho thấy do đàn gà Mèo địa phương đã thích nghi qua nhiều thế hệ, vì vậy sức đề kháng cũng như sự thích nghi với thời tiết nên tỷ lệ sống luôn cao hơn so với gà Mèo thuần ở tất cả các tuần tuổi. So sánh với một số giống gà địa phương khác như gà Ri là 93,85 % tại 8 tuần tuổi, gà Mía là 87 %, gà Đông Tảo 83 - 86 %, nghiên cứu gà Mèo nuôi tại Na Hang - Tuyên Quang của Trần Văn Phùng, Trần Huê Viên, (2006) [28] có tỷ lệ nuôi sống ở 4 tuần tuổi đạt 88,76%, khi so sánh thì kết quả của chúng tôi thấp hơn một chút so với nghiên cứu của các tác giả.

3.6.2. Sinh trưởng của gà Mèo nuôi khảo nghiệm

Sự tăng trọng phản ánh sự sinh trưởng của động vật. Sinh trưởng là cơ sở cho sự phát triển vì vậy khối lượng cơ thể là một tính trạng có ý nghĩa quan trọng để đánh giá chất lượng giống bởi nó ảnh hưởng lớn đến mọi tính trạng khác. Khối lượng cơ thể liên quan đến sự thành thục, khả năng đẻ trứng, tỷ lệ nở,... Khối lượng cơ thể là chỉ tiêu được quan tâm lớn trong chăn nuôi, nó ảnh hưởng đến việc quyết định chọn dòng, giống...

3.6.2.1. Kích thước các chiều đo của cơ thể gà Mèo

Qua điều tra và khảo nghiệm chúng tôi nhận thấy gà Mèo là một giống gà nội có tầm vóc tương đối lớn so với các giống gà khác; với đặc điểm chân cao, cổ dài và to, ngực sâu, đùi dài và to... phù hợp với điều kiện chăn thả trong nông hộ nhất là điều kiện chăn nuôi ở vùng núi cao. Để xác định tầm vóc của giống gà Mèo nuôi tại huyện Sa Pa chúng tôi đã tiến hành đo một số chỉ tiêu tại thời điểm 5, 8, 11, 15, 20 tuần tuổi của gà Mèo nuôi khảo sát tại hai lô thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả thể hiện qua bảng 3.9 và bảng 3.10 như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng: 3.9. Kích thƣớc cơ thể gà Mèo địa phƣơng Sa Pa chung trống mái qua các giai đoạn (n=3)

T. tuổi Vòng ngực Dài cánh Dài thân Dài lƣờn Dài đùi Dài chân

x m XCv % Xmx Cv % Xmx Cv % Xmx Cv % Xmx Cv % Xmx Cv % 5 14,32 ± 0,15 7,48 13,01±0,15 8,09 11,95 ± 0,14 8,68 8,26 ± 0,09 7,43 9,30 ± 0,11 7,01 3,94 ± 0,01 17,4 8 17,02 ± 0,17 8,84 15,66 ± 0,16 8,8 13,58 ± 0,18 11,7 10,25 ± 0,11 9,84 11,82 ± 0,14 9,25 5,26 ± 0,05 8,26 11 21,94 ± 0,17 6,14 16,99 ± 0,17 7,76 18,40 ± 0,15 6,12 12,75 ± 0,12 7,11 13,43 ± 0,13 5,91 6,73 ± 0,06 7,36 15 22,67 ± 0,18 6,01 19,20 ± 0,20 7,73 18,37 ± 0,21 8,35 14,41 ± 0,16 8,41 15,49 ± 0,20 7,93 7,61 ± 0,09 9,33 20 24,36 ± 6,66 0,24 19,90 ± 0,26 7,04 19,23 ± 0,26 9,06 15,37 ± 0,18 8,14 17,11 ± 0,25 8,79 8,12 ± 0,12 10,47

Bảng: 3.10. Kích thƣớc cơ thể gà Mèo thuần chung trống mái qua các giai đoạn (n=3)

T. tuổi

Vòng ngực Dài cánh Dài thân Dài lƣờn Dài đùi Dài chân

x m XCv % x m XCv % Xmx Cv % Xmx Cv % Xmx Cv % Xmx Cv % 5 14,39 ± 0,22 7,55 13,16 ± 0,25 8,29 12,09 ± 0,17 8,86 8,36 ± 0,29 7,53 9,47 ± 0,17 7,13 4,00 ± 0,11 17,71 8 17,29 ± 0,25 8,94 15,73 ± 0,32 8,12 13,65 ± 0,27 11,93 10,32 ± 0,12 9,87 11,98 ± 0,22 9,52 5,39 ± 0,16 8,23 11 22,01 ± 0,09 6,98 17,03 ± 0,23 7,89 18,87 ± 0,29 6,22 13,23 ± 0,12 7,21 13,75 ± 0,16 5,95 6,93 ± 0,18 7,32 15 22,98 ± 0,25 6,01 19,58 ± 0,29 7,67 18,53 ± 0,31 8,53 14,59 ± 0,16 8,44 15,85 ± 0,23 7,98 7,98 ± 0,19 9,13 20 24,89 ± 6,.78 0,29 20,13 ± 0,32 7,12 19,43 ± 0,36 9,56 15,43 ± 0,18 8,17 17,36 ± 0,29 8,97 8,37 ± 0,15 10,37

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua kết quả điều tra và khảo sát kích thước một số các chiều đo cho ta thấy gà Mèo có đặc điểm mình tương đối dài, ngực sâu và rộng, chân cao và chắc khoẻ. Ở giai đoạn 5 tuần tuổi vòng ngực 14,32 cm, dài cánh 13,01 cm; dài thân 11,95 cm; dài lườn 8,26 cm; dài đùi 9,30 cm; dài chân 3,94 cm gà ở lô I, đối với gà ở lô II vòng ngực 14,39 cm; dài cánh 13,26 cm; dài thân 12,09 cm; dài lườn 8,36cm; dài đùi 9,47 cm; dài chân 4,0 cm.

Ở giai đoạn 11 tuần tuổi vòng ngực 21,94 cm, dài cánh 16,99 cm; dài thân 18,40 cm; dài lườn 12,75 cm; dài đùi 13,43 cm; dài chân 6,73 cm; gà ở lô I, đối với gà ở lô II vòng ngực 22,01cm; dài cánh 17.03 cm; dài thân 18,87cm; dài lườn 13,23 cm; dài đùi 13,75 cm; dài chân 6,93 cm.

Đến giai đoạn 20 tuần tuổi vòng ngực 24,36 cm, dài cánh 19,90 cm; dài thân 19,23 cm; dài lườn 15,37 cm; dài đùi 17,11 cm; dài chân 8,12 cm gà ở lô I, đối với gà ở lô II vòng ngực 24,89 cm; dài cánh 20,13 cm; dài thân 19,43 cm; dài lườn 15,43 cm; dài đùi 17,36 cm; dài chân 8,37 cm.

So sánh với hai lô thí nghiệm chúng tôi thấy tất cả các chỉ tiêu theo dõi đàn gà ở lô I và lô II là tương đương, đây cũng là điều hoàn toàn phù hợp. Bởi vì cả hai đàn gà ở lô I và ở lô II đều được chăm sóc, nuôi dưỡng như nhau nên khối lượng cơ thể của gà ở cả hai lô chênh lệch nhau là không đáng kể.

Qua kết quả chiều đo như vậy chúng ta có thể thấy rằng giống gà Mèo nuôi tại huyện Sa Pa hoàn toàn phù hợp với phương thức chăn thả trong nông hộ trên mọi địa hình khác nhau đặc biệt gà thích ứng được với điều kiện thời tiết khắc nghiệt của vùng núi cao Sa Pa - Lào Cai, và đây cũng là giống vật nuôi đã gắn bó bao đời với cuộc sống cộng đồng dân tộc H’mông, vì thời gian có hạn của đề tài nên chúng tôi chưa thể nghiên cứu sâu các giai đoạn tiếp theo của gà Mèo nuôi tại địa phương Sa Pa như chọn lọc qua nhiều thế hệ hoặc cho lai tạo với các giống gà có năng suất để tạo ra sản phẩm vừa mang lại kinh tế nhưng vẫn giữ được nguồn gen di truyền như thịt đen, xương đen, ngũ tạng đen mang tính đặc sản của địa phương nhằm phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của đồng bào dân tộc và dần trở thành hàng hoá để phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.6.2.2. Sinh trưởng tích luỹ

Qua số liệu thu được khi tiến hành nuôi khảo sát cho thấy: Nhìn chung về sinh trưởng tích luỹ và độ đồng đều của gà khảo nghiệm tuân theo quy luật chung của gia cầm. Số liệu về sinh trưởng tích luỹ của gà Mèo chúng tôi trình bày ở bảng 3.11.

Bảng 3.11. Sinh trƣởng tích lũy của gà thí nghiệm (gam)

Tuần tuổi Lô I x m XCv % x m XCv % M. nở 28,95 ± 0,46 2,22 29,82 ± 0,44 2,06 1 66,80 ± 1,29 2,70 66,95 ± 1,58 3,30 2 89,95 ± 2,31 3,60 90,95 ± 2,25 3,46 3 140,80 ± 3,86 3,84 144,82 ± 4,34 4,20 4 203,63 5,99 4,12 208,00 ± 7,39 4,95 5 288,23 9,16 4,45 294,74 ± 10,05 4,77 6 374,08 ± 12,33 4,61 369,09 ± 16,25 6,16 7 496,38 ± 16,07 4,53 504,74 ± 18,02 5,00 8 598,88 ± 20,87 4,88 607,63 ± 18,10 4,17 9 753,13 ± 21,35 3,97 729,45 ± 24,98 4,79 10 800,77± 24,29 4,25 826,84 ± 18,13 3,07 12 961,70 ± 22,21 3,23 957,05 ± 21,32 3,12 14 1116,23 ± 16,86 2,11 1018,37 ± 22,60 3,11 16 1294,23 ±1 6,60 1,80 1266,34 ± 11,64 1,29 20 1491,84 ± 11,27 1,06 1432,77 ± 18,21 1,78 So sánh % 100 104,20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua bảng 3.11 cho thấy: Kết quả theo dõi khối lượng cơ thể gà Mèo ở hai lô thí nghiệm qua các tuần tuổi được thể hiện ở bảng 3.11 và đồ thị 3.1

Theo kết quả trong bảng và đồ thị chúng tôi thấy rằng: Khối lượng lúc mới nở của gà ở lô I 28,95g/con; lô II 29,82g/con, so sánh khối luợng thì đàn gà ở lô II lớn hơn ở lô I. So sánh với khối lượng gà Mèo nuôi ở Na Hang - Tuyên Quang 34,12 g/con (Trần Văn Phùng, Trần Huê Viên, 2006) [28] thì khối lượng đàn gà lúc mới nở của chúng tôi thì nhỏ hơn gà Mèo nuôi ở Na Hang - Tuyên Quang. Tuy nhiên nếu xét về sự liên quan giữa khối lượng lúc mới nở với khối lượng trứng giống trung bình của gà Mèo là 48,45 gam. Như vậy khối lượng gà mới nở đạt 60 % so với khối lượng trứng đem ấp. Theo Ngô Giản Luyện (1994) [20] khối lượng gà mới nở hướng thịt khoảng 65 - 75% so với khối lượng trứng ấp thì cho kết quả nuôi sống và phát triển tốt nhất. Như vậy kết quả của chúng tôi thấp hơn không đáng kể.

Ở giai đoạn 4 tuần tuổi đạt khối lượng gà Mèo ở lô I là 203,63 g/con đối với gà Mèo ở lô II là 208,00 g/con. So với cùng thời điểm thì gà Ri chỉ đạt 171,3 g/con (Trần Long, 1994) [16]; gà Tam Hoàng dòng 882 đạt 238,5 - 270,1 g/con Nguyễn Đăng Vang, và cộng sự (1999) [43], nghiên cứu của Lê Thị Nga (1997) [24] trên gà Đông Tảo trung bình cả trống và mái nặng 222,08g/con và ở 9 tuần tuổi thì khối lượng cơ thể của gà trống là 939,88g và gà mái là 905,60g/con. Khối lượng cơ thể gà Mía ở 8 tuần tuổi nặng 750g và 12 tuần tuổi nặng 1,503g ( Nguyễn Văn Thiện, Hoàng Phanh, 1999) [38].

Đến 12 tuần tuổi, khối lượng của gà ở lô I đạt 961,70 g/con cao hơn so với gà nuôi ở lô II là 957,05g/con. Đến giai đoạn 20 tuần tuổi khối lượng gà Mèo ở lô I là 1491,84 g/con đối với gà Mèo ở lô II là 1432,77 g/con. Như vậy khối lượng tăng trong các tuần của cả hai lô thí nghiệm có sự biến động nhưng không đáng kể, vì do điều kiện nuôi như nhau nên không có sự chênh lệch lớn gữa hai đàn gà ở cả hai lô thí nghiệm.

Kết quả được minh họa bằng đồ thị 3.1. Qua đồ thị cho ta thấy đường biểu diễn khối lượng cơ thể của gà Mèo ở cả hai lô thí nghiệm luôn tương đương nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 M. nở 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 12 14 16 20 Lô 1 Lô 2 Gam/con/tuần Tuần tuổi

Đồ thị 3.1: sinh trưởng tích luỹ của gà nuôi thí nghiệm

3.6.2.3. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của gà Thí nghiệm

Bảng 3.12. Sinh trƣởng tuyệt đối và tƣơng đối của gà Mèo (n═3) Tuần tuổi Lô I Lô II A (g/con/ngày) R ( % ) A (g/con/ngày) R (% ) 0 - 1 5,41 ± 3,77 79,06 ± 7,50 5,30 ± 3,40 76,75 ± 7,80 1 - 2 3,31 ± 4,55 50,54 ± 8,15 3,43 ± 3,37 49,40 ± 8,87 2 - 3 7,26 ± 3,35 44,07 ± 6,69 7,70 ± 3,12 45,70 ± 7,60

Một phần của tài liệu nghiên cứu so sánh một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất thịt và chất lượng thịt của gà mèo địa phương sa pa với gà mèo thuần (Trang 50 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)