* Tình hình phát triển chăn nuôi gà ở nước ta
Nghề chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam đã có từ lâu đời nhưng thường với quy mô nhỏ, mỗi gia đình chỉ nuôi vài con đến vài chục con chăn thả tự do. Bên cạnh những giống gia cầm truyền thống như: gà Ri, vịt Bầu được nuôi ở khắp mọi miền do dễ nuôi, sức chống chịu bệnh tật cao, khả năng kiếm mồi tốt, chịu kham khổ, thịt thơm ngon. Ở một số vùng còn khá nhiều giống gà khác nhau như: gà Đông Tảo, gà Mía, gà Tàu Vàng, gà Tre, gà Hồ, gà Ác, vịt Cỏ....
Hiện nay, nhiều hộ gia đình đã xác định nghề chăn nuôi gà, vịt làm nghề chính để kiếm sống và làm giàu, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư xây dựng thành các khu trang trại với quy mô khá lớn có từ: 3.000 - 5.000 con, một số gia đình còn nuôi gia cầm giống bố mẹ và có trạm ấp nhân tạo để nhân giống.
Khi có các bộ giống gà với các dòng thuần chủng và ông bà cao sản được tiếp tục nhập vào nước ta như: Hybro HV85 (1985), Goldline 54 (1990), BE (1993) thì hệ thống giống gà công nghiệp nước ta đã vươn lên ngang tầm với các nước trong khu vực.
Thời kỳ những năm 1991- 1996 là giai đoạn nước ta phát triển chăn nuôi gà công nghiệp có hiệu quả nhất, ở thời kỳ này có nhiều giống gà cao sản trên thế giới cũng đã được nhập vào nước ta như: giống gà thịt Hubbard, Arbor Acres (AA), Avian ở miền Nam và gà AA, ISA, Lohmann, Ross ở miền Bắc; các giống chuyên trứng, chuyên thịt cao sản nay đã tạo bước nhảy vọt về các chỉ tiêu năng suất trong chăn nuôi gà công nghiệp.
Việc không ngừng nghiên cứu lựa chọn các tổ hợp lai tối ưu giữa các giống trong điều kiện nước ta, đặc biệt là viện nghiên cứu xác định tiêu chuẩn dinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dưỡng và phương pháp cho ăn đối với các giống gà nhập nội đã đạt được những tiến bộ kỹ thuật có giá trị khoa học và thực tiễn.
Hiện nay nước ta chăn nuôi gà với các giống địa phương vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (trên 70 %), các giống này chăn nuôi theo phương thức thả vườn cũng không ngừng phát triển và hiệu quả cũng ngày càng tăng vì cũng đã được đầu tư để bảo tồn quỹ gen nhằm chọn lọc để nâng cao năng suất, việc sử dụng kết hợp thức ăn công nghiệp với thức ăn tự chế biến đảm bảo các nhu cầu về dinh dưỡng và vệ sinh thú y, sử dụng vacxin phòng bệnh đã được người dân quan tâm nên đã nâng cao đáng kể hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi hộ gia đình.
Theo số liệu thống kê năm 1997, đàn gà nước ta phân bố không đều tập trung chủ yếu ở phía bắc (chiếm 60 %), trong đó chủ yếu vùng núi và trung du phía Bắc (27,5 %), vùng đồng bằng sông Hồng (24,7 %). Đàn gà phía nam (chiếm 34 %) tập trung chủ yếu ở đồng băng sông Cửu Long (15,6 %). (Nguyễn Duy Hoan và công sự, 1999) [10].
* Tình hình phát triển chăn nuôi gà thả vườn ở nước ta
Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta ngày càng phát triển với tốc độ phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, có tới trên 70% là gà nuôi tự nhiên, chủ yếu là các giống địa phương có hương vị thơm ngon như: gà Ri, gà Mía, gà Tre, gà Hồ, gà Đông Tảo, gà Ác, gà Đen...
Chăn nuôi gà thả vườn mang tính tận dụng, quy mô nhỏ, tuy nhiên nếu giải quyết được vấn đề tiêu thụ sản phẩm ổn định thì tiềm năng phát triển chăn nuôi gà thả vườn chất lượng cao sẽ có điều kiện phát triển.
* Tình hình nghiên cứu và bảo tồn nguồn gen các giống gà trong nước
Chúng ta tự hào rằng nước ta đã có ngành chăn nuôi phát triển rất sớm, lại là một trong những cái nôi thuần hoá gia súc, gia cầm đầu tiên. Trải qua hàng ngàn năm dưới tác động của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo các giống gia súc gia cầm đã thích nghi với điều kiện sinh thái, chúng có các đặc điểm di truyền quý giá đó là tận dụng thức ăn thô nghèo dinh dưỡng, tính chống chịu các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
bệnh tật tốt, một số giống có khả năng sinh sản cao và chất lượng thịt ngon, có giá trị dược liệu.
Với chương trình Quốc gia bảo tồn nguồn gen động vật nuôi Việt Nam, chúng ta đã thu thập được số liệu về giống vật nuôi truyền thống được nuôi ở các vùng miền, trong đó có nhiều giống gia cầm số liệu đã được đưa vào danh sách mục các giống Quốc gia và Quốc tế cụ thể như:
Giống gà Ri: Địa bàn phân bố rộng khắp cả nước, đặc biệt là đồng bằng Bắc bộ, miền Đông Nam Bộ, đây là giống gà có tầm vóc nhỏ, tăng khối lượng chậm; Gà mái có màu vàng rơm, chân vàng, đầu nhỏ, mào đơn; Gà trống có màu đỏ tía, cánh và đuôi có lông đen, dáng chắc khoẻ, mào đơn, ở tuổi trưởng thành con trống nặng từ: 1,5 - 2 kg, con mái nặng từ 1,1 - 1,6 kg; sản lượng trứng từ: 70- 90 quả/mái/năm, khối lượng trứng từ 45 - 50g; Gà Ri đẻ quả trứng đầu tiên lúc 113 ngày tuổi lúc khối lượng mái 1.058, tỷ lệ đẻ bình quân từ 19 - 32 tuần tuổi là 36,69 % đạt 36,34 quả/mái; ở 18 tuần tuổi gà trống nặng 1.675,56g, gà mái nặng 1.247,33g.
Theo tác giả Hoài Tao cho biết: Chất lượng trứng gà Ri như sau:
Khối lượng trứng: 45,41g; Lòng đỏ: 15,48g; Tỷ lệ lòng đỏ: 34,09 %; Tỷ lệ lòng trắng 57,39 %. Đơn vị Haugh; 95,14; Chỉ số lòng đỏ 0,43 + 0,03; Chỉ số lòng trắng 0,096 + 0,03.
Giống gà Hồ: Phân bố chủ yếu tại địa bàn Thuận Thành - Bắc Ninh, đây là giống người địa phương thường nuôi theo hướng làm cảnh, có đặc điểm ngoại hình: Tầm vóc to, con trống nặng từ 4 - 5 kg, con mái nặng từ 3 - 4 kg, chân có 3 hàng vảy màu trắng, mào nụ, lá tai đỏ, da dày màu vàng đỏ, lông có nhiều màu: đất thô, xám, đỏ thẫm. Sản lượng trứng từ 40 - 50 quả/mái/năm, khối lượng trứng từ 55 - 60g. Theo Nguyễn Duy Hoan và Trần Thanh Vân, (1998) [9] cho biết: Khối lượng gà Hồ trưởng thành (24 - 36 tuần tuổi) trống 4.570 + 121,12g; mái 3.250 + 164,58g, gà mái đẻ 3 - 4 lứa, mỗi lứa 10 - 15 trứng, sản lượng trứng 40 - 60 quả/mái/năm, tỷ lệ nở /tổng trứng ấp 75 – 85 %, khối lượng trứng 53,5g.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Giống gà Mía: Xuất xứ ở xã Đường Lâm - Sơn Tây, tuổi trưởng thành con giống nặng từ 3,4 - 3,8 kg, con mái nặng từ 2,7 - 3,2 kg, đẻ quả trứng đầu lúc 5,5 - 6 tháng tuổi, sản lượng trứng từ 70 - 80 quả/mái/năm, khối lượng trứng 50 - 54g. Màu sắc lông: Trống màu đỏ tía, mái màu vàng đất, mào đơn, tích và dái tai màu đỏ, thể chất khoẻ, xương và chân to, dáng lùn, cơ ức, cơ đùi phát triển. Theo Bùi Đức Lũng, Trần Long, 1994 [17] cho biết: Khối lượng lúc 140 - 150 ngày tuổi: Trống 3.500 - 4.000g, Mái 2.500 - 3.000g, tỷ lệ sống trên 60 ngày tuổi 85 - 90 %. Sản lượng Trứng: 52 - 58g/quả, tuổi đẻ quả trứng đầu: 210 - 215 ngày, tỷ lệ có phôi: 80 - 90 %, tỷ lệ nở/ tổng trứng ấp: 60 - 70 %. Trong điều kiện nuôi nhốt, ăn tự do gà Mía có tỷ lệ nuôi sống rất cao: 97 - 98 %, khối lượng trưởng thành lúc 24 tuần tuổi: mái 2778g, trống 3675g, cao gấp 1,5 lần gà Tam Hoàng và 2 lần so với gà Ri. Điểm uốn sinh trưởng xảy ra lúc 14 tuần tuổi khi gà trống đạt 2175g, mái 1840g, tiêu tốn thức ăn đến 15 tuần tuổi: Trống 2,63 kg/kg tăng trọng, mái 2,7 kg/kg tăng trọng. Tuổi đẻ quả trứng đầu: 174 ngày. Sản lượng trứng 6 tháng đẻ đầu đạt 55 quả/ mái, tỷ lệ phôi /trứng ấp đạt 91,5 %, nở/phôi 90,81 %, nở/ tổng trứng ấp 83,12 %.
Giống gà Đông Tảo: Có nguồn gốc ở Khoái Châu - Hải Dương. Theo Bùi Đức Lũng và cộng sự, (1994) [17] cho biết: Gà trống chủ yếu là màu đen và màu mận chín, ở chân và đuôi lông đen có ánh xanh, lông tơ phía trong có màu trắng. Mái màu vàng nhạt hoặc nâu nhạt, phần lớn có màu nâu đậm ở đầu, cổ cánh và đuôi, mào khép kém phát triển. Khối lượng trưởng thành: Trống 3,8 - 4 kg, mái 3 - 3,5 kg. Khối lượng bình quân trống mái lúc 60 ngày tuổi đạt 1.700 - 1.800g/con, lúc 140 ngày (trưởng thành) trống 3.200 - 3.400g/con, mái 2.300 - 3.000g/con, tỷ lệ nuôi sống lúc 60 ngày tuổi là 80 - 90 %, Tuổi đẻ trứng đầu: 200 - 215 ngày, tỷ lệ trứng có phôi 85 - 90 %, tỷ lệ trứng nở/trứng ấp 60 - 70 %, cùng với gà Mía, gà Đông Tảo hiện nay đang được đưa vào chương trình nuôi giữ giống và có tác động các biện pháp khoa học kỹ thuật di truyền giống nhằm chọn lọc nhân thuần phát triển số lượng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Giống gà Ác Việt Nam: Đây là một giống gà có tầm vóc nhỏ bé được nuôi lâu đời ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, hiện nay đã được di thực ra miền Trung và miền Bắc, gà ác thường được sử dụng như một vị thuốc bổ (hầm với thuốc bắc). Kết quả nghiên cứu của các tác giả (Trần Công Xuân và cộng sự (1997) [45] cho biết: Đặc điểm ngoại hình của gà ác như sau: tầm vóc nhỏ, lông xước tơ màu trắng tuyền nhưng da, thịt xương, mỏ và chân đen, con trống có mào cờ nhỏ, đỏ nhạt tích màu xanh, chân có lông và có 5 ngón (ngũ chảo) một số ít không có lông chân và chỉ có bốn ngón. Sức sống từ 1 - 56 ngày tuổi, tỷ lệ nuôi sống 88,4 % sau đó ổn định. Sinh trưởng gá ác có khối lượng nhỏ, lúc 16 tuần tuổi con trống đạt 724,62g, con mái đạt 565,05g. Chất lượng thịt các loại axit amin trong thịt gà Ác cao hơn gà Ri. Sinh sản tuổi đẻ trứng đầu của quần thể là121 ngày tuổi, cá thể là 113 ngày. Sản lượng trứng đẻ trong năm đầu từ 23 - 38 tuần tuổi, ở quần thể 91,29 quả, cá thể là 95,3 quả, trứng có khối lượng nhỏ 29,56g, tỷ lệ phôi 94,5 %, tỷ lệ nở bằng máy ấp 63,655 %, ấp tự nhiên 80 - 90 %. Ngoài ra các giống gà nội khác cũng đã được điều tra nghiên cứu và có kế hoạch khôi phục và phát triển số lượng như gà Hồ, gà Tre, gà Mía...
Đặc điểm trung của các giống gà địa phương mà các tác giả đều có nhận định trung đó là: Sự thích nghi cao với điều kiện địa phương, chịu kham khổ, sử dụng tốt thức ăn nghèo dinh dưỡng, khả năng kiếm ăn tốt, tuy nhiên đặc điển nổi bật chưa được chọn lọc và định hướng, do quá trình chăn thả quảng canh nên thường bị pha tạp nhiều, sức khoẻ kém, sản lượng trứng/mái/năm thấp 140 - 150 quả/năm, sinh trưởng chậm. Do những yếu kém về tính trạng sản xuất nên hiện nay đang bị thu hẹp về địa bàn và số lượng đầu con. Các giống gà địa phương đặc biệt thích hợp với chăn thả bán thâm canh và quảng canh. Các giống gà nội cần sớm được quy hoạch, tác động khoa học kỹ thuật để chọn lọc để nâng cao sức sản xuất.
Vài nét về giống gà Mèo
Gà Mèo cũng có thể gọi là giống gà xương đen, thịt đen, phủ tạng đen nhưng không phải là gà ác Đây là giống gà của đồng bào dân tộc vùng Tây bắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
có chất lượng thịt ngon nhất trong các loại gia cầm nuôi tại nước ta hiện nay. Đó là một giống gà xương đen, thịt đen nhưng không đen bằng thịt gà Ác. Có mặt tại các tỉnh miền núi phía Bắc như: Lào Cai, Hà Giang, Bắc Kạn, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Nghệ An. Ngoài việc sử dụng làm thực phẩm, người H’mông cũng dùng giống gà này để chữa bệnh, nấu cao bổ dưỡng sức khoẻ. Hàm lượng axit glutamic khá cao 3,87 %, chính vì thế, thịt gà Mèo khá ngọt. Bên cạnh đó, Gà Mèo có hàm lượng mỡ khá thấp 0,38 %, nên thường ăn không ngán.
Trước đây gà Mèo được nuôi quảng canh nên tập tính còn tương đối hoang dã. Ban ngày, gà được thả rông tự kiếm ăn, tối về chuồng hoặc đậu trên cây để ngủ. Thức ăn là giun dế, ngô, thóc... người nuôi ít khi cho ăn thêm, gà thường nhặt cả thức ăn rơi vãi xung quanh do tập tính bới kiếm ăn. Gà thích uống nước chảy nên thường tập trung khi bơm hoặc vẩy nước. Thích phơi nắng lúc 7 - 9 giờ; thích bay chạy, lúc đẻ gà thường bay đi tìm ổ. Gà gáy nhiều, hay đánh nhau; không sợ gió mưa hay sấm chớp, tiếng động nhưng sợ nhất bị đuổi bắt, bất ngờ mở cửa chuồng, sự chuyển động nhanh bất thường của con người. Gà Mèo có thể trọng trung bình, tốc độ lớn nhanh hơn gà Ri, đặc biệt trong điều kiện được chăm sóc tốt. Da dày nhưng giòn, thịt săn nhưng không dai như thịt vịt hoặc ngan. Đặc biệt lượng axit glutamic cao tới 3,87 %, vượt trội hơn gà Ri và gà Ác nên thịt gà có vị ngọt đậm, nhưng hàm lượng sắt trong thịt gà lại thấp nên không có mùi tanh. Gà Mèo thuộc nhóm gà thịt đen, xương đen, hàm lượng axit amin cao, được sử dụng như là thuốc bồi bổ cơ thể, chữa bệnh suy nhược. Lượng colesteron thấp trong khi axit linoleic cao có giá trị dược liệu đặc biệt trong chữa trị bệnh tim mạch. Có thể nói gà Mèo là một đặc sản không những thích hợp với khẩu vị của người châu Á mà còn được thực khách phương Tây rất ưa chuộng khi đến thăm quan tại địa phương, nhu cầu thì rất lớn nhưng chưa trở thành hàng hóa. Vì chưa được người dân đầu tư chăm sóc và nuôi dưỡng theo phương thức thâm canh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là giống gà Mèo địa phương Sa Pa và gà Mèo thuần nuôi tại hộ gia đình của huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai.
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
+ Địa điểm: Điều tra số liệu cơ bản về giống gà Mèo trong một số hộ gia
đình nuôi ở một số xã của huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai.
+ Thời gian: Từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 6 năm 2011.
2.2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Nội dung nghiên cứu
- Xác định số lượng, cơ cấu, sức sống, sinh trưởng, sinh sản của giống gà Mèo trong các hộ gia đình ở một số xã của huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai.
- Nuôi khảo sát gà Mèo thuần và gà Mèo địa phương Sa Pa nhóm: Da, thịt và xương đen, từ 1 - 20 tuần tuổi ở nông hộ nhằm so sánh và đánh giá khả năng cho thịt của nhóm gà Mèo này.
- Cân khối lượng gà con mới nở đến tuần thứ 20
- Xác định chất lượng thịt của gà Mèo địa phương Sa Pa và gà Mèo thuần ở thời điểm 20 tuần tuổi.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
* Điều tra: Điều tra các thông tin đặc điểm ngoại hình của gà Mèo địa phương Sa Pa (chụp ảnh).
* Khảo sát:
- Khảo sát các chỉ tiêu về trứng, tỷ lệ ấp nở, (ấp tự nhiên và máy ấp). - Khảo sát các chỉ số như: Kích thước các chiều đo cơ thể ở các giai đoạn