Tình hình chăn nuôi gà Mèo trong các hộ tại các xã trong huyện

Một phần của tài liệu nghiên cứu so sánh một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất thịt và chất lượng thịt của gà mèo địa phương sa pa với gà mèo thuần (Trang 46 - 47)

Qua số liệu điều tra 330 hộ dân về tình hình chăn nuôi gà tại 3 xã của huyện Sa Pa chúng tôi thu được kết quả tại bảng 3.2.

Bảng 3.2. Tình hình chăn nuôi gà Mèo trong các hộ dân

( Số liệu điều tra)

Chỉ tiêu Đơn vị tính Vùng hành chính huyện Tả Phìn Sa Pả Lao Chải Tổng số hộ điều tra hộ 110 110 110 Số hộ nuôi gà Mèo hộ 56 75 82

Tỷ lệ so với số hộ điều tra % 51 68 75

Hộ nuôi nhiều nhất con 19 24 29

Hộ nuôi ít nhất con 2 2 3

Bình quân 1/ hộ con 8 13,6 14,2

Kết quả điều tra tại bảng 3.2 cho chúng tôi thấy số lượng nuôi gà Mèo tại các địa phương khác nhau có sự sai khác nhau rõ rệt, tại 3 thôn của xã Tả Phìn có 56 hộ nuôi gà Mèo chiếm tỷ lệ 51 % số hộ điều tra, đây là xã có số lượng nuôi gà Mèo thấp nhất, trong khi đó 2 xã Sa Pả và Lao Chải có số hộ nuôi nhiều hơn tương ứng là 75 - 82 hộ chiếm tỷ lệ 68 - 75 % tổng số hộ điều tra trong xã. Do tập quán chăn nuôi của các hộ dân của xã Lao Chải và Sa Pả gà Mèo đã gắn bó lâu đời với người dân và hai xã này cũng có tỷ lệ người H’mông chiếm đại đa số có điều kiện kinh tế khó khăn hơn so với các địa phương khác của huyện, tập quán chăn nuôi của đại đa số đồng bào dân tộc H’mông còn mang nặng tính tận dụng chủ yếu tiêu thụ sản phẩm tại chỗ chưa mang tính hàng hoá.

Số lượng gà Mèo điều tra nuôi trong mỗi hộ dao động trong phạm vi rộng từ 1 - 5 con trong đàn và thường nuôi lẫn với các giống gà khác. Tại xã Tả Phìn hộ nuôi nhiều nhất là 19 con/ hộ và ít nhất là 2 con /hộ, trung bình là 8 con/ hộ, tại xã Sa Pả số hộ nuôi nhiêu nhất là 24 con/ hộ, số hộ nuôi ít nhất là 2 con/ hộ, trung bình 13,6 con/ hộ. Số liệu cao nhất tại xã Lao Chải số hộ nuôi nhiều nhất là 29 con/ hộ, số hộ nuôi ít nhất là 3 con/ hộ, trung bình là 14,2con/ hộ. Qua kết quả điều tra cho thấy một số hộ dân đã có ý thức chăn nuôi theo hướng đầu tư bổ sung các loại thức ăn cho gà vì họ đã nhận thấy giá trị kinh tế của giống gà này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để thấy được thực trạng chăn nuôi gà Mèo tại các xã trên địa bàn huyện, chúng tôi tiến hành điều tra về số lượng, quy mô cơ cấu của đàn gà Mèo, từ đó có thể thấy được giá trị kinh tế của giống gà Mèo với ngành chăn nuôi gia cầm và hiệu quả kinh tế của nó đối với các hộ dân vùng cao. Số liệu điều tra cho thấy: Tại xã Tả Phìn điều tra 1.526 con gà các loại, trong đó gà Mèo có 488 con chiếm tỷ lệ 29,4 %; xã Sa Pả điều tra 1.852 con, trong đó gà Mèo có 1.020 con chiếm 55,1 % và tại xã Lao Chải điều tra 2.030 con gà các loại trong đó gà Mèo là 1.164 con chiếm 57,3 % đây là nơi có tỷ lệ gà Mèo cao nhất so với 2 xã Tả Phìn và Sa Pả.

Một phần của tài liệu nghiên cứu so sánh một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất thịt và chất lượng thịt của gà mèo địa phương sa pa với gà mèo thuần (Trang 46 - 47)