Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu so sánh một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất thịt và chất lượng thịt của gà mèo địa phương sa pa với gà mèo thuần (Trang 38 - 80)

+ Địa điểm: Điều tra số liệu cơ bản về giống gà Mèo trong một số hộ gia

đình nuôi ở một số xã của huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai.

+ Thời gian: Từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 6 năm 2011.

2.2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Nội dung nghiên cứu

- Xác định số lượng, cơ cấu, sức sống, sinh trưởng, sinh sản của giống gà Mèo trong các hộ gia đình ở một số xã của huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai.

- Nuôi khảo sát gà Mèo thuần và gà Mèo địa phương Sa Pa nhóm: Da, thịt và xương đen, từ 1 - 20 tuần tuổi ở nông hộ nhằm so sánh và đánh giá khả năng cho thịt của nhóm gà Mèo này.

- Cân khối lượng gà con mới nở đến tuần thứ 20

- Xác định chất lượng thịt của gà Mèo địa phương Sa Pa và gà Mèo thuần ở thời điểm 20 tuần tuổi.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

* Điều tra: Điều tra các thông tin đặc điểm ngoại hình của gà Mèo địa phương Sa Pa (chụp ảnh).

* Khảo sát:

- Khảo sát các chỉ tiêu về trứng, tỷ lệ ấp nở, (ấp tự nhiên và máy ấp). - Khảo sát các chỉ số như: Kích thước các chiều đo cơ thể ở các giai đoạn nuôi, khả năng sản xuất thịt, tỷ lệ sống, tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng....

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Khảo sát chất lượng thịt của gà Mèo địa phương và gà Mèo thuần.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Diễn giải Lô I Lô II

Giống gà thí nghiệm gà Mèo địa phương Sa

Pa gà Mèo thuần VCN

Số lượng 100 100

Số lần lặp lại 3 3

Tổng số gà TN 300 300

Thời gian nuôi (tuần) 20 20

Phương thức nuôi

+ Từ: 1- 21 ngày: Nhốt + Từ: 1- 21 ngày: Nhốt + Từ: 22 - 140 ngày: Thả

vườn, ăn tự do cả ngày

+ Từ: 22 - 140 ngày: Thả vườn, ăn tự do cả ngày Mật độ nuôi nhốt 8 gà /m2 8 gà /m2

Mật độ bãi thả 2 gà /m2 2 gà /m2

Lịch dùng vắc xin phòng bệnh cho gà thí nghiệm

STT Ngày tuổi Loại vacxin Cách sử dụng

1 3 - Gumboro lần 1 - Nhỏ mồm 2 7 - Lasota lần 1 - Đậu - Nhỏ mắt, mũi - Xuyên màng cánh 3 14 - Gumboro lần 2 - Nhỏ mồm 4 21 - Lasota lần 2 - Gumboro lần 3 - Nhỏ mắt, mũi - Nhỏ mồm

5 45 - Newcastle chịu nhiệt - Tiêm dưới da

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khẩu phần ăn cho gà khảo nghiệm

STT Nguyên liệu Tỷ lệ ( % )

1 - 21 ngày 22 - 140 ngày

1 Ngô xay 59,5 85

2 Cám gạo 10,0 0

3 Hạt vừng rang 5,0 0

4 Hạt đỗ tương rang xay 25,0 15

5 Premix -Vitamin 0,5 0

Cộng 100 100

Thành phần giá trị dinh dƣỡng thức ăn

ST T Nguyên liệu Tỷ lệ (%) Ngày tuổi 1 - 21 22 - 140 ME(Kcal) CP( % ) ME(Kcal) CP( % ) 1 Ngô xay 59,5 1.975,9 529,5 2.822,8 756,0 2 Cám gạo 10,0 2.572,0 130,0 - - 3 Vừng rang 5,0 2.052,0 99,0 - -

4 Đậu tương rang 25,0 840,0 981,2 504,0 375,0

Cộng 7.439,9 17,39 3.326,8 11,31

2.3. Các chỉ tiêu theo dõi:

+ Tuổi đẻ quả trứng đầu (ngày) + Số trứng đẻ bình quân/ lứa (quả/ lứa) + Số lứa đẻ/ năm (lứa) + Sản lượng trứng của một năm/ mái (quả) + Số lứa ấp mái/ năm (lứa/ năm)

+ Thời gian ấp (ngày)

+ Tỉ lệ nở/ trứng ấp ( %) + Sinh trưởng tích lũy (gam)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) + Sinh trưởng tương đối (%)

+ Màu sắc lông (Chụp ảnh) + Một số chiều đo

+ Chất lượng thịt (phân tích thành phần hoá học của thịt tại Viện khoa học và sự sống - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

- Tỉ lệ nuôi sống

- Khối lượng sống qua các tuần tuổi - Kích thước các chiều đo

- Chỉ tiêu giết mổ - Chất lượng thịt

- Tiêu tốn thức ăn / kg tăng khối lượng

2.4. Phƣơng pháp tính toán các chỉ tiêu

Theo dõi tính toán các chỉ tiêu bằng các phương pháp hiện hành trong nghiên cứu gia cầm.

- Tỷ lệ nuôi sống: Khảo sát ở các giai đoạn từ 1 - 20 tuần tuổi tính theo công thức:

Tỷ lệ nuôi sống ( % ) = Số gà cuối kỳ - Số chết trong kỳ (con) x 100 Số con đầu kỳ (con)

- Khả năng sinh trưởng:

+ Sinh trưởng tích luỹ

Cân gà trước khi đưa vào khảo nghiệm, sau đó tiến hành cân gà hàng tuần vào buổi sáng trước khi cho gà ăn. Gà được quây ngẫu nhiên với số lượng ≥ 35 con. Tất cả số gà trong quây được cân để tính khối lượng trung bình (X), sai số trung bình (mX), hệ số biến dị (Cv %). Từ lúc mới nở đến 3 tuần tuổi gà khảo nghiệm được cân bằng cân có độ chính xác 1g. Từ tuần thứ 4 trở đi gà khảo nghiệm được cân bằng cân Nhơn Hoà có độ chính xác từ 2 - 5g.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn + Sinh trưởng tuyệt đối

Sinh trưởng tuyệt đối là sinh trưởng tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát (TCVN 2, 39, 77) [ 30] theo công thức.

A = P1 - P2 t

Trong đó: A: Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)

P1: Khối lượng trung bình cơ thể cân lần trước (g) P2: Khối lượng trung bình cơ thể cân lần sau (g) t: Thời gian giữa hai lần cân.

+ Sinh trưởng tương đối

Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ % của khối lượng gà khảo nghiệm tăng lên giữa hai lần khảo sát. Sinh trưởng tương đối được tính theo công thức (TCVN 2 - 2 - 4 - 1997) [31]

R = P2 - P1 (P2 + P1)/2

Trong đó:

R: Sinh trưởng tương đối ( % )

P1: Khối lượng cơ thể gia cầm lần khảo sát trước (g) P2: Khối lượng cơ thể gia cầm lần khảo sát sau (g)

- Kích thước các chiều đo:

+ Dài thân đo từ đốt cổ cuối đến mút phao câu (cm).

+ Dài lườn: Từ mút xương đòn đến đỉnh nhọn của xương lưỡi hái (cm). + Vòng ngực: Vòng sát phía sau 2 gốc cánh, vuông góc với trục dọc thân (cm).

+ Dài đùi: Từ đầu khớp đùi đến đầu khớp xương cẳng.

(Các chiều đo được đo bằng thước dây và thước kẹp Palme có độ chính xác cao). + Các chỉ tiêu giết mổ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết thúc giai đoạn nuôi tiến hành mổ khảo sát 6 con, gà được chọn với khối lượng bằng với khối lượng trung bình của quần thể (3 trống + 3 mái). Ở thời điểm 90 ngày tuổi chọn 3 trống, 3 mái có khối lượng tương đương với khối lượng bình quân trong đàn để mổ khảo sát. Các chỉ tiêu được đánh giá như sau:

Cách làm:

Tỷ lệ thịt đùi: Rạch một đường cắt từ khớp xương đùi song song với xương sống đến hết phần cơ đùi gắn vào xương, lột da đùi phía bụng phần ranh giới giữa cơ đùi và cơ ngực và rạch một đường cho rời ra. Bỏ hết da cắt dọc xương chầy, xương mác lấy 2 xương này ra với xương bánh chè và sụn cân khối lượng thu được và nhân đôi ta được khối lượng thịt đùi.

Tỷ lệ thịt ngực: Rạch dọc xương lưỡi hái đến cơ ngực, cắt tiếp từ xương ngực đến xương bả vai, bỏ da lấy cơ ngực lớn và cơ ngực bé, ra khỏi xương sườn, xương đòn và xương vai, cân khối lượng và nhân đôi ta có kết quả thịt ngực.

+ Khối lượng thịt ngực = KL thịt ngực trái x 2

+ Tỉ lệ thân thịt ( % ) = Khối lượng thân thịt (g)

x 100 Khối lượng cơ thể (g)

+ Tỉ lệ thịt ngực ( % ) = Khối lượng thịt ngực (g)

x 100 Khối lượng thân thịt (g)

+ Tỉ lệ thịt đùi ( % ) = Khối lượng thịt đùi (g)

x 100 Khối lượng thân thịt (g)

+ Tỉ lệ mỡ bụng ( % ) = Khối lượng mỡ bụng (g)

x 100 Khối lượng thân thịt (g)

*Phƣơng pháp phân tích thành phần hóa học của thịt:

Mỗi mẫu sẽ được phân tích 3 lần, tính số trung bình giữa 3 lần phân tích

- Phương pháp xác định vật chất khô: Được tiến hành theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) - 4326 - 86 [32].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Phương pháp xác định hàm lượng protein thô: Được tiến hành theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) - 4328 - 86 [34].

- Phương pháp xác định hàm lượng Lipit: Được tiến hành theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) - 4331 - 86 [35].

- Phương pháp xác định hàm lượng khoáng tổng số: Được tiến hành theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) - 4337 - 86 [33].

2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Số liệu thu được chúng tôi tiến hành xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan, (2002) [39] với các tham số thống kê sau:

* Số trung bình: X

* Sai số trung bình: mX

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Cơ cấu đàn gà tại các xã của huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai

Do địa hình rộng và giới hạn nghiên cứu của đề tài nên không điều tra trên toàn các xã của huyện mà chúng tôi tiến hành điều tra chọn điểm lấy mỗi xã là 3 thôn, thông qua phòng Kinh tế huyện và cán bộ nông lâm nghiệp của các xã nắm bắt tình hình chăn nuôi tại các thôn của xã nơi có số hộ chăn nuôi tương đối lớn và một số hộ dân có kinh nghiệm chăn nuôi để điều tra.

Số liệu điều tra được nghi tại bảng 3.1:

Bảng 3.1. Diễn biến tình hình nuôi gà Mèo tại huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Theo địa giới hành chính Theo vùng địa lý

Tả

Phìn Sa Pả Chải Lao Thấp Cao Tổng số gà điều tra Con 1.526 1.852 2.030 3.378 2.030

- Gà Ri Con 376 385 316 761 316 Tỷ lệ % 24,6 20,8 15,6 22,5 15,6 - Gà Mèo Con 448 1.020 1.164 1.468 1.164 Tỷ lệ % 29,4 55,1 57,3 43,5 57,3 - Gà pha Con 702 447 550 1149 550 Tỷ lệ % 46,0 24,1 27,1 34,0 27,1

Qua bảng 3.1 ta thấy: Cơ cấu đàn gà tại các xã trong huyện là tương đối đa dạng về giống, ở đây giống gà pha (gà do sự lai tạp giữa các giống gà tại địa phương) rất phổ biến và có số lượng và tỷ lệ lớn nhất, sau đó là gà Mèo và ít nhất là gà Ri trong tổng số đàn gà được điều tra tại địa phương, tỷ lệ gà pha cao nhất ở xã Tả Phìn 46,0 % và thấp nhất là xã Sa Pả 24,1 %. Gà Mèo chiếm tỷ lệ thấp hơn dao động từ 29,4 % ở xã Tả Phìn; 55,1 % ở xã Sa Pả và 57,3 % ở xã Lao Chải. Qua số liệu điều tra cho thấy tỷ lệ gà Mèo nuôi ở vùng hạ huyện cao hơn vùng thượng huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2. Tình hình chăn nuôi gà Mèo trong các hộ tại các xã trong huyện.

Qua số liệu điều tra 330 hộ dân về tình hình chăn nuôi gà tại 3 xã của huyện Sa Pa chúng tôi thu được kết quả tại bảng 3.2.

Bảng 3.2. Tình hình chăn nuôi gà Mèo trong các hộ dân

( Số liệu điều tra)

Chỉ tiêu Đơn vị tính Vùng hành chính huyện Tả Phìn Sa Pả Lao Chải Tổng số hộ điều tra hộ 110 110 110 Số hộ nuôi gà Mèo hộ 56 75 82

Tỷ lệ so với số hộ điều tra % 51 68 75

Hộ nuôi nhiều nhất con 19 24 29

Hộ nuôi ít nhất con 2 2 3

Bình quân 1/ hộ con 8 13,6 14,2

Kết quả điều tra tại bảng 3.2 cho chúng tôi thấy số lượng nuôi gà Mèo tại các địa phương khác nhau có sự sai khác nhau rõ rệt, tại 3 thôn của xã Tả Phìn có 56 hộ nuôi gà Mèo chiếm tỷ lệ 51 % số hộ điều tra, đây là xã có số lượng nuôi gà Mèo thấp nhất, trong khi đó 2 xã Sa Pả và Lao Chải có số hộ nuôi nhiều hơn tương ứng là 75 - 82 hộ chiếm tỷ lệ 68 - 75 % tổng số hộ điều tra trong xã. Do tập quán chăn nuôi của các hộ dân của xã Lao Chải và Sa Pả gà Mèo đã gắn bó lâu đời với người dân và hai xã này cũng có tỷ lệ người H’mông chiếm đại đa số có điều kiện kinh tế khó khăn hơn so với các địa phương khác của huyện, tập quán chăn nuôi của đại đa số đồng bào dân tộc H’mông còn mang nặng tính tận dụng chủ yếu tiêu thụ sản phẩm tại chỗ chưa mang tính hàng hoá.

Số lượng gà Mèo điều tra nuôi trong mỗi hộ dao động trong phạm vi rộng từ 1 - 5 con trong đàn và thường nuôi lẫn với các giống gà khác. Tại xã Tả Phìn hộ nuôi nhiều nhất là 19 con/ hộ và ít nhất là 2 con /hộ, trung bình là 8 con/ hộ, tại xã Sa Pả số hộ nuôi nhiêu nhất là 24 con/ hộ, số hộ nuôi ít nhất là 2 con/ hộ, trung bình 13,6 con/ hộ. Số liệu cao nhất tại xã Lao Chải số hộ nuôi nhiều nhất là 29 con/ hộ, số hộ nuôi ít nhất là 3 con/ hộ, trung bình là 14,2con/ hộ. Qua kết quả điều tra cho thấy một số hộ dân đã có ý thức chăn nuôi theo hướng đầu tư bổ sung các loại thức ăn cho gà vì họ đã nhận thấy giá trị kinh tế của giống gà này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để thấy được thực trạng chăn nuôi gà Mèo tại các xã trên địa bàn huyện, chúng tôi tiến hành điều tra về số lượng, quy mô cơ cấu của đàn gà Mèo, từ đó có thể thấy được giá trị kinh tế của giống gà Mèo với ngành chăn nuôi gia cầm và hiệu quả kinh tế của nó đối với các hộ dân vùng cao. Số liệu điều tra cho thấy: Tại xã Tả Phìn điều tra 1.526 con gà các loại, trong đó gà Mèo có 488 con chiếm tỷ lệ 29,4 %; xã Sa Pả điều tra 1.852 con, trong đó gà Mèo có 1.020 con chiếm 55,1 % và tại xã Lao Chải điều tra 2.030 con gà các loại trong đó gà Mèo là 1.164 con chiếm 57,3 % đây là nơi có tỷ lệ gà Mèo cao nhất so với 2 xã Tả Phìn và Sa Pả.

3.3. Tỷ lệ gà Mèo trong các hộ tại 3 xã của huyện.

Số liệu điều tra tại các xã được thể hiện qua bảng 3.3.

Bảng 3.3. Tỷ lệ gà Mèo tại 3 xã trong huyện điều tra

TT Tên thôn Tổng số gà điều tra Số gà Mèo (con) Tỷ lệ (%) Số hộ điều tra (hộ) Số hộ có gà Mèo (hộ) Tỷ lệ (%) Tả Phìn 1 Can Ngài 523 140 26,8 40 17 43 2 Sả Séng 552 173 31,3 35 20 57,1 3 Suối Thầu 451 135 29,9 35 19 54,3 Sa Pả 1 Giàng Tra 673 352 52,3 35 23 65,7 2 Má Tra 575 305 53,0 35 25 71,4 3 Sa Pả 605 363 60,1 40 27 67,5 Lao Chải 1 Lý Lao Chải 652 397 60,9 35 29 82,9 2 Lao Hàng Chải 644 432 67,1 40 25 62,5 3 Lồ Lao Chải 734 335 45,6 35 28 80

Số liệu điều tra qua bảng 3.3 cho thấy: tỷ lệ gà Mèo ở các xã điều tra không đều nhau tại xã Tả Phìn qua điều tra tỷ lệ gà Mèo chiếm 29,4 %; xã Sa Pả là: 55,1 % và xã Lao Chải 57,3 % ( trong tổng số gà được điều tra) kết quả như vậy là do phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế, trình độ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhận thức về khoa học kỹ thuật, nhận thức chăn nuôi, biện pháp vệ sinh phòng bệnh, tập huấn chăn nuôi của từng địa phương khác nhau. Phương thức chăn nuôi của hầu hết các hộ dân vẫn mang nặng tính quảng canh, chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn thả tự nhiên (hầu như các hộ không có chuồng nuôi), không đầu tư thức ăn chủ yếu, thỉnh thoảng bổ sung một lượng ít thức ăn có như ngô, thóc nhưng

Một phần của tài liệu nghiên cứu so sánh một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất thịt và chất lượng thịt của gà mèo địa phương sa pa với gà mèo thuần (Trang 38 - 80)