Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu nghiên cứu so sánh một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất thịt và chất lượng thịt của gà mèo địa phương sa pa với gà mèo thuần (Trang 29 - 32)

Trong phát triển chăn nuôi thì chăn nuôi gia cầm có rất nhiều thuận lợi hơn các loại gia súc khác. Theo Bessel (1987) [5] thì một con gà mái nặng 3kg một năm có thể sản xuất ra 300kg thịt. Cùng với những tiến bộ về di truyền, ngành chăn nuôi gia cầm đã có những bước tiến vượt bậc. Nhờ đó mà các kết quả nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật được áp dụng và sản xuất mà năng suất và chất lượng thịt ở các nước trên thế giới không ngừng tăng lên.

Để đảm bảo về mặt chất lượng thịt, hiện nay các nước trên thế giới đang chú ý đến thịt gà sạch, chất lượng cao nuôi theo công thức bán công nghiệp và thả vườn ( Free - range Chicken hay còn gọi là Farmyard ). Gà được sử dụng thức ăn đặc biệt để sản phẩm thịt không còn tồn dư những chất bất lợi cho sức khoẻ người tiêu dùng. Nước ta thường hay gọi là gà nông trại hay gà thả vườn chất lượng cao, nhiều nước gọi là gà Label Rouge.

Theo tiêu chuẩn của Châu Âu, có 3 điều kiện cơ bản mang tính chất bắt buộc đối với gà “Label Rouge’’ đó là:

- Sử dụng tổ hợp lai gà lông màu có tốc độ sinh trưởng chậm. - Phải được nuôi thả tự do ngoài ruộng đồng

- Chỉ được sử dụng thức ăn có nguồn gốc thực vật, không được bổ sung mỡ hoặc sản phẩm có nguồn gốc động vật, không sử dụng chất kích thích tăng trọng, kháng sinh và các nguyên liệu có tồn dư như thuốc trừ sâu, hoá chất, kháng sinh...

Ngoài ra, gà chất lượng cao có những đặc điểm nổi bật khác như:

- Khả năng thích nghi cao, kháng bệnh tốt, ít bị ảnh hưởng với các stress nên tỷ lệ nuôi sống cao.

- Khả năng cho thịt tốt. Do có tốc độ sinh trưởng chậm hơn so với loại gà công nghiệp (Broiler) nên thường nuôi kéo dài tới 180 - 200 ngày, do vậy khi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giết mổ, gà đã thành thục hơn lại được vận động nhiều nên thịt gà chắc, ít mỡ, hương vị hấp dẫn, ngon hơn so với gà công nghiệp.

Thịt gà Label Rouge thuộc loại thịt sạch và chất lượng cao hơn so với các loại thịt gà khác.

Một đặc điểm rất quan trọng khác: Giá thịt gà “Label Rouge” thường cao hơn so với thịt gà công nghiệp (Broiler).

- Theo tài liệu của Turo Komai (dẫn theo Đoàn Xuân Trúc, 1999) [42] thịt gà chất lượng cao nay chiếm tới 16 % thị trường thịt gà ở Nhật và đang tăng trưởng ở mức 10% hàng năm.

- Nhật cũng là một trong những nước nhập khẩu nhiều thịt gà nhất trên thế giới. Năm 1996 nhập tới 547.000 tấn sau (Liên Bang Nga và Hồng Kông); chủ yếu nhập từ Mỹ, Trung Quốc, Brazin, Thái Lan.

Xu hướng tiêu dùng thịt gà của người Nhật là giảm dần thịt gà dò (Broiler) nuôi công nghiệp, do thịt nhão, hương vị kém hấp dẫn, còn tồn dư thuốc trong thịt và tăng dần thịt gà chất lượng cao. Năm 1997 sản lượng thịt gà chất lượng cao của Nhật là 224 ngàn tấn (đã mổ sẵn) tăng 11 % so với năm 1996 và chiếm 16 % tổng số lượng thịt gà tiêu thụ. Thịt gà chất lượng cao một phần nhỏ được dùng ở các nhà hàng cao cấp, còn chủ yếu là được “nấu tại nhà” vì người tiêu dùng muốn sử dụng loại thịt tươi, ngon, an toàn, hương vị tự nhiên hơn.

Năm 1995, tổng số gà nuôi lấy thịt ở Nhật là gần 611,85 triệu con, trong đó gà chất lượng cao là 129,85 triệu con (bằng 22,2 %). Gà chất lượng cao được nuôi trong thời gian dài hơn.

* Vấn đề bảo tồn các ngồn gen vật nuôi quý hiếm

Việc bảo vệ các loại thú nuôi đã được các nhà khoa học của nhiều quốc gia chú ý và đã có nhiều hoạt động tích cực nhằm bảo vệ các loại động vật hoang dã quý hiếm khỏi sự tuyệt chủng. Nhiều khu bảo tồn quy mô lớn đã được thiết lập ở nhiều vùng sinh thái khác nhau tại nhiều quốc gia trên các châu lục, nhiều loài thú có nguy cơ tuyệt chủng đã được bảo hộ, nhiều loài đã bị biến mất trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hoang dã được khôi phục và đưa trở lại môi trường của chúng. Hiệp định về cấm buôn bán động vật quý hiếm đã được ký kết, sách đỏ (Red book) đã được xuất bản do Uỷ ban về các loài thú sống sót ( Species survival commission của IUNC).

Sự tăng nhanh về dân số dẫn đến nhu cầu về thực phẩm cũng tăng, các thành tựu về công tác giống dần lấn át trong chăn nuôi động vật nông nghiệp, những nhà nghiên cứu về chăn nuôi phần lớn chỉ giành sự quan tâm cho một số giống, loài cải tiến có giá trị kinh tế cao, vô tình đã lãng quên những giống địa phương giá trị kinh tế thấp đây là nguyên nhân dẫn đến một số giống vật nuôi truyền thống của một số địa phương đã dần biến mất và có nguy cơ tuyệt chủng.

Từ những năm 1970 chương trình bảo vệ các giống vật nuôi quý hiếm được bắt đầu tại nước Anh với sự ra đời của tổ chức RBST (Rare Breeds Survival Trust). Theo Lê Viết Ly, (1994) [21] cho biết: Tổ chức này hỗ trợ tài chính cho các công viên nuôi các loại động vật hiếm. Sau đó là hoạt động của Hội chăn nuôi Châu Âu. Qua điều tra đã thống kê được 240 giống gia súc có nguy cơ biến mất. Tài nguyên về các giống gia cầm đã được tiến hành điều tra sau đó tại Canada.

Từ giữa năm 1980 trở lại đây ngày càng có nhiều nhà khoa học, các tổ chức quan tâm và hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn nguồn gen vật nuôi. Nhiều tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ ra đời ở các nước, các khu vực dẫn đến sự ra đời của tổ chức quốc tế các giống hiếm RBI (Rare Breeds International) liên kết bảo tồn nguồn gen vật nuôi các Quốc gia. Hàng loạt Hội thảo Quốc tế về bảo tồn giống động vật được tổ chức ở nhiều nơi, thống nhất chương trình hành động và đặt ra mục tiêu nhiệm vụ cho chương trình bảo tồn nguồn gen động vật.

Mặt trái của sự phát triển nền sản xuất công nghiệp của thế kỷ XX đã lộ rõ, nhân loại có những bước đi, những hoạt động tích cực nhằm hạn chế sự suy thoái, huỷ hoại môi trường do nền sản xuất công nghiệp gây ra. Như vậy việc ra đời RBI, việc thiết lập ngân hàng di truyền động vật ở Hanover cho các nước

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Châu Âu, ngân hàng tư liệu tại Rome cho khu vực các nước đang phát triển do FAO thành lập và nhiều hoạt động khác. Bên cạnh đó khuynh hướng muốn trở lại thiên nhiên, một bầu không khí trong lành không ô nhiễm, nước uống sạch, da sạch, thịt sạch đang là mục đích phấn đấu của các Quốc gia trên thế giới. Vấn đề thịt sạch được hiểu là không có các chất tồn dư có hại cho sức khoẻ con người.

Một phần của tài liệu nghiên cứu so sánh một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất thịt và chất lượng thịt của gà mèo địa phương sa pa với gà mèo thuần (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)