7. Bố cục của luận văn
3.3.2.2. Những câu thơ tập trung thanh trắc
Nếu thanh bằng gợi cảm giác bằng phẳng êm ả, nhẹ nhàng, mênh mang, vang vọng thì thanh trắc lại gợi cảm giác trúc trắc, gồ gề, gân guốc, dữ dội:
Để lật hết những hầm ngầm bí mật,
T T T T B B T T
Tháo hết những kíp mìn, gỡ hết những kho bom!
T T T T B T T T B B
( Em hãy đến cánh đồng Mường Thanh )
Chiến thắng Điện Biên Phủ là kết quả tất yếu của lòng yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và ý chí giành độc lập của dân tộc Việt Nam. Và cánh đồng Mường Thanh chính là chứng tích lịch sử của chiến thắng vĩ đại đó, bởi mỗi tấc đất, mỗi gốc cây, mỗi ngọn cỏ, mỗi bông lúa hay mỗi nhành hoa nơi đây đều thấm đượm máu đào của những anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, chiến dịch san lấp hố bom và đường giao thông hào được thực hiện mạnh mẽ để khôi phục đời sống và sản xuất của người dân trên cánh đồng Mường Thanh. Hai câu thơ với 13 thanh trắc và 5 thanh bằng tạo nên sự trắc trở góp phần thể hiện bối cảnh thời chiến tranh chống Pháp. Sau chiến dịch Điện Biên Phủ, cánh đồng Mường Thanh đã bị bom đạn cày xới. Đến đầu những năm 1960, hoà trong không khí sôi động miền Bắc tiến lên xây dựng XHCN, công cuộc khai hoang ruộng đất, di dân miền xuôi lên miền ngược, san lấp mặt bằng tiếp tục được đẩy mạnh trên cánh đồng Mường Thanh, biết bao mồ hôi, sức lực của người dân đổ ra để phá hết kẽm gai, san bằng lô cốt, Để lật hết những hầm ngầm bí mật/ Tháo hết những kíp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 92
mìn, gỡ hết những kho bom! Nhấn mạnh đến sự tàn phá của chiến tranh, khắc sâu tội ác của thực dân Pháp và sức mạnh, niềm tin của con người, đó là chủ ý của tác giả, và câu thơ tập trung thanh trắc đã góp phần thể hiện rất đạt ý tưởng đó.
Câu thơ tập trung thanh trắc bao giờ cũng có tiết tấu cao hơn, dồn dập hơn, nó làm thành nhịp nhanh, mạnh, gấp khúc. Câu thơ tập trung thanh trắc vì thế không chỉ có khả năng nhấn mạnh mà còn góp phần bộc lộ thái độ:
Khoảnh khắc ngụp dưới lạch bùn nghẹt thở.
T T T T T B T T
(Trước cửa ngõ chiến trường)
Sử dụng câu thơ tập trung thanh trắc, nhà thơ Bằng Việt không chỉ tập trung thể hiện những hy sinh mất mát của con người trong thời chiến. Câu thơ có 8 tiếng thì 7 tiếng là thanh trắc, 1 tiếng là thanh bằng, giống như một thước phim quay chậm ghi lại khoảnh khắc gian truân của người chiến sỹ trong phút nhỏm dậy trước hầm ngầm phụt lửa của giặc Mĩ, người chiến sỹ ấy đã phải ngụp dưới lạch bùn đến mức tưởng chừng như nghẹt thở . Câu thơ tập trung thanh trắc đã bộc lộ được sức mạnh phi thường của người chiến sỹ.
Khai thác triệt để khả năng biểu đạt của thanh trắc trong câu thơ tập trung thanh trắc, nhà thơ Bằng Việt đã thể hiện thành công bộ mặt chiến trường với sự hối hả khẩn trương chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù và chúng ta đã giành được thắng lợi vẻ vang:
Rồi lửa bốc ở Ngọc Hồi. Giặc lụi ở Đống Đa. Lửa bốc khắp Hàng Bạc, Đồng Xuân, đêm
Trung đoàn Thủ đô quyết tử ( Để tám năm sau, tên lính Pháp cuối cùng
lê chân ra khỏi đó, Đã đánh đến đất này, giặc chỉ có đường lui!!) ( Đất này, Thăng Long – Hà Nội )
Chúng tôi lấy lại mô hình biểu đồ thể hiện cao độ trường độ câu thơ trong luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Phương Thùy “Nghiên cứu sự tự do hóa ngôn ngữ thơ tiếng Việt hiện đại thế kỉ XX”, [45; tr 118-119] để miêu tả cao độ trường độ của câu thơ sử dụng tập trung thanh bằng và câu thơ sử dụng tập trung thanh trắc trong thơ tự do của Bằng Việt như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 93
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ biểu thị cao độ và trường độ trong câu thơ tập trung thanh bằng của Bằng Việt
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ biểu thị cao độ và trường độ trong câu thơ tập trung thanh trắc của Bằng Việt
Nhìn vào Biểu đồ 3.1 và Biểu đồ 3.2. ta thấy rõ, về mặt âm vực, câu thơ tập trung thanh bằng trong thơ tự do của Bằng Việt có độ chênh lệch âm vực ít hơn câu thơ tập trung thanh trắc. Các câu tập trung thanh bằng có biểu đồ câu thơ đi theo độ ngang, ít quãng gấp khúc, đứt gãy, gợi nỗi bâng khuâng, xa xót trong lòng người. Trong khi đó, câu thơ tập trung thanh trắc trong thơ tự do của Bằng Việt lại có độ khúc khuỷu dày đặc hơn, tạo nhịp nhanh, mạnh, gấp khúc. Các câu thơ tập trung thanh bằng đọc lên nghe thuận, êm tai, còn câu thơ tập trung thanh trắc đọc lên nghe vướng, trúc trắc hơn. Vì thế mà nó thể hiện rất đạt quyết tâm mạnh mẽ trong ý thức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 94
và hành động của người nghệ sĩ lăn lộn cùng thực tế chiến trường, đem nghệ thuật phục vụ cách mạng.
Có thể thấy, khi sử dụng tập trung một loại thanh điệu nhất định, câu thơ tự do của Bằng Việt đã có giá trị khu biệt về mặt cảm xúc. Cụ thể là, sự tập trung thanh bằng tạo cảm giác bâng khuâng, lưu luyến mênh mang,...; sự tập trung thanh trắc lại gợi liên tưởng về ý chí sắt đá, về lòng quyết tâm… Những hình thức tập trung thanh điệu này đã góp phần không nhỏ vào việc hoàn thiện chân dung phong cách thơ Bằng Việt ở những sáng tác thơ tự do.