7. Bố cục của luận văn
3.3.3.1. Những câu thơ tập trung thanh bằng
Thanh bằng không chỉ chiếm một số lượng khá lớn trong tiếng Việt mà còn có khả năng diễn tả rất nhiều cung bậc cảm xúc của người làm thơ. Bài thơ Tỳ Bà của Bích Khê đã để lại ấn tượng đậm nét trong lòng người yêu thơ khi nó làm hiện lên các âm nhạc đắm đuối, mê hoặc đầy mời gọi của tình yêu lứa đôi:
Tôi qua tim nàng vay du dương Tôi mang lên lầu lên cung Thương Ôi, tôi bao giờ thôi yêu nàng Tình tang tôi nghe như tình lang.
Nhà thơ Bằng Việt cũng đã khai thác khá triệt để sức biểu cảm của thanh bằng để mang lại cho mảng thơ tự do những câu thơ, bài thơ giá trị.
Chúng tôi đã khảo sát 1725/3481 câu thơ tự do sử dụng tập trung thanh bằng của Bằng Việt có nhiều kiểu và mang lại giá trị biểu cảm lớn.
Có những câu thơ tập trung thanh bằng với mật độ lớn:
Hai phần ba đời người... bao phen từ tay trắng
B B B B B B B B B T
Hai phần ba đời người, mới là xây dựng tạm
B B B B B T B B T T
( Dọn về làng cũ )
Hai câu thơ 20 tiếng có đến 16 thanh bằng. Đặc biệt là ở câu thơ 1, có tới 9 thanh bằng/ 10 thanh điệu của cả câu thơ. Việc sử dụng tập trung thanh bằng với mật độ lớn trong câu thơ đã miêu tả rất đạt tâm trạng của cụ già tóc trắng phau phải rời làng đi tản cư trong thời chiến. Hai phần ba đời người , những năm dài gian khổ, đau thương phải sống dưới kìm kẹp chiếm đóng của bọn giặc Mỹ hung tàn. Khi trở về làng cũ, tất cả đã tan hoang từ vườn tược, cửa nhà đến dấu mộ ông cha cũng không còn nữa. Cụ già lượm bát nhang vỡ đôi, tìm dấu mộ ông bà, nhìn cảnh làng mạc bị san phẳng mà đau đớn, căm phẫn bọn giặc Mỹ. Bao phen từ tay trắng, trải qua bao lần chạy giặc triền miên, giờ mới được trở về làng cũ để phát cỏ, sửa nhà để cày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 90
ruộng, cuốc vườn, trồng lúa, ngô, khoai ... Hai phần ba đời người, mới là xây dựng tạm. Niềm căm phẫn giặc Mĩ ngút trời và khát vọng giải phóng quê hương đất nước.
Cũng sử dụng tập trung thanh bằng với mật độ lớn, câu thơ:
Bây giờ, mùa sen không còn đâu em.
B B B B B B B B
( Cơn mê đắm mùa sen )
Câu thơ có 8 tiếng, tập trung toàn thanh bằng ghi lại cảm xúc tiếc nuối của nhà thơ về nét đẹp của Hà Nội xưa. Hà Nội không chỉ quyến rũ với mùi hương hoa sữa nồng nàn trên từng con phố mà Hà Nội còn mê đắm lòng người bởi hương thơm thanh nhẹ của sen khi vào mùa. Cơn mê đắm năm mười sáu tuổi khi cùng em dạo bước trên đường Hà Nội qua những hồ sen, em đã reo lên thảng thốt « Trời ơi ! Sen sớm quá chừng thơm ! ». Hà Nội ngày nay, nhịp sống hối hả, đông đúc với những ngôi nhà cao tầng tầng lớp lớp đã lấn hết cả những hồ sen. Sự tập trung thanh bằng trong câu thơ này đã diễn đạt hiệu quả cảm xúc, tâm trạng tiếc nuối, bâng khuâng của nhà thơ mỗi khi tiềm thức vọng về mùa sen cũ.
Ở bài thơ Những đoạn thơ tình giữa hai cuộc chiến tranh phá hoại, tác giả sử dụng khá nhiều câu thơ tập trung thanh bằng, có thể kể đến một số câu thơ sau:
- Anh không cần nhiều yên ấm lắm đâu em
B B B B B T T B B
Nhưng anh đã gặp em, yêu em, giữa thời rung chuyển ấy,
B B T T B B B T B B T T
- Vừa bận rộn như em, vừa an ủi như em... B T T B B B B T B B
- Em tiễn anh. Chiều vần vụ cơn dông.
B T B B B T B B
- Anh hôn em, nhìn lại, để ra đi...
B B B B T T B B
Sự khốc liệt của cuộc chiến tranh, và sức sống phi thường của cả dân tộc Việt Nam thời kỳ chống Mĩ cứu nước, đã hiện lên sống động trên những trang thơ của Bằng Việt. Cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ chia làm hai giai đoạn leo thang khốc liệt. Đợt một từ 1965 đến 1968, đợt hai còn khốc liệt hơn (1972). Những câu thơ trên, Bằng Việt đã sử dụng thanh bằng với mật độ dày đặc để diễn đạt thật cảm động tình yêu trong thời chiến. Chất trữ tình, thi vị, mộng mơ, lãng mạn được đặt trong sự khốc liệt của chiến tranh. Cảm xúc giữa cái tôi hòa quyện trong cái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 91
ta, tình yêu lứa đôi hòa quyện trọng tình yêu đất nước. Không có những câu thơ tập trung thanh bằng như thế, có lẽ khó thể hiện được hết thứ tình cảm sâu sắc, mang đậm chất sử thi.
Cũng ở trong bài thơ, Bằng Việt còn sử dụng câu thơ tập trung toàn thanh bằng:
Anh nhìn em, nhìn em, nhìn em.
Và câu thơ tập trung toàn thanh bằng này đã tái hiện được cái nhìn yêu thương, đắm đuối, trước khi phải chia tay em để đi vào nơi đạn bom khói lửa. Tiết điệu chậm, nhịp thơ dìu dặt như khúc nhạc lòng đầy lưu luyến bâng khuâng là do thanh bằng tạo nên mang lại cho bạn đọc cảm giác khi anh và em bên nhau, thời gian như ngừng trôi, không gian như ngừng lặng, lưu giữ khoảnh khắc kỉ niệm của tình yêu lứa đôi.