Sử dụng cách phân khổ thơ theo truyền thống

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ tự do của Bằng Việt luận án thạc sĩ (Trang 54 - 58)

7. Bố cục của luận văn

2.2.2.1. Sử dụng cách phân khổ thơ theo truyền thống

Đoạn thơ là một tập hợp những câu thơ, biểu thị một ý hoàn chỉnh. Sự phân đoạn một bài thơ chủ yếu dựa vào ý chứ không lệ thuộc vào vần, nhịp, cú pháp, ngữ điệu như đối với khổ thơ. Một đoạn thơ có thể bao gồm nhiều khổ thơ, xong cũng có khi trùng với khổ thơ. Số lượng câu thơ trong một đoạn không hạn định. Bài thơ có thể bao gồm nhiều đoạn. Số lượng đoạn trong mỗi bài rất khác nhau.

(Trích Từ điển thuật ngữ văn học, NxbGD, năm 2004, tr.120)

Khổ thơ theo truyền thống (4C/K) được sử dụng rộng rãi nhất trong các khổ thơ của Bằng Việt (410/762 khổ thơ được khảo sát, chiếm tỉ lệ 53,8%). Khổ thơ theo truyền thống (4C/K) có mặt ở hầu khắp các bài thơ tự do của Bằng Việt. Khi thì khổ thơ theo truyền thống xuất hiện ở một hay một vài đoạn trong bài thơ tự do, khi lại có mặt ở toàn bài thơ. Trong mỗi trường hợp xuất hiện, khổ thơ theo truyền thống này mang lại dáng vóc cùng đặc điểm riêng cho thơ tự do của Bằng Việt.

Trường hợp thứ nhất, loại khổ thơ theo truyền thống (4C/K) xuất hiện ở một đoạn thơ, tương ứng với mô hình bài thơ (1K x 4C). Tiêu biểu như bài thơ Đôi dòng tiễn đưa bà nội :

Giờ bà đã nằm trên đất đồng làng

Con đường cũ cháu về. Gắt gao màu nắng đỏ. Cuộc đời bà đã qua tất cả

Lẳng lặng, khiêm nhường không dấu tích gì!

Khổ thơ (4C/K) này cũng chính là cấu trúc của bài thơ, cô đọng và hàm súc. Chỉ với bốn câu thơ thôi mà đầy ắp ý tình. Sau bao năm cháu đi xa, giờ trở về con đường cũ thì bà đã nằm trên đất đồng làng. Đâu còn thấy bóng dáng xiêu xiêu với

mái tóc bạc phơ, hắt đỏ ráng chiều nữa. Nỗi nhớ bà khôn nguôi, cuộc đời bà trải qua tất cả nắng mưa thật lẳng lặng, khiêm nhường. Tình yêu thương bà dâng lên trong lòng tác giả.

Trong bài thơ Ngôn ngữ và chính trị, khổ thơ ( 4C/K ) này là bốn câu kết của bài thơ cô đọng, hàm súc, bộc lộ thái độ của nhà thơ. Khi Liên Xô còn vững, nước Nga trở thành thành trì trung tâm của khối XHCN. Nhưng khi Liên Xô bị đổ rồi, thì than ôi!... đến cái tiếng Nga cũng không ai muốn dùng. Ngay cả người Nga lúc ra nước ngoài cũng không muốn sử dụng cái tiếng nói mẹ đẻ của họ nữa. Thứ ngôn ngữ của một dân tộc lớn như thế, mà nay cả thế giới khinh miệt nó. Ông đã phải than lên:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 45

Ngôn ngữ tội tình gì, hỡi “ Rusky day dứt ” Mà dâu bể khó lường, mà giậu đổ bìm leo?

Hay cũng nhiễm thói đời, như đồng tiền đen bạc Lúc thắng thế vung vinh, lúc tủi phận bọt bèo!?!

Trường hợp thứ hai, khổ thơ theo truyền thống xuất hiện ở một đoạn hay một vài đoạn trong bài thơ được phân thành nhiều đoạn khác nhau. Chẳng hạn như ở bài thơ Hương mùa thu phố biển. Bài thơ gồm năm đoạn, được chia thành 18 khổ. Đoạn 1 được chia thành hai khổ (8C/K1 + 4C/K2). Đoạn hai được chia thành ba khổ (4C/K3 + 4C/K4 + 4C/K5). Đoạn 3 được chia thành sáu khổ (6C/K6 + 5C/K7 + 4C/K8 + 4C/K9 + 8C/K10 + 4C/K11). Đoạn bốn được chia thành bốn khổ (6C/K12 + 6C/K13 + 4C/K14 + 4C/K15). Đoạn 5 được chia thành 3 khổ (5C/K16 + 6C/K17 + 3C/K18). Như vậy, khổ thơ theo truyền thống nằm rải rác ở các đoạn trong bài thơ. Song tập trung nhất là ở đoạn hai. Đoạn 2 gồm ba khổ, mỗi khổ có bốn câu:

Tôi thức giấc lần đầu từ tiếng vọng khơi xa Con tàu mới xuống đà như tiệc cưới

Màu sơn thắm lao xao triền nước nổi Sóng cồn lên mùi hăng lạ - hương dầu. Hải Phòng buộc tôi thức giấc lần đầu Để từ đó không sao còn ngủ được Biển mê mải mùa thu đầy ắp nước Suốt đêm ngày vỗ sóng lớn không thôi! Và vị mặn cần lao bỗng xộc đến trong tôi Vị mặn của mồ hôi, bến tàu, gỉ sắt,

Của bụi trắng trên đầu, của gió se trên mặt Của hơi người đi, hối hả nối nhau…

Ở bài thơ Gương mặt,khổ thơ theo truyền thống nằm rải rác ở các đoạn trong bài thơ. Bài thơ gồm ba đoạn, khổ thơ truyền thống mở đầu cho đoạn 1 giới thiệu chung về gương mặt của đất nước:

Đất nước từng trải nhiều nên đất nước chẳng đăm chiêu, Nụ cười các lão nông vẫn nụ cười quảng đại, Đất nước chẳng đăm chiêu vì đất nước

nhiều từng trải, Vai áo sờn không chịu gánh thần linh!

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 46

Sau khi khơi mở bài thơ, khổ thơ truyền thống nhường chỗ cho các khổ thơ dài (6C/K2, 8C/K3). Những khổ thơ này tái hiện diện mạo phong phú của đất nước. Đất nước được làm nên từ những chất liệu văn hóa dân gian: những làn điệu dân ca - hát giao duyên của các liền anh liền chị đến những câu chuyện cổ tích của Trạng Lợn, Trạng Quỳnh. Gương mặt đất nước còn được điểm tô từ nét đẹp truyền thống văn hóa dân gian đó là tục ăn trầu có từ thời Âu Lạc, Văn Lang dạy nhân dân ta giữ lấy sắc tươi của nghĩa tình thắm đỏ, từ chuyện cổ tích Chử Đồng Tử cưới được Tiên Dung rồi đến sự tích bánh chưng, bánh dày…

Khổ thơ truyền thống tiếp tục xuất hiện ở những đoạn kế tiếp trong bài thơ để chuyển tải ý thức, trách nhiệm của mỗi người con đất Việt trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, tiêu biểu là đoạn thơ:

Nhưng dân tộc phải điềm nhiên coi mọi thứ như không, Lúc cần thiết, thì ba tuổi đã vươn vai lên ngựa, Đánh gãy dáo, thì nhổ cả rừng tre mà xông vào

trận lửa,

Để hết giặc, lại mỉm cười: “ Bốn bể vẫn anh em!”

Trường hợp thứ ba, khổ thơ theo truyền thống có mặt ở toàn bài thơ. Đó là các bài thơ tự do được phân khổ theo truyền thống. Bài thơ chia thành nhiều khổ, mỗi khổ có bốn câu. Chẳng hạn bài thơ Xóm nhỏ trên cồn gồm 5 khổ (5K x 4C/K):

Sông giữa hoàng hôn êm lặng, nước đầy, Con đò lắc lư về tuổi thơ ngây,

Căn nhà gỗ mới làm che chắn vội, Cửa sổ còn lưu vệt nắng cuối ngày.

Cồn mênh mông đón gió mênh mông Trăng yêu thương vô tận trải trên dòng, Con sông cũ, chút váng dầu xưa cũ Có hiểu gì hạnh phúc mới này không?

Nhà em ở đơn sơ thuần vách gỗ

Rau mới trồng, dừa cũng mới ươm thôi, Đêm trở dậy, ba bề ran sóng vỗ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 47

Không còn súng, còn bom, còn hỏa châu

nhấp nhoáng, Không còn xe xích khuya lạo xạo nghiến

trên đường, Không cả tiếng người kêu, tiếng thở hắt của

những đêm bóp cổ, Đời trở lại hiền hòa, trên đất thong dong!

Em bỗng nói về Thơ, như đòi uống lại những

ngọn nguồn nguyên thủy, Để con người ăn ở cùng nhau cho có nghĩa tình… Ừ! Em nhỉ! Sau nhiều đau khổ thế,

Thơ của cả đời người – thực sự sẽ khai sinh!

Với sự phân bố đều đặn của khổ thơ truyền thống trải khắp bài thơ đã tái hiện lại những năm giặc Mĩ bắn phá, cửa nát nhà tan, xóm nhỏ hoang tàn, mọi người phải đi sơ tán. Xóm nhỏ chẳng còn lấy một bóng người, chỉ còn khét lẹt mùi thuốc súng và chi chít vết bom đạn. Song, lịch sử đã sang trang, nước nhà đã độc lập, thống nhất. Mọi nhà, mọi người đang nỗ lực để kiến tạo tương lai. Ngôi nhà đơn sơ thuần vách gỗ, rau mới trồng và dừa cũng mới ươm… Xóm nhỏ thật yên bình giữa mỗi chiều hoàng hôn còn in vệt nắng cuối ngày. Trăng yêu thương hiền hòa trải vô tận trên dòng sông. Xóm nhỏ trên cồn thực sự sẽ khai sinh – một cuộc sống mới bắt đầu.

Bên cạnh bài Xóm nhỏ trên cồn phân khổ theo truyền thống còn có thể kể đến bài thơ khác như: Viết cho em dọc Trường Sơn gồm 12 khổ, mỗi khổ bốn câu, theo mô hình 12K x 4C/K; bài Nói với emgồm 11 khổ thơ theo truyền thống (11K x 4C/K); bài Tây Ninh gồm 8 khổ thơ theo truyền thống (8K x 4C/K). Với các khổ thơ bốn câu đều nhau, những bài thơ này có một cấu trúc khá cân xứng.

Do khá gọn gàng về hình thức, lại thường dễ thống nhất về vần, nhịp, cú pháp, thanh điệu, … loại khổ theo truyền thống này có khả năng thể hiện nội dung rất lớn, lại dễ nhớ, dễ thuộc, dễ khơi gợi cảm xúc. Chính vì vậy, trong hành trình sáng tác thơ tự do, dẫu không ngừng tìm kiếm lối đi riêng cho mình, nhà thơ Bằng Việt nói riêng, các nhà thơ tự do nói chung vẫn sử dụng khá nhiều khổ thơ theo truyền thống. Họ cũng góp phần làm mới hơn loại khổ thơ theo truyền thống. Họ cũng góp phần làm mới hơn loại khổ thơ vốn đã được xác định và đạt được nhiều thành tựu từ lâu nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 48

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ tự do của Bằng Việt luận án thạc sĩ (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)