7. Bố cục của luận văn
1.3.1. Quan niệm về ngôn ngữ thơ
“Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” (Gorki). Yếu tố thứ nhất này đã được lấy làm công cụ biểu hiện cho một thể loại sáng tác ra đời sớm nhất của văn học, đó là thơ ca. Ngôn ngữ thơ mang những nét đặc trưng tiêu biểu nhất, bản chất nhất của ngôn từ văn học. Có thể khẳng định rằng, không ở đâu ngôn ngữ có thể bộc lộ một cách đầy đủ vẻ đẹp cùng những giá trị của nó bằng thơ. Vì thế mà R.Jakobson cho rằng “Thơ là ngôn ngữ trong chức năng thẩm mĩ của nó” [36; tr 51 – 58].
Là một kiểu cấu tạo đặc biệt của ngôn từ văn học, ngôn ngữ thơ được đánh giá là “những từ đẹp nhất được sắp xếp theo một trật tự đẹp nhất”(Ôbrađêvich)
Ngôn ngữ thơ được tổ chức có vần, nhịp, có đối, niêm luật … tạo nên những hình thức mang tính nghệ thuật có tác dụng chuyển tải nội dung. Không chỉ có vậy, cách tổ chức ngôn ngữ thơ còn ẩn chứa những cái bất ngờ, mới lạ buộc người đọc phải suy nghĩ, phải giải mã mới có thể chiếm lĩnh trọn vẹn được nó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 18
Trong phạm vi hẹp về thể loại, ngôn ngữ được hiểu là một đặc trưng về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp nhằm biểu trưng hoá, khái quát hoá hiện thực khách quan theo cách tổ chức riêng của thi ca.
Đặc điểm nổi bật của ngữ âm, cái giữ cho thơ là thơ không phải là văn xuôi, chính là tính nhạc. Tính nhạc là nét đặc thù của ngôn ngữ thơ. Tính nhạc trong thơ được tạo nên từ những mặt đối lập như: sự đối lập về trầm - bổng, khép - mở của các nguyên âm; sự đối lập về vang- tắc giữa hai dãy phụ âm mũi và phụ âm tắc vô thanh trong các phụ âm cuối; sự đối lập về cao - thấp, bằng - trắc của các thanh điệu.
Ngôn ngữ thơ đắc dụng cả ngữ âm - phần vỏ ngôn ngữ và ngữ nghĩa - phần ruột của ngôn ngữ. “Âm phải như tiếng vang của nghĩa” và nghĩa phải mang lại
“thông báo đa nghĩa, có tính nước đôi, đã chồng nhiều tầng trên một bề mặt”[37; tr 17]. Ngữ nghĩa trong thơ vì thế phong phú hơn nhiều so với ngữ nghĩa trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày. Với cách tổ chức độc đáo mà trong một lượng âm tiết, từ, câu hạn chế ngữ nghĩa của ngôn ngữ thơ không dừng lại ở nghĩa đen, nghĩa gốc, nghĩa ban đầu mà còn phải có nghĩa bóng, nghĩa biểu trưng. Để đạt được hiệu quả đó, trong quá trình vận động tạo nghĩa của ngôn ngữ thơ, từ ngữ phải liên kết, tương hỗ với nhau trong những “trật tự hoàn hảo”. Khi đó, cái biểu hiện và cái được biểu hiện của ngôn ngữ xâm nhập, chuyển hoá vào nhau, tạo nên chiều sâu ý nghĩa vô cùng cho thơ. Khi “chữ tự mình làm nghĩa”(Trần Dần), ngôn ngữ thơ trở thành “một thứ gì đó chưa từng được nói hoặc được nghe. Đó là ngôn ngữ đồng thời là sự phủ nhận ngôn ngữ. Đó là cái vượt ra ngoài giới hạn” [64; tr 15].
Một trong những yếu tố góp phần đưa ngôn ngữ thơ “vượt ra ngoài giới hạn”
theo cách nói của Trần Dần chính là ở cách tổ chức ngôn ngữ thơ trên bình diện ngữ pháp. Dễ dàng thấy rằng, không ở đâu xuất hiện đa dạng các kiểu câu như thơ. Từ những câu có cấu trúc ngữ pháp thông thường đến kiểu câu “bất bình thường” như câu đảo ngữ, câu tách biệt, câu vắt dòng, câu trùng điệp … Có những câu thơ trùng với dòng (mỗi câu một dòng), có bao gồm nhiều dòng, cũng có những dòng bao gồm nhiều câu. Với sự phong phú của ngôn ngữ ở bình diện ngữ pháp, ngôn ngữ thơ mở ra những ý nghĩa mới, mang lại bao giá trị mới mẻ, hấp dẫn.