Những bài thơ tự do trải dài mang đậm chất văn xuôi

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ tự do của Bằng Việt luận án thạc sĩ (Trang 45 - 48)

7. Bố cục của luận văn

2.1.2.3. Những bài thơ tự do trải dài mang đậm chất văn xuôi

Tiêu biểu như các bài thơ: Bếp lửa, với mô hình 7K x ( 3C/K1 + 5C/K2 +11C/K3 + 7C/K4 + 3C/K5 + 8C/K6 + 4C/K7); bài Ghi từ một vùng đất lửa, với mô hình 9K (3C/K1 + 6C/K2 + 9C/K3 + 6C/K4 + 10C/K5 + 6C/K6 + 3C/K7 + 4C/K8 + 2C/K9); Bài thơ Trở lại trái tim mình dài 86 câu, có mô hình là 9K x (8C/K1 + 9C/K2 + 4C/K3 + 8C/K4 + 14C/K5 + 12C/ K6 + 11C/K7 + 8C/K8 + 12C/K9) .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 36

Bài thơ Bếp lửa là kí ức của nhà thơ về những tháng năm sống bên bà, cùng bà nhóm lên cái bếp lửa thân thương. Không chỉ thế, điều in đậm trong tâm trí của Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu. Lời thơ giản dị như lời kể, như những câu văn xuôi, như lời thủ thỉ, tâm tình, tác giả như đang kể lại cho người đọc nghe về câu chuyện cổ tích tuổi thơ mình. Trong những năm đói khổ, chính bà là người xua tan bớt đi cái không khí ghê rợn của nạn đói 1945 trong tâm trí đứa cháu. Cháu lúc nào cũng được bà chở che, bà dẫu có đói cũng không để cháu thiếu bữa ăn nào, bà đi mót từng củ khoai, đào từng củ sắn để cháu ăn cho khỏi đói. Trong tám năm ấy, đất nước có chiến tranh, hai bà cháu phải rời làng đi tản cư, bố mẹ phải đi công tác, túp lều tranh của hai bà cháu đã bị đốt nhẵn, “Mày có viết thư chớ kể này kể nọ - Cứ bảo nhà vẫn đươc bình yên!”. Lời dặn của bà nôm na giản dị như lời của một lão nông nhưng chất chứa biết bao tình. Ngôn ngữ và hình ảnh trong bài rất giản dị, gắn liền với cuộc sống thôn quê. Thể thơ tự do với những câu thơ dài dễ bộc lộ cảm xúc cùng giọng điệu nhẹ nhàng, tâm tình như tiếng lòng, thể hiện nỗi nhớ của người cháu về bà ở nơi xa.

Còn ở bài thơ Trở lại trái tim mình, lời thơ giản dị, tràn như những câu văn xuôi được Bằng Việt thể hiện ở từng khúc:

Khúc 1 là hồn cốt, là chất Hà Nội, là nét riêng của Hà Nội như một kỷ niệm không thể nào nguôi quên trong mỗi con người Hà Nội.

Khúc 2 là nhịp sống của Hà Nội những năm chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ, Hà Nội là đại biểu, là trung tâm của hậu phương lớn miền Bắc với:

Những chuyến hàng đi hoài không hết Mỗi chuyến xe mang một tấm lòng”. Dù vậy, khi đọc:

“Hà Nội thức bao đêm ròng Không ai nhớ nữa

Nhưng mỗi sớm nhìn vào cửa chợ Lại thấy hoa bày trên lối đi”

thì cái nét riêng ở khúc 1 lại được phát triển ở đây. Cái hào hoa thanh lịch dẫu trong mưa bom bão đạn của quân thù cũng không bao giờ xóa được một biểu tượng Thăng Long.

Chính nhà thơ cũng đúc kết lại ở khúc 3:

“Có phải bao nhiêu vui buồn thời đại Soi vào đây càng đậm sắc màu riêng?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 37

Tấm lòng Hà Nội thiêng liêng

Vẫn nguyên vẹn sau rất nhiều từng trải” để: “Bao hạt cát hạt vàng lịch sử

Hà Nội kiên tâm gạn lọc công bằng Nghe tiếng Bác mỉm cười đôn hậu

Nghe bước mình vững chãi tháng năm…”.

Cái chất hào hoa lãng mạn ở khúc 4:

“Gáy sách cũ xếp chồng kỷ niệm Lá thiếp mừng đám cưới mát trên tay Hà Nội bận dẫu không hề phút nghỉ Vẫn còn nguyên phong thái hào hoa”

đã dẫn đến một nét riêng nhưng vẫn chung cho những thanh niên thời ấy: “Trong mỗi ba lô quàng vai

Đều cất giữ kho tàng chưa mở hết Như Hà Nội mười năm tôi biết Sáng hôm nay vẫn lạ nét ban đầu”.

Từ những riêng chung ấy của Hà Nội – Đất nước, hoa cây và con người Thủ đô dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong xây dựng, tinh tế hào hoa trong cuộc sống, nhà thơ Bằng Việt đã khái quát cái vị thế Trung tâm đánh Mỹ – Trái tim cả nước – Cũng là trái tim thân thiết của mình bằng khúc 6 kết lại như một bản hùng ca hào sảng:

“Sông Hồng ơi! Dông bão chẳng thay màu Rùa thần thoại vẫn nhô lưng đội tháp Chùa Một Cột đổ trên đầu giặc Pháp Lại nở xòe trọn vẹn đóa hoa sen … Dù quân thù bắn phá cuồng điên Tim ta đó vẫn nguyên lành Hà Nội”.

Sự gia tăng yếu tố tự sự nhằm khắc họa nổi bật cuộc sống và chiến đấu của nhân dân trong chiến tranh. Những bài thơ giàu chất tự sự, nhà thơ thường dẫn truyện bằng ngôn từ dung dị của mình đồng thời đưa vào một cách tự nhiên lời ăn tiếng nói của nhân dân.

Trong khuynh hướng thơ trữ tình điệu nói, các nhà thơ kháng chiến đã đưa thơ ca về gần với cuộc sống hàng ngày, ngôn ngữ thơ mang đậm hơi thở đời sống, hình thức bài thơ xích gần lại với thể văn xuôi. Nằm trong hướng vận động chung của thơ ca kháng chiến, thơ tự do của Bằng Việt cũng đã mở rộng cửa cho lời văn xuôi ùa vào. Với mô hình bài thơ trải dài mang đậm chất văn xuôi, thơ tự do của Bằng Việt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 38

đã đẩy câu thơ, bài thơ đi hết giới hạn của nó, giãn nở linh hoạt để phục vụ đắc lực cho ý đồ nghệ thuật và mang lại những cảm xúc thật mới mẻ, ý nghĩa.

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ tự do của Bằng Việt luận án thạc sĩ (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)