Cách gieo vần, hiệp vần rất phong phú

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ tự do của Bằng Việt luận án thạc sĩ (Trang 76 - 83)

7. Bố cục của luận văn

3.1.2.1. Cách gieo vần, hiệp vần rất phong phú

- Sử dụng vần chính:

Vần chính vốn rất dễ nhận biết trong thơ bởi sự đồng nhất về đặc trưng tuyến điệu, cũng như các thành phần âm chính, âm cuối. Tuy nhiên, chính vần thì chặt chẽ, nhưng cũng gò bó, kém phần linh động. Thơ tự do không ưa sự gò bó, trói buộc. Sử dụng vần chính trong thơ tự do không khéo, dễ làm giảm đi chất thoải mái phóng khoáng của thơ tự do. Và như thế ảnh hưởng đến giá trị biểu đạt cấu trúc của câu thơ, bài thơ, trói buộc tình cảm, cảm xúc của người làm thơ.

Thơ tự do của Bằng Việt vẫn sử dụng vần chính, tỉ lệ vần chính chiếm số lượng lớn hơn cả trong các loại vần được dùng trong thơ tự do của tác giả này với 18,8% trong tổng tỉ lệ các câu có hiện tượng hiệp vần là 31,7%. Mặc dù vậy những câu thơ, bài thơ tự do của Bằng Việt vẫn không rơi vào tình trạng gò bó, rời rạc. Vần chính được sử dụng trong sáng tác thơ tự do của Bằng Việt vẫn mang lại một hiệu quả nhất định:

Chiến tranh lạnh qua rồi, ba mươi năm sau chống

Đây là chén rượu thăm quê của tướng Nguyễn Cao Kì!

Nhưng vẫn có một người không chịu uống! và:

Đám đông ồn ào của chúng tôi cứ uống Anh bạn chỉ ngồi im, cũng chẳng nói thêm gì,

Và bữa rượu bỗng dưng thành đắng đót Chẳng phải tại vì ai, kể cả Nguyễn Cao ! (Rượu của Nguyễn Cao Kì )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 67

Bài thơ làm theo lối tự sự, ai đọc cũng hiểu cái nghĩa tường minh qua câu chuyện được kể trong thơ: Trong một bữa tiệc, vị thiếu tướng công an mang ra chai rượu do ông Nguyễn Cao Kỳ – tướng “râu kẽm” của quân đội Sài Gòn cũ, nguyên Phó Tổng thống của chế độ Việt Nam Cộng hòa – mang từ Mĩ về gửi tặng. Mọi người trong bàn bảo uống, nhưng có một người kiên quyết không chịu uống, dù đó là “chén rượu thăm quê”, rượu của một người mới được Nhà nước cho phép về quê sau bao năm bỏ nước. Bài thơ khép lại bằng một âm tiết mở, nhưng đó là nguyên âm hẹp, hẹp nhất trong các nguyên âm: “i”. Nghe trong suy nghĩ bao dung của tác giả (“chẳng phải tại vì ai”) có chút buồn, chút “đắng đót”. Thông điệp ngoài lời từ câu thơ kết ấy cho thấy cái dụng công “tầng tầng lớp lớp” của tác giả: Chiến tranh đã lùi xa, vết thương cũ đã liền da, hãy cùng nhau nhìn về phía trước để góp phần làm cho Tổ quốc này ngày thêm giàu đẹp!

Ở bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, vần chính được gieo một cách tài tình, là vần chủ đạo của bài thơ:

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

Giọng thơ thủ thỉ, tâm tình, tác giả như đang kể lại cho người đọc nghe về câu chuyện cổ tích tuổi thơ mình. Kỉ niệm thời thơ bé khi lên 4 tuổi, ngày nào cháu cũng cùng bà nhóm lửa, nên cháu đã quen mùi khói, kỉ niệm một thời đen tối đói mòn đói mỏi - năm Ất Dậu 1945.

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

Khi tú hú kêu, bà còn nhớ không bà,

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

Trong những năm ấy, đất nước có chiến tranh, hai bà cháu phải rời làng đi tản cư, bố mẹ phải đi công tác, cháu vì thế phải ở cùng bà, ngày nào cháu cũng cùng bà nhóm bếp. Khi nhà thơ sống với bà ở Thạch Thất thời kháng chiến, được nghe tiếng chim tu hú. Tiếng chim tu hú bước vào thơ Bằng Việt như một chi tiết đặc sắc để gợi nhắc những kỉ niệm thơ ấu được sống bên bà. Những kỉ niệm ấy được tái hiện trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 68

lời thơ như lời nói thường ngày, với vần chính được gieo ở cuối câu, âm "a" là âm mở khiến câu thơ mang âm hưởng ngân xa, tha thiết nồng nàn. Tiếng chim như giục giã, như khắc khoải một điều gì da diết khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm, nhớ mong. Những câu thơ như lời đối thoại tâm tình, cháu trò chuyện với bà trong tâm tưởng, cháu trò chuyện với chim tu hú trong tình yêu thương. Và tất cả đều là sự bộc bạch của cháu dành cho người bà kính yêu. Hình ảnh của bà, hình ảnh của bếp lửa và âm thanh của chim tu hú vang vọng trong một không gian mênh mông khiến cả bài thơ nhuốm phủ sắc bàng bạc của không gian hoài niệm, của tình bà cháu đẹp như trong truyện cổ tích.

- Sử dụng vần thông:

Vần thông nhận biết thông qua tính chất na ná, tương tự nhau trên cơ sở đồng nhất đặc trưng tuyến điệu, đồng nhất hoàn toàn hay đồng nhất một đặc trưng nào đó (vang, vô thanh) của âm cuối của sự đồng nhất đặc trưng âm lượng, hoặc âm sắc của âm chính. So với vần chính, vần thông được gieo thường tạo nên sự thoải mái, vì thế nó được nhiều tác giả lựa chọn, đặc biệt là các tác giả trong lĩnh vực sáng tác thơ tự do.

Thơ tự do của Bằng Việt cũng sử dụng vần thông một cách hiệu quả:

“Em bé ngỡ ngàng hơi thở đầu tiên

Hầm sặc vì oi khói

Cô đỡ run tay trong tối

Làm sao cắt rốn cho em?

Bom rơi ù tai

Tiếng nổ rát trời đêm

Xăng đặc bắt trên nhà lem lém

Người mẹ khẽ rên lên một tiếng

Hỏi bồn chồn: “ cháu gái hay trai”.

Tính chất na ná, tương đồng nhau trên cơ sở đồng nhất đặc trưng tuyến điệu của các vần (iên, oi, ôi, em, ai, êm, em, iêng, ai ) gắn với bối cảnh thời chiến tranh, với hình ảnh một em bé vừa được sinh ra trong một căn hầm phủ đầy bom đạn Hầm sặc vì oi khóiBom rơi ù tai được nhà thơ nâng lên thành biểu tượng, đó là phút sinh ra những thần Phù Đổng. Bằng cách sử dụng vần thông một cách hiệu quả, nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 69

thơ Bằng Việt đã tái hiện được sự khốc liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, thông qua những hình ảnh của sức sống quật cường của cả một dân tộc, sức sống đó thật bền bỉ và mãnh liệt, tựa như những thân măng tre mạnh mẽ, đội đất, đội đá mà vọt dậy vươn thẳng lên trời cao.

Bếp lửa là một trong những bài thơ thành công nhất của Bằng Việt. Bài thơ tập trung khá đầy đủ các hiện tượng gieo vần, hiệp vần. Bên cạnh cách gieo vần chính – vần chủ đạo của bài thơ, Bằng Việt còn sử dụng vần thông một cách hiệu quả:

Bố ở chiến khu bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!

Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng

Trong đoạn thơ, Bằng Việt đã gieo vần thông (bố - nọ; yên - nhen; sẵn – dẳng). Sự tương đồng về âm lượng, âm sắc giữa các vần này đã mang lại ấn tượng về hình ảnh bếp lửa cụ thể ở câu trên được chuyển thành hình ảnh ngọn lửa trong lòng bà. Như thế, bếp lửa không chỉ được nhen lên bằng nhiên liệu củi rơm mà còn được nhen lên từ ngọn lửa của sức sống, của lòng yêu thương “luôn ủ sẵn” trong lòng bà, của niềm tin vô cùng “dai dẳng”, bền bỉ và bất diệt. Độ vang của âm cuối “n”, “ng”

trong các vần được gieo làm cho giọng thơ vang lên mạnh mẽ, đầy xúc động tự hào, đã khẳng định ý chí, bản lĩnh sống của bà, cũng là của người phụ nữ Việt Nam giữa thời chiến. Cách gieo vần thông trong những câu thơ trên đã tạo cảm xúc mạnh mẽ trong lòng người đọc về niềm yêu thương, trân trọng của người cháu dành cho bà nội.

- Sử dụng vần ép:

Cơ sở nhận diện vần ép chính là nguyên âm làm âm chính giữa 2 âm tiết hiệp vần với nhau vừa không đồng nhất đặc trưng âm sắc, vừa không đồng nhất đặc trưng âm lượng. Do đặc trưng riêng này, vần ép khi được sử dụng thường mang cảm giác miễn cưỡng. Tuy vậy, sử dụng vần ép không phải là không mang lại hiệu quả nghệ thuật cho câu thơ, bài thơ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 70

Trong mảng thơ tự do của Bằng Việt, vần ép không được sử dụng nhiều như vần chính, vần thông nhưng vẫn có những bài sử dụng vần ép thành công. Đơn cử như ở bài thơ Viết cho em, dọc Trường Sơn:

Em như đường chân trời mỗi buổi nắng lên Như búp lá trên đồi cây thưa thớt

Như mái lán che mình giữa cơn dông mưa trút

Em là chỗ anh đi và cả chỗ anh về…

Hai tiếng “thớt”, “trút” trong đoạn thơ trên có nguyên âm (ơ, u) làm âm chính, giữa hai âm tiết hiệp vần với nhau này vừa không đồng nhất được đặc trưng âm sắc, vừa không đồng nhất được đặc trưng âm lượng. Cách hiệp vần ép trong đoạn thơ vì thế mang lại cảm giác đọc không thuận và nghe không xuôi. Thế nhưng chính cảm giác không thuận này đã tạo điểm ngừng nghỉ đầy dụng ý của tác giả. Giữa cuộc chiến tranh chống Mỹ ác liệt, em ở lại thành phố cũ với những chiều nắng đỏ bâng khuâng,còn anh đi qua mùa nước lũ trên tuyến đường Trường Sơn, những con đường ngầm sâu hút, nước xối xả đường lầy mưa trút, những đoàn xe vẫn nườm nượp nối nhau ra trận giữa rừng đại ngàn thăm thẳm một vòm đen. Anh bỗng nhớ về em – người con gái yêu thương, chính tình yêu của em đã giúp anh có thêm ý chí, nghị lực, sức mạnh để vượt lên trên khó khăn gian khổ Em là chỗ anh đi và cả chỗ anh về…

- Về tỉ lệ gieo vần chân, vần lưng trong thơ tự do của Bằng Việt.

Thơ tự do là thể loại ít bị ràng buộc về vần điệu. “Vị trí vần trong thơ tự do tất nhiên không cố định mà được phân bố một cách linh hoạt” [5; tr.229]. Chính vì thế các tác giả khi làm thơ tự do có thể gieo vần hoàn toàn khác nhau ở các khổ thơ, đoạn thơ trong một bài thơ, khi liên tiếp, khi giãn cách, có khi không cần gieo vần. Tuy nhiên có 2 cách gieo vần thường được các nhà thơ sử dụng khi làm thơ tự do đó là gieo vần lưng và gieo vần chân.

Trong thơ tự do của Bằng Việt, vần chân được lựa chọn nhiều hơn vần lưng. Tỉ lệ gieo vần chân trong thơ tự do của Bằng Việt theo kết quả khảo sát là 22,1%. Vần chân trong thơ tự do của Bằng Việt được gieo một cách linh hoạt đã mang lại hiệu quả diễn đạt nhất định:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 71

Phim chất lượng cao, dễ gì đạt được?

Thảo luận mãi ngỡ chừng nát nước

Đạo diễn nước mình chưa đủ chắc ăn!

Người khác bàn thêm,

vẻ nghi ngại, băn khoăn

Đến thành quách, cung đình... cũng nên nhờ nước bạn!

Người thứ ba hùng hồn hơn, lên giọng phán:

Thế còn ngựa nghẽo không thuê, các ông biết quay

Bao trận đánh hào hùng cũng sẽ vứt đi

Nếu chỉ kéo ba chú ngựa còm, mượn từ đoàn xiếc

(Phim về Lý Công Uẩn)

Vần chân được gieo liên tiếp cuối mỗi câu thơ trong đoạn tạo nên sự liên kết về âm hưởng giữa các câu thơ, khiến câu thơ liền mạch, tác giả đã cho thấy sự thiếu thống nhất trong xây dựng bộ phim. Việc luận bàn “nhờ cậy, thuê vả” đầy tính “ngoại” đã được nhà thơ nêu ra rất sát thực. Chúng ta không nên giữ thái độ tự ti để rồi cái gì cũng thuê mượn. Cần loại bỏ tối đa tính “ngoại”, có nghĩa là nên sử dụng nhiều hơn nữa những giá trị truyền thống dân tộc. Diễn viên chính, đạo diễn phải là người Việt thì mới hiểu được lịch sử, văn hoá, phong tục, nước mình và bối cảnh phim cũng vậy, phải rất Việt Nam. Cách gieo vần chân cuối mỗi câu thơ cho thấy tác giả có một cái nhìn “nheo mắt” hóm hỉnh nhưng đầy trăn trở về bộ phim.

Khác với vần chân, vị trí gieo vần của vần lưng là ở giữa câu. Bởi vậy, cách gieo vần lưng khó hơn và tỉ lệ gieo vần lưng cũng hạn chế hơn so với tỉ lệ gieo vần chân. Cụ thể, tỉ lệ gieo vần lưng của các bài thơ tự do được khảo sát của Bằng Việt chỉ có 7,5%, ít hơn tỉ lệ gieo vần chân là 14,6%.

Với việc gieo vần lưng trong hai khổ thơ sau được liên kết trong mạch cảm xúc của một câu chuyện xác thực nhưng đắng đót ở thủ phủ tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc trong bài thơ Bán thuốc ở Nam Ninh:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 72

Cô gái bậm môi, đưa lòng tay búp măng Nắm vào xích sắt đang nung đỏ

Nghe da tay cháy xèo một tiếng Vội vã xoa vào thuốc mỡ kề bên. Hai mươi phút sau, gà què lại chạy

Hai mươi phút sau, tay bỏng lại lành, Một ngày đón “ tua ” hai mươi đoàn khách Ngày hai mươi lần tái diễn “ cực hình ”!

Là thi sĩ nên Bằng Việt mang trong mình một nỗi buồn muôn thuở. Nhưng cái buồn của Bằng Việt là cái buồn của người Trí thức – Một nhà thơ – Một Kẻ sĩ Thăng Long trước thế và thời, trước nhân gian.

Có những đoạn, Bằng Việt đã chọn cả vần chân và vần lưng gợi dòng hoài niệm về góc thị trấn tuổi thơ êm đềm, yên tĩnh. Thị trấn bình yên, tươi trẻ với những hàng hoa gạo đỏ tươi, với cảnh vật gần gũi thân quen của bóng gà mái trong chuồng ấp trứng, với vẻ cổ kính của những góc tường rêu phong. Tất cả đã không còn nữa, lửa đã cháy, bom đã rơi trên mỗi mái nhà. Cách gieo vần chân và vần lưng xen kẽ trong đoạn thơ mang lại cảm xúc cho nhà thơ cũng như bạn đọc một nỗi xót xa trước hiện thực khốc liệt của chiến tranh.

Những dãy phố mộc mạc và yên tĩnh Như chiều sâu của một tâm hồn người, Hoa gạo đỏ tươi, chúm chím nụ cười

Bóng gà mái trong chuồng con ấp trứng,

Nắng buổi chiều lững thững

Trôi trong những góc tường rêu

Thị trấn khiêm nhường bao nhiêu! ( Thị trấn )

Theo Mai Ngọc Chừ, “Vần là sự hòa âm, sự cộng hưởng nhau theo những quy luật ngữ âm nhất định giữa hai từ hoặc hai âm tiết ở trong hay cuối dòng thơ và thực hiện những chức năng nhất định như liên kết các dòng thơ, gợi tả, nhấn mạnh sự ngừng nhịp” [5; tr12]. Qua khảo sát và đánh giá ta thấy rằng vần trong thơ tự do của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 73

Bằng Việt không chỉ thực hiện đầy đủ những chức năng trên mà còn mang những nét độc đáo, góp phần làm tăng sức hấp dẫn cho những câu thơ, bài thơ của tác giả.

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ tự do của Bằng Việt luận án thạc sĩ (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)