Đặc điểm câu thơ có độ dài gần như thơ truyền thống

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ tự do của Bằng Việt luận án thạc sĩ (Trang 67 - 69)

7. Bố cục của luận văn

2.3.2.2. Đặc điểm câu thơ có độ dài gần như thơ truyền thống

Kết quả khảo sát ở Bảng 2.4 cho ta thấy, câu thơ có độ dài gần với thơ truyền thống (từ 5, 6 chữ/câu đến 7, 8 chữ/câu) chiếm số lượng lớn nhất trong thơ tự do của Bằng Việt. Có tới 2193/3481 câu thơ loại này, chiếm tỉ lệ 63%. Trong đó có số lượng lớn nhất là câu thơ 8 chữ với 1453/3481 câu chiếm tỉ lệ 41,75%. Tiếp đến là câu thơ 7 chữ với 352/3481 câu, chiếm 10,1%. Có 229/3481 câu thơ 5 chữ, chiếm 6,6%; 159/3481 câu thơ 6 chữ, chiếm 4,6%, và ít nhất là câu thơ 4 chữ với số lượng 44/3481 câu, chiếm tỉ lệ 1,3%.

Kết quả này nói lên rằng những câu thơ có độ dài gần với thơ truyền thống vẫn là sự lựa chọn chủ yếu của Bằng Việt khi sáng tác thơ tự do. Tại sao vậy?

Có lẽ bởi kiểu câu thơ này đã quá thân thuộc với người làm thơ. Hơn nữa, nó lại phù hợp với thẩm mĩ của nhiều người. Câu thơ có độ dài gần với thơ truyền thống dễ chạm vào đáy sâu tâm hồn mỗi người, làm ngân rung, vang ứng những cung bậc cảm xúc trong lòng người đọc.

Bài thơ Cầu vượt, có thể xem là một bài thơ tiêu biểu. Bài thơ chủ yếu sử dụng câu thơ 5 chữ nhưng không được xếp vào loại thơ ngũ ngôn mà vẫn là một bài thơ tự do đích thực:

Xếp hàng ngangcùng lách Hiện đại và thô sơ

Xếp hàng dọc mà len Vượt lên là cứu cánh Còi xe dồn lanh lảnh Mồ hôi tháo đầm đìa Có kế gì phù phép

Sang được đường bên kia!

Xây hàng loạt bùng binh Uốn dòng người rồng rắn Đường nào cũng ngăn làn Phố nào cũng che chắn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 58

Xi măng dựng như thành Bê tông làm rào cản Thành phố như trại lính Đường đi như chiến hào… Lên cầu vượt thở phào Mà cười ra nước mắt! Cầu không đưa tới đích Cầu chỉ giúp rẽ ngang Cầu to lớn, kềnh càng Cầu nghênh ngang, tốn phí! Hóa ra cầu chỉ giúp mình có thế:

Nào vượt nổi ai đâu, chỉ để vượt chính mình!

Bài thơ gồm 24 câu thì có tới 22 câu là 5 chữ/câu, một câu 8 chữ và một câu 10 chữ. Sự đan xen giữa câu 8 chữ và 10 chữ trong bài Cầu vượt cho thấy bài thơ không tồn tại bất cứ quy định nào về vần, nhịp, hài thanh. Ở những câu có những khuôn nhịp không đều nhau, phụ thuộc vào diễn biến cảm xúc của người viết, người đọc. Bài thơ như một ống kính được tác giả quay cận cảnh về cảnh giao thông đường bộ. 22 câu 5 chữ trải dài khắp bài thơ giữ vai trò miêu tả về sự len lách, phóng nhanh, vượt ẩu của mọi người khi điều khiển phương tiện giao thông… để rồi dồn nén lại thái độ cảm xúc bằng hai câu kết không phải là 5 chữ/câu nữa mà là 8 chữ/câu và 10 chữ/câu.

Trong một bài thơ tự do khác của Bằng Việt, bài thơ Trò chuyện với thành phố của đời mình mặc dù đa dạng về các loại câu thơ, song sẽ thật là thiếu, là không thể thiếu những câu thơ dài gần với câu thơ truyền thống như:

Cho lớp con em ta mới lớn Mắt sáng hơn và môi đỏ hơn !

Những câu thơ 7 chữ vốn thân thuộc, được sử dụng như một điệp khúc luyến láy trong bài thơ, trở nên tha thiết, khắc khoải đến khôn cùng. Mỗi tấc đất quê hương dấu yêu đang cháy lòng chờ mong được giải phóng.

Câu thơ có độ dài gần với thơ truyền thống trong thơ tự do của Bằng Việt đã phát huy được lợi thế của câu thơ truyền thống vốn định hình từ ngàn đời nay. Nó đã góp một phần không nhỏ vào sự thành công, sức hấp dẫn của thơ tự do Bằng Việt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 59

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ tự do của Bằng Việt luận án thạc sĩ (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)