Kiểu tổ chức nhịp điệu trùng điệp

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ tự do của Bằng Việt luận án thạc sĩ (Trang 90 - 111)

7. Bố cục của luận văn

3.2.2.2. Kiểu tổ chức nhịp điệu trùng điệp

Trùng điệp là một trong những đặc trưng quen thuộc của thơ. Nó có tác dụng tạo nên những nhịp điệu tương ứng trong suốt bài thơ, tạo những âm vang, những tiếng rung trong thơ.

Nhịp điệu trùng điệp là kiểu tổ chức nhịp điệu có sự lặp, trùng nhiều lần một cách ngắt nhịp, một yếu tố, một dáng điệu hay một nét âm thanh nào, hoặc là thanh, hoặc âm, hoặc ý, bộ phận câu … Đây là một kiểu tổ chức nhịp điệu mang nhiều nhạc tính cho lời thơ, góp phần nhấn mạnh ý thơ.

Các sáng tác thơ tự do của Bằng Việt cũng thường sử dụng nhịp điệu trùng điệp với nhiều cách tổ chức khác nhau.

Khi thì nhịp điệu trùng điệp được nhà thơ tổ chức theo kiểu nhắc đi nhắc lại một hoặc một tổ hợp âm tiết theo các thể thức:

- Điệp liên tiếp:

Nhóm bếp lửa/ ấp iu/ nồng đượm,

Nhóm niềm yêu thương,/ khoai sắn /ngọt bùi,

Nhóm niềm xôi gạo mới,/ sẻ chung vui,

Nhóm dậy cả/ những tâm tình tuổi nhỏ… ( Bếp lửa )

Điệp từ nhóm liên tiếp ở đầu các dòng thơ, có tác dụng nhấn mạnh, khắc sâu những hoài niệm tuổi thơ được sống bên bà. Bà không chỉ nhóm lên bếp lửa chờn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 81

vờn trong sương sớm mà bà đã nhóm lên tình yêu thương, niềm vui sưởi ấm, sự san sẻ tình làng nghĩa xóm. Tâm hồn và khát vọng của tuổi thơ đã sáng bừng lên từ ngọn lửa của bà.

- Điệp ngắt quãng:

Người đàn ông/ đã đến tuổi buồn

Đã đến tuổi/ không còn gì để nói Sao ngoảnh lại/ vẫn còn nhiều bối rối Vẫn còn nhiều/ duyên nợ ở trần gian?

Người đàn ông/ đã đến tuổi gàn

Đã đến tuổi /không còn gì để mất Mới hiểu được/ góc nhìn ngoài sự vật Thấy rõ hình hài/ những thứ vô vi…

( Mất ngủ )

Cụm từ Người đàn ông”, “đã đến tuổi”, “ không còn gì để” được lặp lại ở khổ thơ như những điệp khúc tạo âm hưởng buồn chán, thất vọng khi ông nhận ra sự vô nghĩa ( những thứ vô vi ) bao quanh cuộc đời, những "đạo nghĩa" tưởng như cao cả mà ông tâm huyết, thì nay tất cả đã tan vỡ! Những cụm từ lặp đi lặp lại như một lời tự thán của nhà thơ.

Trong câu đùa/ để ngủ quên hạnh phúc,

Lời hứa hẹn yên hàn/ ngủ quên trong chiến tranh. Chỉ có thế!... Sao mãi còn thắc thỏm?

Mà day dứt gì đâu?/... Chỉ là mưa Cao Nguyên!

Thời ấy thật trẻ trung!/ Sống trọn vẹn làm sao! Yêu hết sức thiêng liêng,/ hứa quá chừng sâu nặng, Một lời hứa chưa thành,/ khiến suốt đời dai dẳng…

Mà day dứt gì đâu?/... Chỉ là mưa Cao Nguyên!

( Mưa Cao Nguyên )

Sự điệp lại cách quãng ở khổ thơ trên xuống khổ thơ dưới với những cụm từ “lời hứa”, “Mà day dứt gì đâu?/... “Chỉ là mưa Cao Nguyên!” khiến cho nhịp thơ trùng xuống, tạo cảm giác buồn. Khi thời gian trôi đi, không gian cũng khác rồi thì lời hứa cũng chỉ là mưa cao nguyên thoáng đến thoáng đi. Đến thì như biển nước trút xuống ào ào thác đổ, đi thì thoáng chốc sạch bách nhẹ như không. Lời hứa không thành hiện thực nên day dứt trong lòng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 82

- Điệp vòng tròn:

Dãy hàng hóa đủ màu/ không che được cái nghèo Cái nghèo bám theo/ dù đi toàn thế giới!

( Chợ Vòm Maxcơva )

- Khi thì nhịp điệu trùng điệp được nhà thơ tổ chức theo kiểu nhấn đi nhấn lại một điệp khúc tạo nhịp điệu cho toàn tác phẩm. Chính sự láy lại của điệp khúc đầu mỗi đoạn thơ trong suốt cả bài thơ đã tạo nên âm hưởng trùng điệp khắc ghi trong lòng nhà thơ cũng như bạn đọc về nỗi đau, về sự mất mát trong chiến tranh. Đồng thời cũng thấy được lòng quyết tâm, không chịu cúi đầu để làm nên chiến thắng:

Cha đưa con/ vào thế kỷ hai mươi/ Cha đến giữa/ mà con thì đến cuối.//

Bốn tuổi đầu./ Cha nằm cạnh/ những người chết đói Trong chuyến tàu/ lùi lũi trước cơn dông

Không khí chiến tranh./ Mùi thuốc đạn/cay nồng… Máy bay Mỹ/ oanh tạc/ đường số Một,

Bà nội bế cha/ từ Nam ra Bắc

Lính Nhật/ và Tàu Tưởng/ khắp đường đi!... Năm tuổi đầu./ Đi bộ trở về quê

Những thành phố/ cháy sau lưng/ hừng hực Đêm tháng chạp./ Trời tối đen như mực Dân chúng bậm môi/ châm lửa đốt nhà! Lửa soi lên/ từng gương mặt xót xa Mồ hôi mặn/ trong làn tro lạo xạo… ( Đất nước đánh nhau/ cùng quân tàn bạo Thà/ đốt hết mà đi/ hơn/ ở lại cúi đầu!)

Cha đưa con/ vào thế kỷ hai mươi/ Cha đến giữa/ mà con thì đến cuối.//

Ba mươi năm/ qua đi

Con lên một tuổi tôi./ Tiếng đầu tiên con nói Cùng tiếng “mẹ”,/ tiếng “cha”,/ là bập bẹ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 83

Bài hát đầu tiên/ là “ Mẹ đào hầm ” Đồ chơi đầu tiên/ là cây súng nhựa Khi con ôm búp bê/ – Mảnh khăn trùm

quanh cổ Cũng cắt ra/ từ vải nhuộm phòng không!

( … ) *

Cha đưa con/ vào thế kỷ hai mươi/ Cha đến giữa / mà con thì đến cuối.//

Vất vả đủ bề,/gian lao không thể nói!

Cả đời ông,/ đời cha,/ đều đánh giặc theo nhau… Thử thách dẫu tột cùng/ nhưng kiên trì phải gánh!

Mấy thế hệ đã dám hy sinh,/ để làm nên/

chiến thắng Thì còn lứa tuổi nào/ được né tránh,/ chùn chân?

Khi con bằng tuổi cha hôm nay,/ thế kỷ này/

vừa chấm hết, Đủ thời gian/ để quét sạch kẻ thù xong,/

ta dựng lại cuộc đời! Và cha sẽ tiễn con/ vào thế kỷ hai mươi mốt

Bằng những vần thơ tươi đẹp nhất,/ con ơi!... 3.2.2.3. Kiểu tổ chức nhịp điệu tự do

Nhịp điệu tự do là kiểu tổ chức nhịp điệu không dựa theo một khuôn hình nhịp điệu nhất định nào, nhưng vẫn giữ được sự cân đối, hài hòa trong nhịp điệu bởi có sự hòa âm, hòa thanh của một số âm tiết trong cách ngắt nhịp, có sự tổng hợp cân đối các yếu tố làm nên nhịp điệu như âm tiết, đoạn tiết tấu, giai điệu, vần thơ.

Không cần đến kĩ thuật hiệp vần, phối thanh, nhịp điệu thơ tự do được tổ chức theo “thứ nhịp điệu bên trong, một thứ nhịp điệu của hình ảnh, tình ý, nói chung là tâm hồn” [49; tr 96]. Đó là thứ nhịp điệu của đời sống muôn hình, muôn vẻ. Nhịp điệu thơ tự do tuy không có khuôn hình nhất định nhưng âm hưởng và ấn tượng của nó rất sắc nét, đồng thời có sức khơi gợi lớn lao. Kiểu tổ chức nhịp điệu tự do cũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 84

rất linh hoạt, không bị ràng buộc bởi vần hay thanh điệu. Người làm thơ thỏa sức sáng tạo những khuôn nhịp mới phá bỏ mọi khuôn mẫu nhằm tạo sự hài hòa, cân đối và sức ngân vang cho lời thơ. Chính bởi vì thế mà nhịp điệu tự do trở thành kiểu tổ chức nhịp điệu phổ biến trong thơ tự do.

Nhịp điệu tự do là kiểu tổ chức nhịp điệu phổ biến hơn cả trong các sáng tác thơ tự do của Bằng Việt. Đọc nhiều đoạn thơ, bài thơ tự do của Bằng Việt ta có cảm giác nhà thơ hoàn toàn tháo tung vần, phá loạn nhịp. Chẳng hạn như đoạn thơ ngắn sau đây trong bài thơ Người của thế kỷ trước:

Anh đâu cần ai thương, anh bình giá mọi điều bằng cái nhìn khinh bạc Anh đứng trên mọi điều để xét nét thời gian

Nhưng có ích gì đâu!

Khi trên khuôn mặt anh đã in vết thẫm màu: Dấu ấn cũ càng của thế kỷ vừa khép lại!..

Thật khó để xác định một khuôn nhịp cho đoạn thơ làm hài lòng tất cả bạn đọc. Điều này thật dễ hiểu vì mỗi người sẽ lựa chọn cho mình một cách ngừng hơi phù hợp với cảm xúc của người viết, của đối tượng bộc lộ cảm xúc trong các câu thơ và cảm xúc của chính họ khi tếp nhận những câu thơ trên. Nhưng, hẳn có một điều ai cũng phải thừa nhận rằng, trong trường hợp này, chỉ nhịp thơ tự do mới tái hiện được một cách chính xác những gương mặt đặc trưng cho một chế độ của một thế kỷ đã đi qua, song những con người cổ hủ của thế kỷ đó vẫn tiến tới, cùng với lớp hậu duệ kế thừa trong guồng máy đương đại cũng bị thoái hoá đang ngất ngưởng phán xét, điều hành xã hội ở thế kỷ mới này.

Vượt qua những quy định về vần, luật, số tiếng, số câu … thơ tự do của Bằng Việt sử dụng khá triệt để và linh hoạt kiểu tổ chức nhịp điệu tự do.

- Khi thì nhà thơ dùng những câu thơ ngắn, tạo nhịp điệu rắn chắc, khỏe khoắn:

Xếp hàng ngang/cùng lách Hiện đại/ và thô sơ

Xếp hàng dọc/ mà len Vượt lên/ là cứu cánh Còi xe dồn/ lanh lảnh Mồ hôi/ tháo đầm đìa Có kế gì/ phù phép

Sang được/ đường bên kia! ( Cầu vượt )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 85

Ta hình dung, sau mỗi nhịp thơ là sự vội vã, khẩn trương, chen lấn nhau , phóng nhanh, vượt ẩu của những người tham gia giao thông. Mọi người cùng đi trên làn đường nhưng xe nào cũng muốn lách lên trước, bấm còi inh ỏi để qua cầu vượt sang đường bên kia. Nhưng rút cuộc, cầu chỉ giúp rẽ ngang mà cầu không đưa đến đích! Bằng Việt đã kết thúc bài thơ với một thái độ mỉa mai, chua chát: Nào vượt nổi ai đâu, chỉ để vượt chính mình!

- Khi thì nhà thơ tạo nhịp nhanh, gấp, hối hả, khẩn trương:

Tiếng máy bơm,/ máy khoan đất/ liên hồi, Tiếng búa đập,/ tiếng cưa bào/ hối hả, Thuyền đạn,/ thuyền than,/ thuyền đá Đi về/ ba cửa nước/ mênh mông…

( Trở lại Thái Bình )

Các điệp từ liên tiếp trong đoạn thơ cùng với cách ngắt nhịp linh hoạt khi là 3/3/2, khi là 2/2/2/, khi là 2/3/2 đã góp phần thể hiện nhịp điệu lao động khẩn trương, hối hả, rộn ràng của người dân Thái Bình sau khi chiến tranh kết thúc, bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới.

Viết cho em dọc Trường Sơn là bài thơ sử dụng khá linh hoạt và hiệu quả kiểu tổ chức nhịp điệu tự do của nhà thơ Bằng Việt.

Có những đoạn điệp khúc nhịp nhàng, tha thiết đầy trữ tình:

Lá rực sáng/ trong những chiều nắng đỏ Lối đi về quen quá,/ hóa bâng khuâng!

Những kỷ niệm thân quen quá, đó là những chiều nắng đỏ, đó là những lối đi về mà anh và em đã từng sánh bước để rồi hóa bâng khuâng. Đất nước đang trong thời kỳ khói lửa, trong sự tàn phá dữ dội của đạn bom. Anh cũng như bao người trai khác lên đường đi chiến đấu. Song những kí ức về em, về tình yêu chúng mình đã tiếp thêm sức mạnh cho anh trên con đường hành quân.

Có những đoạn mang nhịp gấp gáp, dồn dập của lòng căm thù ngùn ngụt và không khí chiến trận nóng bỏng:

Còn anh qua/ mùa nước lũ/ đang dâng Nước xối xả/ những đường ngầm/ sâu hút Xe vật vã/ trên đường lầy/ mưa trút Rừng đại ngàn/ thăm thẳm/ một vòm đen

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 86

Đường tiếp đường/ vô tận trải từ em Ngã bảy,/ ngã ba,/ đào bom,/ núi lở, Những trạm gác/ thét gào khản cổ Những bữa ăn/ hối hả bên lèn…

Có đoạn nhịp thơ dìu dặt, trong sáng, vui tươi, tràn đầy hạnh phúc và niềm tin vào tương lai:

Em như đường chân trời/ mỗi buổi nắng lên Như búp lá/ trên đồi cây thưa thớt

Như mái lán che mình/ giữa cơn dông mưa trút, Em là chỗ anh đi/ và cả chỗ anh về…

Bằng sự linh hoạt trong việc sử dụng kiểu tổ chức nhịp điệu tự do bên cạnh hình thức tạo nhịp khác, nhà thơ Bằng Việt đã tái hiện thành công những trường đoạn lịch sử nước nhà cùng những cung bậc cảm xúc của con người Việt Nam qua các trường đoạn ấy.

Không chịu tuân thủ theo một cách tổ chức nhịp điệu nào, song thơ tự do của Bằng Việt vẫn vang lên một chất nhạc thơ riêng. Đó chính là thứ nhạc đa dạng của đời sống chiến trường cùng chất nhạc phong phú ngân lên từ tâm hồn con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam những năm đánh Mỹ.

Các cách ngắt nhịp phong phú đã góp phần phản ánh khả năng đột phá mạnh mẽ của câu thơ, bài thơ trong các sáng tác thơ tự do của Bằng Việt. Với sự đa dạng, phong phú về cách ngắt nhịp khả năng biểu đạt của các sáng tác thơ tự do của Bằng Việt vì thế cũng được rộng mở hơn.

3.3. Thanh điệu trong thơ tự do của Bằng Việt

“Ngôn ngữ Việt Nam có sáu thánh, chỉ cất lên đã véo von như hát”. Bởi vậy, khi được sử dụng linh hoạt ở mỗi thể thơ, bài thơ, thanh điệu trở thành yếu tố góp phần không nhỏ vào sự thành công của thơ Việt.

Thơ lục bát vốn chuộng thanh bằng. Dù là một bài 2 câu, 14 chữ hay một tác phẩm dài hàng ngàn câu cũng gieo vần bằng. Với việc sử dụng chủ yếu thanh bằng, thơ lục bát mang lại âm hưởng nhẹ nhàng, tinh tế, ổn định về âm sắc, nghe êm tai:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 87

Trăm năm trong cõi người ta Chũ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Thơ thất ngôn bát cú Đường luật lại sử dụng thanh điệu bằng trắc với tỉ lệ ngang nhau. Trong 56 chữ của bài thơ, có 28 chữ thanh bằng và 28 chữ thanh trắc hô ứng với nhau hình thành các thể đối bằng – trắc cân xứng, hài hòa. Có thể mô hình hóa thanh điệu bằng trắc trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật như sau:

1. B B T T T B B 2. T T B B T T B 3. T T B B B T T 4. B B T T T B B 5. B B T T B B T 6. T T B B T T B 7. T T B B B T T 8. B B T T T B B

Là thể thơ gần như không theo quy luật nào về số câu, số chữ, thơ tự do đương nhiên là bứt phá khỏi ràng buộc khắc nghiệt của luật bằng trắc. Các nhà thơ tự do lấy thanh điệu là những cung bậc của biểu cảm, cảm xúc chi phối việc sử dụng thanh điệu. Luật hài thanh trong thơ tự do vì thế phụ thuộc theo điểm nhấn của cảm xúc và không đều đặn. Nó được giữ trong một số trường hợp cụ thể và trong một chừng mực nhất định để giữ âm hưởng thơ khi thoát khỏi mọi vần luật, đồng thời thể hiện các cung bậc cảm xúc theo ý của người viết.

Trong thơ tự do của Bằng Việt, luật hài thanh cũng có những biểu hiện đa dạng, phức tạp và tất nhiên không theo quy luật nào. Vì vậy, trong luận văn này, khi xem xét về thanh điệu, chúng tôi lựa chọn hướng khảo sát sự tập trung một loại thanh điệu bằng hoặc trắc trong mỗi câu thơ tự do ở tám tập thơ của Bằng Việt. Sau đó, chúng tôi rút ra một số đánh giá về việc sử dụng thanh điệu trong thơ tự do của nhà thơ này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 88

3.3.1. Kết quả khảo sát về sự tập trung thanh điệu

Chúng ta biết rằng, sự hài hòa, cân đối của câu thơ được xác định bởi nhiều

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ tự do của Bằng Việt luận án thạc sĩ (Trang 90 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)