Thơ không vần chiếm tỉ lệ lớn

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ tự do của Bằng Việt luận án thạc sĩ (Trang 83 - 84)

7. Bố cục của luận văn

3.1.2.2. Thơ không vần chiếm tỉ lệ lớn

Thơ tự do vốn không chịu sự gò bó trong bất cứ sự ràng buộc nào về hình thức thể hiện cũng như nội dung biểu đạt, nó chỉ chịu sự chi phối của cảm xúc. Chính vì vậy, nếu vần gây cản trở xúc cảm, người làm thơ có thể lựa chọn thơ không vần. Đây cũng chính là lựa chọn của nhà thơ Bằng Việt khi sáng tác thơ tự do.

Kết quả khảo sát ở cả Bảng 3.13.2 cho thấy thơ không vần chiếm tỉ lệ lớn nhất (69,4%) trong các sáng tác thơ tự do của Bằng Việt. Trong đó có nhiều bài thơ không vần đặc sắc. Tiêu biểu là bài thơ Buồn:

Có nỗi buồn bay qua lỗ kim Có nỗi buồn lướt trên miệng vực! Có nỗi buồn không hiểu được người Có nỗi buồn tìm ra mình không được! Buồn quá, dù sẵn cầm đàn

Gảy mãi tai trâu, nỗi buồn càng lớn! “ Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay…” Đâu phải riêng mình Nguyễn Du thấm thía!...

Trong các sáng tác thơ tự do của Bằng Việt, thơ không vần chủ yếu được dùng đan xen trong các đoạn thơ, bài thơ. Chẳng hạn như đoạn thơ sau đây trong bài thơ

Từ chiến trường lại viết cho con:

Ba mươi năm qua đi

Con lên một tuổi tôi. Tiếng đầu tiên con nói Cùng tiếng “ mẹ ’, tiếng “ cha ”, là bập bẹ

“ máy bay ”

Bài hát đầu tiên là “ Mẹ đào hầm ” Đồ chơi đầu tiên là cây súng nhựa Khi con ôm búp bê – Mảnh khăn trùm

quanh cổ Cũng cắt ra từ vải nhuộm phòng không!

Ở đoạn thơ trên vần bị tước bỏ, nhịp thơ cũng không tuân theo một quy tắc nào. Những câu thơ dài ngắn khác nhau là dòng cảm xúc của người cha từ chiến trường viết cho con. Cả thời thơ ấu, cha đã phải sống trong không khí của chiến tranh,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 74

mùi thuốc đạn cay nồng, phải nằm cạnh cả những người chết đói. Cha đã từng chứng kiến cảnh thành phố cháy sau lưng hừng hực, cảnh đất nước đánh nhau cùng quân bạo tàn… Giờ đây, cha đã trưởng thành, khoác cây súng trên vai đi vào chiến trường nối tiếp bước cha ông. Cha nhớ năm con lên một tuổi, tiếng đầu tiên con nói là tiếng

“mẹ”, tiếng “cha”, “máy bay”, bài hát đầu tiên dạy con là “Mẹ đào hầm”, tuổi thơ con cũng thật dữ dội, không chút êm đềm, đồ chơi đầu tiên của con là cây súng nhựa, đến chiếc khăn trùm quanh cổ con búp bê mà hàng ngày con chơi cũng được cắt ra từ vải nhuộm phòng không. Nỗi đau chiến tranh thật lớn, từ đời ông, đời cha rồi đến đời con, tất cả đều gắn liền với mưa bom bão đạn. Song các thế hệ vẫn nối tiếp nhau, sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời sự nghiệp giải phóng quê hương đất nước. Ý thức lớn lao ấy và niềm cảm xúc dâng trào thật khó để khuôn vào đôi ba vần cụ thể. Lúc này, thơ không vần trở thành giải pháp hữu hiệu, ý nghĩa hơn cả. Và vì thế hình thức thơ không vần là sự lựa chon chủ yếu trong các sáng tác thơ tự do của Bằng Việt cũng là điều dễ hiểu.

Theo kết quả khảo sát, thống kê và phân tích chúng tôi thấy rằng, thơ tự do của Bằng Việt chỉ ít vần chứ không hẳn là không vần. Vần trong thơ Bằng Việt được sử dụng một cách linh hoạt không gò ép theo quy luật và có thể xuất hiện ở bất cứ đâu. Có khi vần xuất hiện ở phạm vi nhỏ (lặp lại ở cuối mỗi câu hoặc cách câu) như trong bài Trở lại Thái Bình, Đích. Có khi vần xuất hiện ở phạm vi rộng, lặp lại ở cuối câu khổ trước và câu đầu của khổ sau như trong bài Những điều giản dị, Viết cho em dọc Trường Sơn hoặc chỉ xuất hiện trong một vài câu nhất định như ở bài Khoảng cách giữa lời, Tây Ninh… Chính bởi không chịu quy định về vần nên câu thơ của Bằng Việt tự nhiên, nhẹ nhõm, mang đậm dấu ấn cá thể.

Không vần hay có vần, sử dụng vần chính, vần thông hay vần ép, gieo vần chân hay vần lưng, liên tiếp hay ngắt quãng … đó không phải là điều mà người làm thơ như Bằng Việt trăn trở. Bởi vì, với tài năng của một cây bút giàu tiềm lực, Bằng Việt đã rất linh hoạt để biểu đạt thông tin và cảm xúc trong thơ mình một cách chân thực và thoải mái nhất.

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ tự do của Bằng Việt luận án thạc sĩ (Trang 83 - 84)