Nâng cao chất lượng nhân sự

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng tmcp công thương bắc hà nội (Trang 76 - 78)

I) Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

3.2.3.1.Nâng cao chất lượng nhân sự

f) Chi phí khác

3.2.3.1.Nâng cao chất lượng nhân sự

Trong mọi lĩnh vực, con người luôn là yếu tố quyết định. Một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi là điều kiện để nâng cao hiệu quả trong mọi hoạt động của ngân hàng thương mại. Chính vì vậy, trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả trong mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh, công tác cán bộ cần được xem xét thực hiện:

Một là, hàng năm, chi nhánh nên xem xét tổ chức các cuộc kiểm tra về

chuyên môn nghiệp vụ đối với các phòng ban nhằm thúc đẩy các cán bộ công nhân viên không ngừng học tập, nghiên cứu các văn bản chế độ.

Hai là, tăng cường mở những khoá đào tạo tập trung ngắn hạn tại trung

tâm đào tạo của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nhằm cập nhật những kiến thức mới, những quy định mới trong hoạt động của hệ thống ngân hàng

Ba là, chi nhánh nên khuyến khích các cán bộ công nhân viên tự học thêm các lớp học nhằm nâng cao kiến thức, bổ trợ kiến thức chuyên môn phục vụ nghiệp vụ hằng ngày như các lớp học tín dụng, thanh toán quốc tế, vi tính, kế toán, … thông qua việc hỗ trợ học phí tham gia các lớp học này.

Bốn là, chi nhánh tiếp tục duy trì chế độ khen thưởng hợp lí, kịp thời để

động viên cán bộ có thành tích trong hoạt động kinh doanh, đồng thời là chế độ kỷ luật thích hợp với những sai phạm.

Năm là, chi nhánh nên tiêu chuẩn hoá và nâng cao công tác tuyển dụng

cán bộ mới nhằm tạo một nguồn lực có đủ trình độ, có đủ sức khoẻ, tâm huyết với công việc

Bên cạnh đó, trên cơ sở trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tâm tư nguyện vọng của cán bộ công nhân viên, chi nhánh nên xem xét để có sự bố trí vị trí cán bộ trong các phòng ban cho phù hợp nhằm sử dụng đúng người, đúng việc, nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh tại chi nhánh.

3.2.3.2. Hiện đại hoá công nghệ của chi nhánh

Chi nhánh phải không ngừng thực hiện đổi mới công nghệ vì công nghệ chính là đòn bẩy của sự phát triển, là điều kiện để ngân hàng hội nhập vào nền kinh tế nói chung và tài chính khu vực, thế giới nói riêng. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu quản lý và nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng. Trong thời gian tới, những công việc chi nhánh cần thực hiện là:

Tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong các lĩnh vực khác nhau như: kế toán giao dịch, thanh tra giám sát từ xa, công tác quản trị ngân hàng…

Trong quá trình đổi mới nói chung và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng nói riêng, chi nhánh cần tranh thủ hợp tác của các tổ chức quốc tế để học hỏi kinh nghiệm và tiếp cận với các công nghệ mới từ họ.

3.2.3.3. Công tác khác

Chi nhánh nên đầu tư xây dựng trụ sở làm việc mới. Việc xây dựng một trụ sở làm việc mới sẽ tạo ra một vị thế mới cho chi nhánh, tăng niềm tin của khách hàng đối với chi nhánh.

Việc thực hiện tiết kiệm là một trong các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để thực hiện tiết kiệm chi phí, chi nhánh nên quán triệt việc tiết kiệm tới toàn thể cán bộ công nhân viên. Thực hiện tiết kiệm này là việc sử dụng hiệu quả và hợp lí các phương tiện, công cụ lao động, tránh lãng phí giấy tờ in, điện, nước, viễn thông,...

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng tmcp công thương bắc hà nội (Trang 76 - 78)