Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng tmcp công thương bắc hà nội (Trang 31 - 46)

I) Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

2.1.2.Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban

d) Dịch vụ cho các nhà xuất nhập khẩu

2.1.2.Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban

Tại chi nhánh ngân hàng TMCP Công thương Bắc Hà Nội có 1 giám đốc, 4 phó giám đốc và 9 phòng nghiệp vụ, tổ chức điều hành theo phòng kéo dài, các trưởng phòng đều có trình độ và năng lực quản lí tham mưu cho ban giám đốc thực hiện tốt hoạt động kinh doanh.Về nhân sự: Tổng cán bộ trong biên chế đến 31/12/2009 là 134 cán bộ. Cán bộ có trình độ sau đại học là 4 người, chiếm3%; đại học là 109 người chiếm 81%, cao đẳng là 12 người chiếm 9%, trung cấp là 9người chiếm 7%.

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY

TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẮC HÀ NỘI

Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng tổng hợp: 5ngưòi Phòng khách hàng doanh nghiệp: 12 ngưòi Phòng khách hàng cá nhân: 14 ngưòi Phòng kế toán: 14 ngưòi Phòng QL rủi ro tín dụng, đầu tư: 7ngưòi Phòng tiền tệ kho quỹ: 6ngưòi Phòng tổ chức hành chính: 14 ngưòi Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ 4ngưòi Tổ điện toán: 4ngưòi 6 Quỹ tiết kiệm/ Điểm Giao dịch 3 Phòng Giao dịch

1)Ban giám đốc gồm: một giám đốc và 4 phó giám đốc chi nhánh.

Chức năng hoạt động của ban giám đốc: Giám sát hoạt đông quản lí chung của toàn chi nhánh, điều hành hướng dẫn, tổ chức nhân sự thưc hiện kế hoạch của chi nhánh.

2) Phòng tổng hợp gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 3 nhân viên.

Chức năng hoạt động của phòng tổng hợp: Tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng; Tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng; Thực hiện công tác phát triển mạng lưới chi nhánh.; Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các lĩnh vực, công việc do lãnh đạo phân công và ủy quyền; Thực hiện các công việc liên quan đến nghiêp vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại để đáp ứng nhu cầu cuả khách hàng

3) Phòng kế toán gồm:1 trưởng phòng, 2 phó phòng và 11 nhân viên.

Chức năng bộ phận kế toán giao dịch: thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng.

Chức năng bộ phận kế toán nội bộ: thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ tại chi nhánh theo đúng quy định chung của NHCT và NHNN, tham mưu cho giám đốc quản lí tài chính.

4) Phòng tiền tệ kho quỹ gồm:1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 4 nhân viên.

Chức năng phòng tiền tệ kho quỹ: quản lí an toàn kho quỹ, quản lí quỹ tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước và Ngân hàng Công Thương.

5) Phòng tổ chức hành chính gồm:1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 12 nhân viên

Chức năng phòng tổ chức hành chính: thực hiện tổ chức sắp xếp và đào tạo cán bộ tại chi nhánh theo quy định của NHCT Việt Nam và theo chủ trương chính sách của Nhà Nước.

6) Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 2 nhân

Chức năng phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ: giám sát, kiểm tra, kiểm toán toàn bộ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, đưa ra những kiến nghị bổ sung, sửa đổi về quy chế để cho phù hợp với tình hình của chi nhánh.

7) Tổ điện toán:

Chức năng tổ điện toán: quản lí về mặt kỹ thuật và công nghệ đối với toàn bộ hệ thống mạng thông tin, máy tính của chi nhánh. Cụ thể: thực hiện sửa chữa, triển khai các phần mềm ứng dụng mới cho chi nhánh; đảm bảo an toàn bí mật số liệu, thông tin về hoạt động kinh doanh

8) Phòng khách hàng doanh nghiệp gồm: 1trưỏng phòng, 2 phó phòng và 10

nhân viên.

Chức năng phòng khách hàng doanh nghiệp: khai thác nguồn vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ từ khách hàng doanh nghiệp; thưc hiện nghiệp vụ cho vay, thẩm định và tính toán, quản lí hạn mức tín dụng đã đưa ra cho khách hàng ; tiếp thị hỗ trợ chăm sóc khách hàng; xây dựng kế hoach kinh doanh, phân tích kết quả kinh doanh, tài chính của chi nhánh; phân loại nợ, xây dựng phương án và thực hiện các biện pháp sử lí nợ phản ánh kịp thời những vướng mắc trong nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp giải quyết trình giám đốc chi nhánh xem xét , giải quyết .

9) Phòng khách hàng cá nhân gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 12 nhân

viên.

Chức năng của phòng khách hàng cá nhân: chức năng tương tự phòng KH doanh nghiệp nhưng khách hàng là các cá nhân và còn quản lí hoạt động của các điểm dao dịch, quỹ tiết kiệm, tổ chức huy động vốn của dân cư; thực hiện công tác hậu kiểm.

10) Phòng quản lí rủi ro gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 5 nhân viên:

Chức năng phòng quản lí rủi ro: thực hiện thu thập, phân tích, đánh giá, cảnh báo rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh; thực hiện thẩm định rủi ro tín dụng độc lập, tái thẩm định với khách hàng được phân công; giám sát việc quản lí rủi ro tại

các phòng, chi nhánh; ổng hợp kết quả quản lí rủi ro các phòng để lập báo cáo tổng hợp toàn chi nhánh gửi NHCTVN theo quy định.

11) Phòng giao dịch gồm: 3 phòng giao dịch, mỗi phòng giao dịch có 10 người.

Mỗi phòng giao dịch gần giống như một ngân hàng nhỏ, có các bộ phận thực hiện nhiệm vụ thẩm định, tái thẩm định và quản lí các khoản tín dụng đã cấp đối với khách hàng; khai thác và quản lí nguồn vốn huy động từ khách hàng; thực hiện các giao dịch kế toán, thanh toán với khách hàng; tiếp thị tư vấn khách hàng; quản lí và đảm bảo an toàn kho tiền, tiền mặt và các loại tài sản; bảo vệ, tuần tra canh gác cơ quan hàng ngày.

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG BẮC HÀ NỘI (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động đến mọi mặt của nền kinh tế xã hội nói chung và hoạt động của hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam, Chi nhánh Bắc Hà Nội nói riêng. Song với sự nỗ lực phấn đấu, tinh thần chủ động sáng tạo đoàn kết nhất trí của toàn thể các bộ công nhân viên Chi nhánh, những năm qua Chi nhánh đã hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao và được xếp loại đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong hệ thống Ngân hàng Công thương.

2.2.1. Hoạt động huy động vốn

Chi nhánh luôn xác định hoạt động huy động vốn là điều kiện đầu tiên để duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh cuả ngân hàng. Vì thế chi nhánh không ngừng nỗ lực, đưa ra các hình thức huy động mới nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động huy động vốn.

Bảng 2.1: Công tác huy động vốn Năm

Chỉ tiêu

2007 2008 2009

Số tiền tỷ lệ % Số tiền tỷ lệ % Số tiền tỷ lệ %

1.Vốn nợ 2.184 100% 2.307 100% 3.155 100% a. Tiền gửi 1.899 86.95% 2.077 90.03% 3.095 98.10%

- Tiền gửi của

dân cư 559 25.60% 622 26.96% 744 23.58%

- Tiền gửi của tổ

chức KT 1.340 61.35% 1.455 63.07% 2.351 74.52% b. Vốn vay 285 13.05% 230 9.97% 60 2.06% - Vay của TCTD khác 285 13.05% 230 9.97% 60 1.99% 2. Vốn tự có 0 0 0 Tổng vốn huy động 2.184 2.307 3.155 Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng TMCP Công Thương Bắc Hà Nội năm 2007, 2008, và 2009)

Bảng trên cho ta thấy, tổng nguồn vốn huy động đến ngày 31/12/2009 đạt 3155 tỷ đồng, so với tháng 12/2008, tăng 848 tỷ đồng, tăng tương đương 37%. So với kế hoạch NHCT VN Giao năm 2009, đạt 105,20%. Nhìn chung, công tác huy động vốn của chi nhánh trong năm qua là rất tốt.

Huy động từ nguồn vốn nợ, ta thấy năm 2009 tăng 971 tỷ đồng so với năm 2007 và tăng 848 tỷ đồng so với năm 2008. Trong đó, Tiền gửi tiết kiệm tăng tương đối đều : TGTK năm 2009 tăng 1196 tỷ đồng, tương ứng tăng 62.98% so với năm 2007; tốc độ tăng này so với năm 2008 tuy có giảm nhưng cũng đạt 53.6 % ứng với 1018 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ sự tin tưởng của dân cư đối với ngân hàng ngày một tăng, đó cũng là một thành công của ngân hàng trong cơ chế thị

trường nhiều biến động và cạnh tranh gay gắt. Thành công của hoạt động huy động vốn là do chi nhánh đã thực hiện chính sách khách hàng tốt, thực hiện chính sách lãi suất mềm dẻo linh hoạt, và có chiến lược huy động vốn đúng đắn nên đã huy động được nguồn vốn có lãi suất thấp, góp phần lớn vào kết quả kinh doanh của chi nhánh. Đồng thời chi nhánh luôn chú ý thực hiện phương châm an toàn trong tăng trưởng, luôn đảm bảo khả năng không có trường hợp phải khất chi của khách hàng, đặc biệt là khách hàng tiền gửi, luôn thực hiện tốt các quy định về dự trữ bắt buộc, góp phần làm tăng thêm sự an toàn của hệ thống.

Tuy vậy chi nhánh ngân hàng vẫn gặp phải một số khó khăn. Vì trong cơ cấu huy động vốn tại chi nhánh, tiền gửi doanh nghiệp chiếm tỷ lệ lớn ( trên 60% so với tổng vốn huy động). Đây là nguồn tiền gửi ngắn hạn, chủ yếu là tiền gửi thanh toán, tiền kí quỹ... nguồn vốn này không ổn định. Với cơ cấu nguồn vốn như vậy, nó ảnh hưởng rất lớn tới tình hình thu nhập cũng như chi phí của ngân hàng.

2.2.2. Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng là lĩnh vực đầy khó khăn rủi ro nhưng đây cũng là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Vì lý do đó mà chi nhánh đặt ra mục tiêu của công tác tín dụng là phát triển an toàn hiệu quả, mở rộng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, phù hợp với khả năng quản lí và kiểm soát của chi nhánh.

Địa bàn kinh doanh của chi nhánh là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp trẻ có triển vọng trong tương lai, tuy nhiên số lượng các đơn vị đầu tư tại đây chưa nhiều là một khó khăn cho chi nhánh trong việc đầu tư vốn. Vì vậy, những năm gần đây, chi nhánh luôn tăng cường công tác tiếp thị, thực hiện tốt chính sách khách hàng để giữ và tăng thị phần đối với các khách hàng truyền thống, tìm kiếm khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh kinh doanh có hiệu quả, có dự án, phương án khả thi để đầu tư cho vay đặc biệt là các dự án trọng điểm quốc gia của các Tập đoàn, Tổng Công ty lớn như Dự án lưới điện quốc gia của Tổng Công ty truyền tải điện, các dự án trạm biến áp và lưới điện của Công ty điện lực

1, Công ty điện lực Hà Nội, nâng mức cho vay đối với dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh…

Kết quả công tác mở rộng tín dụng mà chủ yếu là mở rộng hoạt động cho vay qua các năm 2007 đến 2009 luôn đạt được sự tăng trưởng khá, tuy tốc độ tăng trưởng có phần giảm so với các năm trước đó. Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2008 đạt 1.537 tỷ, tăng 127 tỷ đồng so với năm 2007, tốc độ tăng 9.01%. Do nền kinh tế có những dấu hiệu được phục hồi. Năm 2009, mặc dù hoạt động cho tín dụng của chi nhánh còn nhiều khó khăn song dư nợ cho vay của chi nhánh vẫn tăng tương đối, tại ngày 31/12/2009 dư nợ cho vay là 2304 tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ năm 2008 là 767 tỷ đồng, tương đương tăng 49,90%. So với kế hoạch năm 2009 của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam giao đạt 114,17%.

2.2.2.1. Dư nợ cho vay phân theo thời hạn

Mặc dù có nhiều khó khăn trong kinh doanh, sự đua tài mạnh mẽ giữa các tổ chức tín dụng trong và ngoài địa bàn, lãi xuất huy động vốn lại cao dần lên. Nhưng cả dư nợ cho vay ngắn hạn, dư nợ cho vay trung hạn, và dư nợ cho vay dài hạn qua các năm đều tăng trưởng ổn định và có sự thay đổi về cơ cấu của mỗi loại trong tổng dư nợ cho vay.

Bảng 2.2 : Dư nợ cho vay phân theo thời gian

Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Dư nợ ngắn hạn 513 36.38 518 33,7 626 27.17

Dư nợ trung, dài hạn 897 63.62 1019 66.3 1678 72.83

Tổng cộng 1410 100 1537 100 2304 100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng TMCP Công Thương Bắc Hà Nội )

Nhìn chung dư nợ cho vay trung và dài hạn vẫn tiếp tục tăng trưởng ổn định. Một trong những lý do có được mức tăng trưởng là do tính chất đặc thù của địa bàn ,chủ yếu là cho các khu công nghiệp vay để ĐTXDCB… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ta có thể thấy chi tiết hơn qua biểu số liệu sau :

Biểu đồ 2.1: Dư nợ cho vay phân theo thời gian vay

Tại ngày 31/12/2007, dư nợ cho vay ngắn hạn là 513 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 36.38 % tổng dư nợ cho vay. Dư nợ cho vay trung và dài hạn là 897 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 63.62 % tổng dư nợ cho vay.

Năm 2008 và năm 2009, do chi nhánh tiếp thị được một số dự án lớn, dài hạn của các công ty, tổng công ty lớn nên cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn đã có sự thay đổi. Tại ngày 31/12/2008, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 518 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 33.7% tổng dư nợ, tăng so với cùng kỳ năm 2007 là 5 tỷ đồng, tăng tương ứng 0.98 %. Năm 2007, dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng 63.62% nhưng tỷ trọng này của năm 2008 là 66.3% tổng dư nợ, đạt 1019 tỷ đồng. Năm 2009, dư nợ cho vay ngắn hạn là 626 tỷ đồng, tỷ trọng cho vay ngắn hạn tiếp tục giảm so với năm 2008 và chỉ chiếm 27.17 % tổng dư nợ cho vay. Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2009 tăng so với năm 2008 là 108 tỷ đồng với mức tăng 20.9 %.

2.2.2.2. Dư nợ cho vay phân theo đối tượng vay

Hoạt động cho vay là hoạt động phức tạp và đa dạng . Ngân hàng phục vụ hầu hết tất cả các chủ thể kinh tế trong xã hội có nhu cầu vốn hợp lí, hợp lệ. Các chủ thế này bao gồm các tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước, các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh, và cá nhân. Các chủ thế này có thể được chia làm hai nhóm là các các chủ thể vay vốn là các doanh nghiệp nhà nước hay quốc doanh, và các chủ thể là các doanh nghiệp, đơn vị, cá thể ngoài quốc doanh.

Trước năm 2007, cơ cấu cho vay khu doanh nghiệp nhà nước luôn chiếm tỷ trọng lớn ( trên 70% tổng dư nợ). Điều này có thể giải thích là do lịch sử hình thành và nhóm khách hàng truyền thống của ngân hàng. Nhưng kể từ khi nước ta gia nhập WTO thì cơ cấu tỷ trọng này đã có sự thay đổi. Ngân hàng đã mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay kinh tế ngoài quốc doanh, cho vay tư nhân cá thể .

Tình hình cho vay doanh nghiệp quốc doanh và các đơn vị ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng TMCP Công thương Bắc Hà Nội cụ thể như sau:

Bảng 2.3: Dư nợ cho vay phân theo đối tượng vay

Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số Tỷ trọng (%)

Cho vay doanh

nghiệp nhà nước 959 68 999 65 1359 59

Cho vay đơn vị

ngoài quốc doanh 452 32 538 35 945 41

Tổng cộng 1410 100 1537 100 2304 100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng TMCP Công Thương Bắc Hà Nội )

Nhìn chung tỷ trọng cho vay giữa khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sự thay đổi. Cho vay các đơn vị ngoài quốc doanh có xu hướng tăng qua các năm. Sự chuyển biến này là do chi nhánh

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng tmcp công thương bắc hà nội (Trang 31 - 46)