Mở rộng cho vay các doanh nghiệp kinh tế ngoài quốc doanh

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng tmcp công thương bắc hà nội (Trang 71 - 72)

I) Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

3.2.2.4.Mở rộng cho vay các doanh nghiệp kinh tế ngoài quốc doanh

f) Chi phí khác

3.2.2.4.Mở rộng cho vay các doanh nghiệp kinh tế ngoài quốc doanh

Những năm qua, tỷ lệ cho các doanh nghiệp kinh tế ngoài quốc doanh vay tại chi nhánh còn thấp hơn so với tỷ lệ cho các doanh nghiệp nhà nước vay. Năm 2007, tỷ lệ cho các doanh nghiệp kinh tế ngoài quốc doanh vay là 32% tổng dư nợ tín dụng, năm 2008 tỷ lệ này là 35%, và năm 2009 tỷ lệ này tăng lên 41%. Như đã nêu, tỷ lệ cho các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh vay tăng lên chủ yếu là do các doanh nghiệp nhà nước trước đây được cổ phần hoá, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, và được phân loại vào cho vay các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh. Trong khi đó, lãi suất cho các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh vay thường cao hơn mức lãi suất áp dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước., bên cạnh đó các doanh nghiệp kinh tế ngoài quốc doanh thường có tài sản bảo đảm cho khoản tiền vay, nên hiệu quả cho vay trên mỗi đồng vốn cao hơn cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, mở rộng cho vay các doanh nghiệp kinh tế ngoài quốc doanh là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh. Để thực hiện tốt việc mở rộng cho các doanh nghiệp kinh tế ngoài quốc doanh vay, chi nhánh cần phải:

Xem xét để có mức lãi suất và các khoản phí áp dụng bình đẳng so với các doanh nghiệp nhà nước, có tính cạnh tranh cao so với các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Bên cạnh đó chi nhánh còn phải tạo các điều kiện cho vay vốn hấp dẫn và giải quyết hồ sơ vay vốn nhanh chóng.

Tiếp tục mở rộng tiếp thị khách hàng truyền thống và khách hàng mới trên địa bàn. Vì trên địa bàn gần đây có rất nhiều doanh nghiệp mới thành lập, họ sẽ là những khách hàng đầy tiềm năng của ngân hàng.

Định giá tài sản bảo đảm tiền vay một cách chính xác, sát với giá trị thực tế. Khi định giá nên tính tới các yếu tố rủi ro có thể xảy ra., đảm bảo tính hợp pháp và hợp lệ của tài sản nhận bảo đảm. Các tài sản bảo đảm hiện nay, nhất là giá trị quyền sử dụng đất chi nhánh thường xem xét và định giá dựa trên cơ sở tham khảo giá của nhà nước, nhưng mức giá tham khảo này thường thấp hơn rất nhiều so với giá thực tế đang được giao dịch. Nếu tiếp tục định giá như vậy các doanh nghiệp có tài sản đảm bảo sẽ bị thiệt thòi.

3.2.2.5. Tăng cường tìm kiếm khách hàng vay bằng đồng Việt Nam trong điều kiện nguồn vốn huy động ngoại tệ bị hạn chế

Những năm qua, tỷ lệ và số dư nợ cho vay bằng đồng ngoại tệ trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh luôn lớn hơn so với tỷ lệ và số dư huy động vốn bằng ngoại tệ. Do vậy, chi nhánh phải thực hiện nhận điều chuyển vốn bằng ngoại tệ từ ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và phải chi trả lãi điều chuyển vốn nội bộ khá lớn. Trong thời gian tới, song song với công tác huy động vốn, tìm kiếm các nguồn huy động ngoại tệ mới, chi nhánh nên xem xét đẩy mạnh việc cho vay bằng đồng Việt Nam, nâng cao hiệu quả của nguồn vốn huy động là đồng Việt Nam, nâng cao hiệu quả kinh doanh tại chi nhánh.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng tmcp công thương bắc hà nội (Trang 71 - 72)