Đẩy mạnh công tác kiểm tra kiểm soát

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng tmcp công thương bắc hà nội (Trang 74 - 76)

I) Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

3.2.2.8.Đẩy mạnh công tác kiểm tra kiểm soát

f) Chi phí khác

3.2.2.8.Đẩy mạnh công tác kiểm tra kiểm soát

Hoạt động đầu tư và tín dụng là hoạt động mang lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng, nhưng đây cũng là hoạt động phức tạp, có nhiểu rủi ro nhất. Do đó tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát là một trong những yếu tố đem lại sự an toàn, hiệu quả cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần tăng cường kiểm tra kiểm soát nhằm phát hiện những vi phạm, sai sót để có biện pháp xử lý kịp thời.

Kiểm tra kiểm soát cần phải thực hiện ở tất cả các khâu: từ giai đoạn trước khi giải ngân, trong khi giải ngân, và sau khi giải ngân. Định kỳ ngân hàng phải thực hiện kiểm tra khách hàng vay vốn, tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định.

Bên cạnh đó, việc tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ của phòng phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ cũng là đòi hỏi cấp bách để nâng cao chất lượng hoạt động đầu tư và tín dụng. Thông qua việc kiểm tra kiểm soát nội bộ các nghiệp vụ phát sinh tại các phòng ban của chi nhánh, phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ có thể đưa ra các ý kiến giúp các phòng ban nghiệp vụ, trong đó có phòng tín dụng.

3.2.2.9. Tăng cường công tác thu hồi nợ gia hạn, nợ đã xử lí rủi ro

Nợ gia hạn cũng là nguyên nhân làm giảm hiệu quả trong hoạt động đầu tư tín dụng và đồng thời cũng làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng do phải thực hiện trích dự phòng rủi ro tính vào chi phí hoạt động kinh doanh. Và những khoản nợ gia hạn này nếu không được quan tâm theo sát rất có khả năng chuyển sang nợ quá hạn, gây ra khả năng mất vốn cho ngân hàng. Hiện nay, nợ gia hạn tại chi nhánh chiếm hơn 2,5% tổng dư nợ tín dụng.

Chính vì vậy, trong thời gian tới công tác thu hồi nợ gia hạn, nợ đã qua xử lý rủi ro, chi nhánh cần chú ý:

Nên thành lập các tổ thu hồi công nợ đi đến tận công trình xây dựng để kiểm tra, đối chiếu, đôn đốc thu hồi nợ nhằm giảm nợ gia hạn, tránh tình trạng để phát sinh nợ xấu, và thu thêm được nợ đã xử lí rủi ro ngoại bảng.

Giám sát quá trình cổ phần hoá chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp quốc doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp đang có nợ phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nhằm bảo đảm vốn tín dụng của chi nhánh đầu tư cho các doanh nghiệp này không bị thất thoát.

3.2.2.10. Đa dạng hoá và tăng cường thu phí dịch vụ

Trên thực tế, hoạt động ngân hàng vẫn đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, khi nhu cầu đòi hỏi của con nguời ngày càng cao thì việc ngân hàng mở rộng và phát triển các dịch vụ ngân hàng là tất yếu. Khi chi nhánh phát triển dịch vụ ngân hàng không những đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của khách hàng mà còn giúp cho chi nhánh có thêm một khoản thu nhập đáng kể. Đối với những nước phát triển thì thu nhập từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng chiếm từ 70- 80% tổng thu nhâp. Và tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng ngày càng tăng. Điều đó cho thấy việc mở rộng dịch vụ ngân hàng là một xu thế chung của các ngân hàng. Để thực hiện việc này chi nhánh cần chú ý tới:

Một là, mở rộng việc thanh toán không dùng tiền mặt.

Thực hiện tuyên truyền quảng cáo các dịch vụ thanh toán của ngân hàng, thông qua băng dôn, tờ rơi, trên mạng, trên báo,.. Tiếp thị các doanh nghiệp chi trả tiền lương, lương hưu qua hệ thống thẻ ATM của ngân hàng Công thương Việt Nam; Tăng cường phát hành thẻ rút tiền tự động ATM, thẻ thanh toán quốc tế master card , visa card bằng việc giảm hoặc miễn phí phát hành thẻ, gia tăng các dịch vụ của của thẻ.

Các cơ sở hạ tầng, máy móc trang thiết bị kĩ thuật, phương tiện làm việc phục vụ cho việc thanh toán qua ngân hàng phải thường xuyên nâng cấp đổi mới chúng nhằm đáp ứng được nhu cầu thanh toán một cách nhanh nhất, chính xác, an toàn nhất với chi phí thấp nhất để thu hút khách hàng

Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giao dịch đủ năng lực nghiệp vụ, khả năng giao tiếp tốt, tạo sự thoả mãn tối đa cho khách hàng khi giao dịch tại chi nhánh.

Hai là, thực hiện tận thu các loại phí dịch vụ theo biểu phí mà ngân hàng Công thương Việt Nam đã ban hành.

Những năm qua, chi nhánh vẫn chưa thực hiện tốt việc thu một số loại phí ngân hàng như: phí hồ sơ, phí thẩm định, các loại phí liên quan đển việc hợp đồng tín dụng như phí thu xếp vốn, phí trả nợ trước hạn, … các khoản phí này nếu được thực hiện một cách đầy đủ sẽ đem lại một nguồn thu, làm tăng thu phí dịch vụ, nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Ba là, chi nhánh cần phát triển các dịch vụ uỷ thác, dịch vụ Cho thuê két

sắt và các dịch vụ tư vấn theo yêu cầu của khách hàng...các loại hình dịch vụ này

cho tới nay mặc dù vẫn còn tương đối mới mẻ song nhu cầu này không phải là không có. Dịch vụ này không đòi hỏi phải có vốn lớn nhưng đem lại nguồn thu nhập cao .

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng tmcp công thương bắc hà nội (Trang 74 - 76)